DukeLee
Thành viên
- Tham gia
- 7/12/2024
- Bài viết
- 1
Gần giữa trưa. Trời nắng cháy da, cháy thịt. Nó mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, ướt đẫm cả tấm lưng, đang cật lực guồng chân đạp thật nhanh về phía trước.
Bỗng….
-Rầm! A … ! Chết tôi rồi!
Một chiếc xe ô tô trắng đi từ trong ngõ ra đâm sầm vào xe của nó. Nó kêu lên, ngã oạch xuống đất, mặt mày chân tay nó xây xát đầy những máu. May là chiếc ô tô đi còn chậm chứ không chắc nó đã không mở miệng nổi mà hét nữa.
Nó cố gắng gượng dậy, mình nó ê ẩm khắp nơi, hai ban tay run rẩy dựng lại chiếc xe đạp cà tàng. Nhưng chiếc xe gần như gãy làm đôi và không còn đi được nữa, nó vứt xe vào bụi, rồi lại lê lết chạy tiếp, gần như dốc hết sức tàn. Thậm chí nó còn chẳng buồn ngoảnh lại xem người nó vừa tông vào là ai, bởi vì nó hiểu, nếu nó còn đứng chần chừ thêm lúc nữa, có thể nó sẽ không còn cơ hội nhìn thấy ánh mặt trời…
Cách đây chừng hơn một tiếng
Nó đang đạp chiếc xe cào cào cũ rích của nó lượn lờ quanh khu chợ, không cách xa “nhà” nó ( một ngôi miếu đã bỏ hoang) là mấy. Ục … ục… ục. Ngửi thấy mùi thức ăn từ các quán ăn gần đấy bay ra, bụng nó lại reo lên. Cũng đúng thôi, từ tối qua tới giờ, nó đã có gì bỏ vào bụng đâu. Vả lại một đứa “đầu đường xó chợ” như nó, kiếm được miếng ăn đâu phải dễ. “Mình tới đây ngửi mùi thức ăn cho đỡ đói bụng thôi” – đây luôn là cái cớ để khích lệ nó kéo cái xác với cái bụng trống rỗng của nó tới khu chợ. Nhìn đâu nó cũng thấy thèm, thấy muốn ăn. Chẳng phải là nó háu ăn gì cho cam mà là vì nó đang đói , và quả là nó đòi thật. Miệng nó nuốt nước miếng ừng ực, bụng sôi réo, mắt hoa lên nhưng chân vẫn cố đạp những nhịp thật đều.
Mấy bà bán hàng đang ngồi buôn chuyện với nhau,vừa nói ,vừa cười nhưng nhác trông thấy nó da trán đã nhăn lại, hai tay ôm khư khư lấy mẹt hàng, mắt dáo dác nhìn ra đường. Thỉnh thoảng lại đưa mắt cho người nay, người kia, ý bảo “Coi chừng lấy nó”. Họ khinh, họ ghét, họ ghê tởm nó. Hễ nó lảng vảng đến, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con chó đói. Nó là quân ăn cắp.
Chẳng ai biết nó là ai hay quê ở đâu, nó trôi dạt tới cái xứ này từ khi nào. Ban đầu, chả ai rỗi hơi để ý tới nó hay nói với nó một câu. Họ đi qua nó, như đi qua một hòn đá ,hòn sỏi bên đường. Trông nó đến mà gớm: tóc rối bù, dài tới cổ, mặt mày, chân tay đen thui, nhem nhuốc, ước chừng độ tháng nay người nó chẳng có giọt nước nào dính vào. Áo quần nó, thật chẳng khác gì mớ dẻ lau quấn quanh người, chỉ có cái phù hiệu lìa một nửa ra khỏi áo ( hình như là áo đồng phục) cho mọi người biết là trước đây, có vẻ là nó cũng từng được đi học.Sau một thời gian mọi người, nhất là ở khu chợ, đã không còn dám coi lơ nó nữa. Đơn giản là sau khi nó về đây, bọn bán hàng, người mất cái nọ, người mất cái kia. Họ ngờ nó, nhưng không có bằng chứng nên không lam gì được nó. Mỗi khi nó đi qua, nắt họ lại trừng trừng nhìn nó như thể chỉ chờ bắt quả tang nó ăn trộm là sẽ lao tới vồ lấy nó, dần cho nó một trận nên thân.
Tới vòng thứ hai, có vẻ nó không còn giả bộ được nữa. nó đạp khó khăn, bắt đầu thở dốc, mắt không con liếc xung quanh nữa. những người bán hàng cười thầm trong bụng, nhưng mắt vẫn dán chặt vào nó,tay vẫn không rời mẹt hàng .Phen này thì nó trộm bằng mắt!
Nó đói, đói gần kiệt sức, nó toan bỏ cuộc nhưng cái bụng rỗng không của nó chưa cho phép nó nghỉ ngơi nếu chưa kiếm được thứ gì nhét vào để dạ dày làm việc.
Thế là nó lại bắt đầu đạp, tiếp tục tìm kiếm với sự kiên trì và cố gắng của một con thú săn mồi. Nhưng sức nó cũng chỉ tới được đó thôi, tới vòng thứ ba, nó gần như không đạp xe nữa mà để cho xe lúc nghiêng, lúc ngả, cứ thế đẩy lên phía trước. Nhìn nó giống như không còn ý định ăn trộm nữa thật. Hay đúng là nó đã hít đủ mùi thơm nên đã no rồi chăng ? Đúng là có no, nhưng là no về trí tưởng tượng thôi, còn cơ thể nó lả đi rồi. Đến bây giờ, nó đành “ xuống nước” đi làm một việc mà nó biết tỉ lệ thành công gần như bằng không. Nó đi xin ăn. Đầu tiên nó lê tới trước bà bán bánh đa nướng. Nó uể oải chìa tay ra xin bằng những câu văn học thuộc lòng của một tên bợm sành sỏi chứ không cố lấy giọng năn nỉ, thiết tha:
-Cháu cắn cơm, cắn cỏ lạy bà, bà làm phúc cho cháu miếng bánh.
Bà bán bánh bẻ cho nó một miếng rồi quang gánh đi ra chỗ khác. Nó tới trước quầy chị bán bún. Nó chưa kịp giở giọng, chị đã gọi ngay anh chồng ra. Anh chồng đang thái thịt, xách dao tức tốc chạy ra. Nó thấy, nó cũng chạy. Anh thẳng tay giơ dao, chửi đổng:
-Nhà tao không thưa cơm để cho những thứ như mày ăn. Khốn hồn thì đừng quay lại đây lần nữa, không thì đừng có trách.
Nó lại lân la tới trước quán anh bán bánh bèo. Anh thấy nó cũng tội nên ném cho nó nửa cái bánh mì đang ăn giở. Nó vồ lấy, nhai nhồm nhoàm. Anh ta cười:
-Giờ anh cho mày ăn, lát mày đừng có thó cái ví của anh để trả ơn đấy.
Nó nghe, nhe nhởn cười. Gớm! Trông đã ghét chưa. Không biết nó cười anh bán hàng đã quá khinh nó hay nó có ý khác. Nó lại mò tới những nơi khác. Rốt cuộc, họ cũng phải cho nó tí chút gọi là quà để đuổi nó đi nơi khác. Nó ăn được mấy miếng nhưng hãy còn đói lắm. Khốn nỗi, chẳng ai chịu cho nó thêm miếng nào nữa. Nó thất vọng, lên xe đạp đi. Họ tưởng nó đi luôn nhưng ai ngờ đâu “ miếng mỡ béo” lại tự động bay tới trước mặt “con mèo đang đói”
Trong một con hẻm nhỏ sát chợ, có một anh bán bánh mì rong đang ngủ thiếp đi bên chiếc xe đạp. Nó tất nhiên không thể bỏ qua cơ hội này. Nó lập tức bẻ lái rẽ vào, không ai còn để ý tới nó. Chẳng chần chừ , nó bước tới, mở hộp đựng bánh hết sức nhẹ nhàng. Nó lấy một cái bánh mì còn nóng hổi, cắn một miếng lớn, nhai nhồm nhoàm, rồi lại lấy thêm vài ba cái nữa bỏ vào giỏ. Nó sẽ không còn phải đi xin ăn trong vài ba ngày tới với chỗ bánh mì vừa kiếm được. Nhưng không biết ma xui, quỷ khiến gì nó lại nhìn vào túi áo người bán hàng, trong đó lòi ra một cái ví đen đầy những tiền.
Đầu tiên, nó chả quan tâm tới vì trước giờ nó chưa bao giờ ăn cắp tiền. Nó ăn cắp chẳng qua là vì đói mà thôi, mà đói thì lấy cắp đò ăn là dễ dàng và nhanh nhất.
Hơn nữa nó sợ, nó sợ lấy tiền sẽ bị tù mọt gông. Nó biết thế và nó chả dại. Nó quay lưng toan đi, nhưng cái đói làm cho đầu óc nó mù mị hẳn đi. Nó nghĩ lại “ Nếu lấy đồ ăn thì cùng lắm chỉ được hai, ba ngày thôi. Còn lấy tiền thì sao?”. Nó đã quay lại, mắt dán chặt lấy cái ví. Nó lại tiến lên, rõ ràng ma lực của đồng tiền đang hấp dẫn nó. Càng nghĩ tới những lời mắng nhiếc, chửi rủa mà nó phải chịu từ trước tới nay, nó càng bước nhanh hơn. Nó đưa tay ra, nhẹ nhàng rút lấy chiế ví, trót lọt hết. Nhưng “tai ương” bỗng chốc lại giáng xuống đầu nó. Không biết loạng choạng thế nào, nó va vào xe. Chiếc xe bị đổ, hộp rơi ra, mấy cái bánh mi rơi vung vãi. Người bán hàng tỉnh dậy, mắt anh đầu tiên hướng về thùng bánh mì bị rơi tung tóe, rồi dần sang nó, rồi sà xuống, trân trân nhìn vào bàn tay đang bất động của nó, thình lình, anh ta hét to:
-Cướp, cướp, bớ người ta, cướp.
Bọn bán hàng trong chợ nhốn nháo, chạy tứ tung. Mọt người hô:
-Bắt lấy nó.
Nó cắm đầu, cắm cổ đạp xe, phóng nhanh như mũi tên. Nhưng những người đuổi theo phía sau nó càng lúc càng đông
-Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dễ đến cả chục người đang đuổi theo . họ chạy xe máy , xe đạp,có người còn cẩn thận mang theo cả đòn gánh.
(…) Nó lê lết, chạy không nổi. Kìa họ đã đuổi kịp nó. Một ông chạy tới giữ chặt lấy nó. Nó giằng ra nhưng ông ấy khỏe như voi. Hai cánh tay cuồn cuộn quật nó xuống đất
Chạy nữa đi!
Một cái đá và một cái tống vào ngực. Nó méo mặt, khó thở, đành chịu nằm im. Những người đuổi theo phía sau tới giần.Nắm chặt láy nó họ đánh, họ đấm
-Huych! huych! Bốp ! Bốp
-Này chừa này! Ăn cắp này!
Ai cũng phải giã cho cẩn thận để đề phòng lúc nào đó lại phải chạy bở hơi tai bắt nó. Nó lạy, nó van, nó thề là nó không ăn cắp. Nhưng ai tin, dại gì mà tin thằng ăn cắp.Một ông to lớn bỗng nhảy vào, cầm hai chân xốc ngược nó lên.Cái ví tiền rơi ra. Vậy là nó hết chối. Họ càng ghét , túm lại đánh như mưa.
-Đánh chết nó đi!
Nó cũng gần chết thật. Rồi đám đông bỗng lách ra, một chiếc CB250 cùng hai bóng người mặc áo màu cam đi vào.Một ông hất hàm ,cất giọng đanh đanh hỏi đám đông đứng vây quanh:
-Mấy ông, mấy bà làm cái gì vậy?
Ông bán bánh mì, từ trong đám đông lách ra:
-Nó đơm của tôi mấy cái bánh mì, rồi còn thó của cái ví của tôi nữa, mẹ kiếp chứ!
Vừa nói , ông vừa dạng chân đá vào bụng nó cái bốp, nhưng nó chẳng còn có biết đau nữa, người nó mềm như sợi bún.Nó mê lên rồi.
Hai ông xách nó lên , kẹp nó ngồi giữa rồi rồ ga. Đám đông quanh đó vẫn xúm lại, dương hai con mắt về bóng chiếc xe cho tới khi khuất hẳn.Họ đứng im, nghe cả tiếng thở hồng hộc của mấy chú ,mấy bà mà coi bộ, tay chân vẫn còn ngứa ngáy lắm…..
THE END ?
Bỗng….
-Rầm! A … ! Chết tôi rồi!
Một chiếc xe ô tô trắng đi từ trong ngõ ra đâm sầm vào xe của nó. Nó kêu lên, ngã oạch xuống đất, mặt mày chân tay nó xây xát đầy những máu. May là chiếc ô tô đi còn chậm chứ không chắc nó đã không mở miệng nổi mà hét nữa.
Nó cố gắng gượng dậy, mình nó ê ẩm khắp nơi, hai ban tay run rẩy dựng lại chiếc xe đạp cà tàng. Nhưng chiếc xe gần như gãy làm đôi và không còn đi được nữa, nó vứt xe vào bụi, rồi lại lê lết chạy tiếp, gần như dốc hết sức tàn. Thậm chí nó còn chẳng buồn ngoảnh lại xem người nó vừa tông vào là ai, bởi vì nó hiểu, nếu nó còn đứng chần chừ thêm lúc nữa, có thể nó sẽ không còn cơ hội nhìn thấy ánh mặt trời…
Cách đây chừng hơn một tiếng
Nó đang đạp chiếc xe cào cào cũ rích của nó lượn lờ quanh khu chợ, không cách xa “nhà” nó ( một ngôi miếu đã bỏ hoang) là mấy. Ục … ục… ục. Ngửi thấy mùi thức ăn từ các quán ăn gần đấy bay ra, bụng nó lại reo lên. Cũng đúng thôi, từ tối qua tới giờ, nó đã có gì bỏ vào bụng đâu. Vả lại một đứa “đầu đường xó chợ” như nó, kiếm được miếng ăn đâu phải dễ. “Mình tới đây ngửi mùi thức ăn cho đỡ đói bụng thôi” – đây luôn là cái cớ để khích lệ nó kéo cái xác với cái bụng trống rỗng của nó tới khu chợ. Nhìn đâu nó cũng thấy thèm, thấy muốn ăn. Chẳng phải là nó háu ăn gì cho cam mà là vì nó đang đói , và quả là nó đòi thật. Miệng nó nuốt nước miếng ừng ực, bụng sôi réo, mắt hoa lên nhưng chân vẫn cố đạp những nhịp thật đều.
Mấy bà bán hàng đang ngồi buôn chuyện với nhau,vừa nói ,vừa cười nhưng nhác trông thấy nó da trán đã nhăn lại, hai tay ôm khư khư lấy mẹt hàng, mắt dáo dác nhìn ra đường. Thỉnh thoảng lại đưa mắt cho người nay, người kia, ý bảo “Coi chừng lấy nó”. Họ khinh, họ ghét, họ ghê tởm nó. Hễ nó lảng vảng đến, người ta canh, người ta giữ, coi nó như một con chó đói. Nó là quân ăn cắp.
Chẳng ai biết nó là ai hay quê ở đâu, nó trôi dạt tới cái xứ này từ khi nào. Ban đầu, chả ai rỗi hơi để ý tới nó hay nói với nó một câu. Họ đi qua nó, như đi qua một hòn đá ,hòn sỏi bên đường. Trông nó đến mà gớm: tóc rối bù, dài tới cổ, mặt mày, chân tay đen thui, nhem nhuốc, ước chừng độ tháng nay người nó chẳng có giọt nước nào dính vào. Áo quần nó, thật chẳng khác gì mớ dẻ lau quấn quanh người, chỉ có cái phù hiệu lìa một nửa ra khỏi áo ( hình như là áo đồng phục) cho mọi người biết là trước đây, có vẻ là nó cũng từng được đi học.Sau một thời gian mọi người, nhất là ở khu chợ, đã không còn dám coi lơ nó nữa. Đơn giản là sau khi nó về đây, bọn bán hàng, người mất cái nọ, người mất cái kia. Họ ngờ nó, nhưng không có bằng chứng nên không lam gì được nó. Mỗi khi nó đi qua, nắt họ lại trừng trừng nhìn nó như thể chỉ chờ bắt quả tang nó ăn trộm là sẽ lao tới vồ lấy nó, dần cho nó một trận nên thân.
Tới vòng thứ hai, có vẻ nó không còn giả bộ được nữa. nó đạp khó khăn, bắt đầu thở dốc, mắt không con liếc xung quanh nữa. những người bán hàng cười thầm trong bụng, nhưng mắt vẫn dán chặt vào nó,tay vẫn không rời mẹt hàng .Phen này thì nó trộm bằng mắt!
Nó đói, đói gần kiệt sức, nó toan bỏ cuộc nhưng cái bụng rỗng không của nó chưa cho phép nó nghỉ ngơi nếu chưa kiếm được thứ gì nhét vào để dạ dày làm việc.
Thế là nó lại bắt đầu đạp, tiếp tục tìm kiếm với sự kiên trì và cố gắng của một con thú săn mồi. Nhưng sức nó cũng chỉ tới được đó thôi, tới vòng thứ ba, nó gần như không đạp xe nữa mà để cho xe lúc nghiêng, lúc ngả, cứ thế đẩy lên phía trước. Nhìn nó giống như không còn ý định ăn trộm nữa thật. Hay đúng là nó đã hít đủ mùi thơm nên đã no rồi chăng ? Đúng là có no, nhưng là no về trí tưởng tượng thôi, còn cơ thể nó lả đi rồi. Đến bây giờ, nó đành “ xuống nước” đi làm một việc mà nó biết tỉ lệ thành công gần như bằng không. Nó đi xin ăn. Đầu tiên nó lê tới trước bà bán bánh đa nướng. Nó uể oải chìa tay ra xin bằng những câu văn học thuộc lòng của một tên bợm sành sỏi chứ không cố lấy giọng năn nỉ, thiết tha:
-Cháu cắn cơm, cắn cỏ lạy bà, bà làm phúc cho cháu miếng bánh.
Bà bán bánh bẻ cho nó một miếng rồi quang gánh đi ra chỗ khác. Nó tới trước quầy chị bán bún. Nó chưa kịp giở giọng, chị đã gọi ngay anh chồng ra. Anh chồng đang thái thịt, xách dao tức tốc chạy ra. Nó thấy, nó cũng chạy. Anh thẳng tay giơ dao, chửi đổng:
-Nhà tao không thưa cơm để cho những thứ như mày ăn. Khốn hồn thì đừng quay lại đây lần nữa, không thì đừng có trách.
Nó lại lân la tới trước quán anh bán bánh bèo. Anh thấy nó cũng tội nên ném cho nó nửa cái bánh mì đang ăn giở. Nó vồ lấy, nhai nhồm nhoàm. Anh ta cười:
-Giờ anh cho mày ăn, lát mày đừng có thó cái ví của anh để trả ơn đấy.
Nó nghe, nhe nhởn cười. Gớm! Trông đã ghét chưa. Không biết nó cười anh bán hàng đã quá khinh nó hay nó có ý khác. Nó lại mò tới những nơi khác. Rốt cuộc, họ cũng phải cho nó tí chút gọi là quà để đuổi nó đi nơi khác. Nó ăn được mấy miếng nhưng hãy còn đói lắm. Khốn nỗi, chẳng ai chịu cho nó thêm miếng nào nữa. Nó thất vọng, lên xe đạp đi. Họ tưởng nó đi luôn nhưng ai ngờ đâu “ miếng mỡ béo” lại tự động bay tới trước mặt “con mèo đang đói”
Trong một con hẻm nhỏ sát chợ, có một anh bán bánh mì rong đang ngủ thiếp đi bên chiếc xe đạp. Nó tất nhiên không thể bỏ qua cơ hội này. Nó lập tức bẻ lái rẽ vào, không ai còn để ý tới nó. Chẳng chần chừ , nó bước tới, mở hộp đựng bánh hết sức nhẹ nhàng. Nó lấy một cái bánh mì còn nóng hổi, cắn một miếng lớn, nhai nhồm nhoàm, rồi lại lấy thêm vài ba cái nữa bỏ vào giỏ. Nó sẽ không còn phải đi xin ăn trong vài ba ngày tới với chỗ bánh mì vừa kiếm được. Nhưng không biết ma xui, quỷ khiến gì nó lại nhìn vào túi áo người bán hàng, trong đó lòi ra một cái ví đen đầy những tiền.
Đầu tiên, nó chả quan tâm tới vì trước giờ nó chưa bao giờ ăn cắp tiền. Nó ăn cắp chẳng qua là vì đói mà thôi, mà đói thì lấy cắp đò ăn là dễ dàng và nhanh nhất.
Hơn nữa nó sợ, nó sợ lấy tiền sẽ bị tù mọt gông. Nó biết thế và nó chả dại. Nó quay lưng toan đi, nhưng cái đói làm cho đầu óc nó mù mị hẳn đi. Nó nghĩ lại “ Nếu lấy đồ ăn thì cùng lắm chỉ được hai, ba ngày thôi. Còn lấy tiền thì sao?”. Nó đã quay lại, mắt dán chặt lấy cái ví. Nó lại tiến lên, rõ ràng ma lực của đồng tiền đang hấp dẫn nó. Càng nghĩ tới những lời mắng nhiếc, chửi rủa mà nó phải chịu từ trước tới nay, nó càng bước nhanh hơn. Nó đưa tay ra, nhẹ nhàng rút lấy chiế ví, trót lọt hết. Nhưng “tai ương” bỗng chốc lại giáng xuống đầu nó. Không biết loạng choạng thế nào, nó va vào xe. Chiếc xe bị đổ, hộp rơi ra, mấy cái bánh mi rơi vung vãi. Người bán hàng tỉnh dậy, mắt anh đầu tiên hướng về thùng bánh mì bị rơi tung tóe, rồi dần sang nó, rồi sà xuống, trân trân nhìn vào bàn tay đang bất động của nó, thình lình, anh ta hét to:
-Cướp, cướp, bớ người ta, cướp.
Bọn bán hàng trong chợ nhốn nháo, chạy tứ tung. Mọt người hô:
-Bắt lấy nó.
Nó cắm đầu, cắm cổ đạp xe, phóng nhanh như mũi tên. Nhưng những người đuổi theo phía sau nó càng lúc càng đông
-Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dễ đến cả chục người đang đuổi theo . họ chạy xe máy , xe đạp,có người còn cẩn thận mang theo cả đòn gánh.
(…) Nó lê lết, chạy không nổi. Kìa họ đã đuổi kịp nó. Một ông chạy tới giữ chặt lấy nó. Nó giằng ra nhưng ông ấy khỏe như voi. Hai cánh tay cuồn cuộn quật nó xuống đất
Chạy nữa đi!
Một cái đá và một cái tống vào ngực. Nó méo mặt, khó thở, đành chịu nằm im. Những người đuổi theo phía sau tới giần.Nắm chặt láy nó họ đánh, họ đấm
-Huych! huych! Bốp ! Bốp
-Này chừa này! Ăn cắp này!
Ai cũng phải giã cho cẩn thận để đề phòng lúc nào đó lại phải chạy bở hơi tai bắt nó. Nó lạy, nó van, nó thề là nó không ăn cắp. Nhưng ai tin, dại gì mà tin thằng ăn cắp.Một ông to lớn bỗng nhảy vào, cầm hai chân xốc ngược nó lên.Cái ví tiền rơi ra. Vậy là nó hết chối. Họ càng ghét , túm lại đánh như mưa.
-Đánh chết nó đi!
Nó cũng gần chết thật. Rồi đám đông bỗng lách ra, một chiếc CB250 cùng hai bóng người mặc áo màu cam đi vào.Một ông hất hàm ,cất giọng đanh đanh hỏi đám đông đứng vây quanh:
-Mấy ông, mấy bà làm cái gì vậy?
Ông bán bánh mì, từ trong đám đông lách ra:
-Nó đơm của tôi mấy cái bánh mì, rồi còn thó của cái ví của tôi nữa, mẹ kiếp chứ!
Vừa nói , ông vừa dạng chân đá vào bụng nó cái bốp, nhưng nó chẳng còn có biết đau nữa, người nó mềm như sợi bún.Nó mê lên rồi.
Hai ông xách nó lên , kẹp nó ngồi giữa rồi rồ ga. Đám đông quanh đó vẫn xúm lại, dương hai con mắt về bóng chiếc xe cho tới khi khuất hẳn.Họ đứng im, nghe cả tiếng thở hồng hộc của mấy chú ,mấy bà mà coi bộ, tay chân vẫn còn ngứa ngáy lắm…..
THE END ?