- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Năm nay, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không có môn Lịch sử, điều này khiến cho các học sinh khối 12 vui mừng và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Ngày 29/3, Bộ GD – ĐT đã chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Hóa học và Địa lý. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, một số trường trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều biện pháp giúp học sinh ôn tập.Về điểm mới, năm nay không có môn Lịch sử trong số các môn tốt nghiệp, Thanh Nga (THPT Đại Mỗ, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng em nhẹ nhõm vì không thi Lịch sử. Vì môn này vừa dài, vừa khó học thuộc. Trong 6 môn thi tốt nghiệp năm nay em chỉ hơi lo lắng về môn Hóa. Nhưng với những kiến thức cô dạy trên lớp, em tin mình hoàn toàn có thể đủ khả năng đỗ tốt nghiệp”.Về việc tổ chức ôn tập, cô bạn này cũng cho biết: “Trường em đã tổ chức dạy thêm buổi chiều các môn thi tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với từng môn, những bạn nào học yếu sẽ được các cô chuyển lên bàn đầu để kèm cặp nhiều hơn. Ngoài ra, chúng em còn tự tổ chức học nhóm, cùng tìm tài liệu các môn Sinh, Địa”.
Đồng quan điểm, Minh Tuấn (THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định) tâm sự: “Em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi biết không phải thi Lịch sử. Bởi ba môn Văn, Toán, tiếng Anh chúng em đã được ôn tập từ đầu năm học; Hóa, Sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm nên cũng dễ ăn điểm, còn môn Địa lý thì được sử dụng Atlat nên lượng kiến thức cần nhớ sẽ ít hơn là thi Lịch sử”.Thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: “Tâm lý học sinh nào cũng vậy, môn Địa khối lượng kiến thức nhẹ hơn, không dài như Sử; thứ hai quan trọng là được sử dụng Atlat, nếu học sinh biết cách tư duy độc lập và thực hành tốt thì có thể trả lời rất nhiều câu hỏi. Giữa việc phải học thuộc lòng nhiều với việc học ít hơn thì học sinhđương nhiên thích thi Địa hơn”.Cùng quan điểm này, thầy Văn Như Cương cũng cho rằng học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi không phải thi Lịch sử.Nhưng theo thầy Tùng Lâm, chúng ta không nên suy diễn tâm lý vui mừng này củahọc sinh là không yêu nước, yêu Lịch sử mà cần có cái nhìn công bằng và đặt vào thực tế giữa việc môn học nhiều và ít kiến thức, khó và dễ học thì đương nhiên các em phải thích môn dễ hơn.Nhà trường: tăng tiết, tổ chức thi thử tốt nghiệpTrao đổi với chúng tôi về việc tổ chức cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Các học sinh của trường đã được ôn luyện ngay từ đầu năm học. Khi biết được thông tin về 6 môn thi tốt nghiệp, trường cũng chỉ tăng cường mỗi môn 1 tiết”.
Vị hiệu trưởng này cũng cho biết thêm các thầy cô giáo đã chuẩn bị xong đề cương và cho học sinh ôn luyện khá nhiều. Vì vậy, đến gần ngày thi, các em sẽ được kiểm tra lại kiến thức, giải đáp những thắc mắc. Đặc biệt, nhà trường cũng đề nghị gia đình kết hợp để đốc thúc, nhắc nhở các em ôn tập tốt. Còn đối với học sinh cá biệt sẽ phải ôn tập ở trường dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.Thầy Cương tự tin khẳng định: “Chúng tôi không lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp vì các em học cẩn thận, năm nào trường cũng đỗ 100%. Vì vậy, học sinh tập trung vào việc luyện thi đại học nhiều hơn. Vừa qua, trường cũng đã tổ chức thi thử đại học lần 2”.Còn theo chia sẻ của thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nhà trường đã có kế hoạch cụ thể về việc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh khối 12.
Do trường bắt đầu năm học mới từ tháng 8/2012, vì vậy đến thời điểm này, học sinh không bị vướng vào trường hợp vừa phải ôn thi vừa phải chạy chương trình. Đây là điều kiện thuận lợi để các em tập trung vào ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp.Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho biết: “Số giờ của ba môn Sinh, Địa, Hóa đều được tăng lên gấp 4-5 lần so với biên chế cũ. Còn các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thì đã có kế hoạch ôn tập từ đầu năm. Như vậy, học sinh có thể ôn luyện ngay ở trường không cần đi học thêm”.Đặc biệt, các giáo viên của trường cũng đã chuẩn bị tất cả đề cương, trọng tâm, hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến thức cơ bản để có thể tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp.Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh để thống nhất những phương pháp đôn đốc học sinh ôn thi hiệu quả. Cuối tháng 4, nhà trường sẽ có kỳ thi vừa lấy điểm học kỳ, vừa đánh giá vòng thứ nhất trong việc ôn tập, đến giữa tháng 5 sẽ tiếp tục kiểm tra vòng 2.Đối với trường hợp một số học sinh yếu kém, nhà trường cũng đã có kế hoạch kèm cặp riêng. Một biện pháp mà nhiều giáo viên sử dụng đó là việc phân nhóm gồm có cả học sinh khá giỏi và yếu kém để các em kiểm tra lẫn nhau.
Ngày 29/3, Bộ GD – ĐT đã chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Hóa học và Địa lý. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, một số trường trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều biện pháp giúp học sinh ôn tập.Về điểm mới, năm nay không có môn Lịch sử trong số các môn tốt nghiệp, Thanh Nga (THPT Đại Mỗ, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng em nhẹ nhõm vì không thi Lịch sử. Vì môn này vừa dài, vừa khó học thuộc. Trong 6 môn thi tốt nghiệp năm nay em chỉ hơi lo lắng về môn Hóa. Nhưng với những kiến thức cô dạy trên lớp, em tin mình hoàn toàn có thể đủ khả năng đỗ tốt nghiệp”.Về việc tổ chức ôn tập, cô bạn này cũng cho biết: “Trường em đã tổ chức dạy thêm buổi chiều các môn thi tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với từng môn, những bạn nào học yếu sẽ được các cô chuyển lên bàn đầu để kèm cặp nhiều hơn. Ngoài ra, chúng em còn tự tổ chức học nhóm, cùng tìm tài liệu các môn Sinh, Địa”.
Đồng quan điểm, Minh Tuấn (THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định) tâm sự: “Em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi biết không phải thi Lịch sử. Bởi ba môn Văn, Toán, tiếng Anh chúng em đã được ôn tập từ đầu năm học; Hóa, Sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm nên cũng dễ ăn điểm, còn môn Địa lý thì được sử dụng Atlat nên lượng kiến thức cần nhớ sẽ ít hơn là thi Lịch sử”.Thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: “Tâm lý học sinh nào cũng vậy, môn Địa khối lượng kiến thức nhẹ hơn, không dài như Sử; thứ hai quan trọng là được sử dụng Atlat, nếu học sinh biết cách tư duy độc lập và thực hành tốt thì có thể trả lời rất nhiều câu hỏi. Giữa việc phải học thuộc lòng nhiều với việc học ít hơn thì học sinhđương nhiên thích thi Địa hơn”.Cùng quan điểm này, thầy Văn Như Cương cũng cho rằng học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi không phải thi Lịch sử.Nhưng theo thầy Tùng Lâm, chúng ta không nên suy diễn tâm lý vui mừng này củahọc sinh là không yêu nước, yêu Lịch sử mà cần có cái nhìn công bằng và đặt vào thực tế giữa việc môn học nhiều và ít kiến thức, khó và dễ học thì đương nhiên các em phải thích môn dễ hơn.Nhà trường: tăng tiết, tổ chức thi thử tốt nghiệpTrao đổi với chúng tôi về việc tổ chức cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Các học sinh của trường đã được ôn luyện ngay từ đầu năm học. Khi biết được thông tin về 6 môn thi tốt nghiệp, trường cũng chỉ tăng cường mỗi môn 1 tiết”.
|
Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội). (Ảnh: Phạm Thịnh). |
Vị hiệu trưởng này cũng cho biết thêm các thầy cô giáo đã chuẩn bị xong đề cương và cho học sinh ôn luyện khá nhiều. Vì vậy, đến gần ngày thi, các em sẽ được kiểm tra lại kiến thức, giải đáp những thắc mắc. Đặc biệt, nhà trường cũng đề nghị gia đình kết hợp để đốc thúc, nhắc nhở các em ôn tập tốt. Còn đối với học sinh cá biệt sẽ phải ôn tập ở trường dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.Thầy Cương tự tin khẳng định: “Chúng tôi không lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp vì các em học cẩn thận, năm nào trường cũng đỗ 100%. Vì vậy, học sinh tập trung vào việc luyện thi đại học nhiều hơn. Vừa qua, trường cũng đã tổ chức thi thử đại học lần 2”.Còn theo chia sẻ của thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), nhà trường đã có kế hoạch cụ thể về việc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh khối 12.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). |
Do trường bắt đầu năm học mới từ tháng 8/2012, vì vậy đến thời điểm này, học sinh không bị vướng vào trường hợp vừa phải ôn thi vừa phải chạy chương trình. Đây là điều kiện thuận lợi để các em tập trung vào ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp.Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho biết: “Số giờ của ba môn Sinh, Địa, Hóa đều được tăng lên gấp 4-5 lần so với biên chế cũ. Còn các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thì đã có kế hoạch ôn tập từ đầu năm. Như vậy, học sinh có thể ôn luyện ngay ở trường không cần đi học thêm”.Đặc biệt, các giáo viên của trường cũng đã chuẩn bị tất cả đề cương, trọng tâm, hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến thức cơ bản để có thể tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp.Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh để thống nhất những phương pháp đôn đốc học sinh ôn thi hiệu quả. Cuối tháng 4, nhà trường sẽ có kỳ thi vừa lấy điểm học kỳ, vừa đánh giá vòng thứ nhất trong việc ôn tập, đến giữa tháng 5 sẽ tiếp tục kiểm tra vòng 2.Đối với trường hợp một số học sinh yếu kém, nhà trường cũng đã có kế hoạch kèm cặp riêng. Một biện pháp mà nhiều giáo viên sử dụng đó là việc phân nhóm gồm có cả học sinh khá giỏi và yếu kém để các em kiểm tra lẫn nhau.
Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp 2012. |
Không cắt xén chương trình để ôn thi tốt nghiệp Vừa qua, Bộ GD – ĐT đã có văn bản Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 gửi các Sở GD - ĐT. Văn bản nêu rõ các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của các sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học 2012-2013 và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông, tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định. Bên cạnh đó, các Sở GD – ĐT cần phải chỉ đạo các trường THPT thực hiện các giải pháp hiệu quả tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Cụ thể: Các tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập, chủ yếu tập trung vào những kiến thức nằm trong chương trình lớp 12. Đặc biệt, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần phải thống nhất vớihọc sinh và phụ huynh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải. Giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức; chọn, cử giáo viên có khả năng, kinh nghiệm, nhiệt tình để hướng dẫn ôn tập, ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu, vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinhnày nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Tổ chức tập huấn giáo viên Tại tỉnh Nam Định, Sở GD – ĐT vừa ban hành văn bản thông báo về việc tập huấn giáo viên ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, Sinh và Địa lý từ ngày 6-8/4. Cụ thể mỗi trường công lập cử 6 giáo viên (mỗi môn 2 người), ngoài công lập cử 3 giáo viên (mỗi môn 1 người), và đều đang dạy lớp 12 để tham gia lớp tập huấn. Đây là một trong những địa phương có những biện pháp tích cực, cụ thể nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. |
Theo Zing
Hiệu chỉnh bởi quản lý: