seotagalaxy
Thành viên
- Tham gia
- 26/1/2021
- Bài viết
- 0
Những biểu hiện bất thường ở đôi chân có thể cảnh báo cho chúng ta biết nhiều bệnh nghiêm trọng, thậm chí trước cả khi nhận được chẩn đoán chính thức từ bác sĩ.
Móng chân thay đổi màu
Móng chân màu vàng có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Đa số trường hợp, nấm phát triển ở mặt trên hoặc các cạnh bên của móng chân.
Nếu phát hiện những sọc sẫm màu hoặc những mảng tối ở móng chân (không phải do chấn thương), bạn không nên chủ quan và nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu ung thư da.
Bàn chân khô và nứt nẻ
Nhiều người nghĩ rằng, bàn chân khô và nứt nẻ là do bệnh ngoài da. Tuy nhiên, da chân cũng liên quan mật thiết đến nội tiết của cơ thể.
Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, từ đó da trở nên vàng sẫm, da chân bị khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ và các bệnh lý khác.
Tê chân
"Nhiều người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán đầu tiên vì vấn đề về chân", Marlene Reid, chuyên gia về chân tại Illinois (Mỹ), cho biết.
Trải qua cảm giác đau hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là một trong những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.
Ngoài tê, bạn có thể thấy vết loét, vết cắt và vết thương trên đôi chân mà lâu hết. Mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được kiểm soát.
Da lòng bàn chân bị khô và bong ra
Triệu chứng này rất có thể là do tuyến giáp đang gặp vấn đề, đặc biệt là khi các loại kem giữ ẩm không giúp giảm được các triệu chứng.
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, nó có thể ngưng sản xuất ra hoóc môn tuyến giáp, loại hoóc môn điều hòa tốc độ trao đổi chất, huyết áp, sự phát triển của các mô, xương và hệ thống thống thần kinh.
"Tuyến giáp gặp vấn đề sẽ khiến da bị khô nghiêm trọng", Reader's Digest dẫn lời bà Marlene Reid, bác sĩ chuyên về chân ở thành phố Naperville, bang Illinois (Mỹ).
"Khi chúng ta phát hiện chân bị khô, bong ra và dùng kem dưỡng ẩm liên tục vài ngày mà không thuyên giảm thì hãy đến ngay gặp bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp", bà nói thêm.
Chuột rút
Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.
Hiện tượng chuột rút bàn chân xảy ra thường xuyên cũng có thể đi kèm co rút cả phần cẳng chân. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Việc cơ thể thiếu các khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.
Lòng bàn chân nhợt nhạt
Khi lòng bàn chân có biểu hiện nhợt nhạt thì càng cần phải cảnh giác.
Trên bàn chân có những vùng phản chiếu của nhiều cơ quan, thông thường chúng ta có thể nắm bắt phần nào sức khỏe của cơ thể bằng cách quan sát màu sắc của lòng bàn chân.
Gan có nhiệm vụ dự trữ máu, khi lượng máu cung cấp đến chân không đủ cũng chứng tỏ chức năng dự trữ máu của gan bị suy giảm.
Mắt cá sưng
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.
Rụng lông ở ngón chân
Nếu lông trên các ngón chân đột nhiên rụng mà không rõ lý do thì đó có thể đó là dấu hiệu của tình trạng tuần hoàn máu kém, gây ra do bệnh động mạch ngoại biên, theo Reader's Digest.
"Biểu hiện của bệnh là rụng lông ở chân, đỏ ở mắt cá chân và ngón chân, da mỏng hoặc bị khô", bác sĩ phẫu thuật chân Suzanne Fuchs tại Bệnh viện Đại học North Shore (Mỹ) nói.
Khớp ngón chân bị sưng
Đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh gout. Khớp các ngón ở tay và chân, đặc biệt là ở ngón chân cái bị sưng, căng bóng và đau, nhất là vào đêm khuya.
Nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purine, chất có nhiều trong thịt đỏ, cá và rượu bia, sẽ làm tăng a xít uric trong cơ thể.
Thông thường, a xít uric sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng khi quá nhiều, cơ thể không thể bài tiết hết ra ngoài, a xít uric đọng lại ở các khớp, lâu ngày gây ra gout, theo Reader's Digest.
Nguồn: https:/giadinh.net.vn/song-khoe/co-dau-hieu-nay-xuat-hien-o-ban-chan-thi-di-kham-ngay-dung-de-lau-ma-hoi-khong-kip-20210303165610193.htm
Móng chân thay đổi màu
Móng chân màu vàng có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Đa số trường hợp, nấm phát triển ở mặt trên hoặc các cạnh bên của móng chân.
Nếu phát hiện những sọc sẫm màu hoặc những mảng tối ở móng chân (không phải do chấn thương), bạn không nên chủ quan và nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu ung thư da.
Bàn chân khô và nứt nẻ
Nhiều người nghĩ rằng, bàn chân khô và nứt nẻ là do bệnh ngoài da. Tuy nhiên, da chân cũng liên quan mật thiết đến nội tiết của cơ thể.
Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, từ đó da trở nên vàng sẫm, da chân bị khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ và các bệnh lý khác.
Tê chân
"Nhiều người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán đầu tiên vì vấn đề về chân", Marlene Reid, chuyên gia về chân tại Illinois (Mỹ), cho biết.
Trải qua cảm giác đau hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là một trong những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.
Ngoài tê, bạn có thể thấy vết loét, vết cắt và vết thương trên đôi chân mà lâu hết. Mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được kiểm soát.
Da lòng bàn chân bị khô và bong ra
Triệu chứng này rất có thể là do tuyến giáp đang gặp vấn đề, đặc biệt là khi các loại kem giữ ẩm không giúp giảm được các triệu chứng.
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, nó có thể ngưng sản xuất ra hoóc môn tuyến giáp, loại hoóc môn điều hòa tốc độ trao đổi chất, huyết áp, sự phát triển của các mô, xương và hệ thống thống thần kinh.
"Tuyến giáp gặp vấn đề sẽ khiến da bị khô nghiêm trọng", Reader's Digest dẫn lời bà Marlene Reid, bác sĩ chuyên về chân ở thành phố Naperville, bang Illinois (Mỹ).
"Khi chúng ta phát hiện chân bị khô, bong ra và dùng kem dưỡng ẩm liên tục vài ngày mà không thuyên giảm thì hãy đến ngay gặp bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp", bà nói thêm.
Chuột rút
Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.
Hiện tượng chuột rút bàn chân xảy ra thường xuyên cũng có thể đi kèm co rút cả phần cẳng chân. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Việc cơ thể thiếu các khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.
Lòng bàn chân nhợt nhạt
Khi lòng bàn chân có biểu hiện nhợt nhạt thì càng cần phải cảnh giác.
Trên bàn chân có những vùng phản chiếu của nhiều cơ quan, thông thường chúng ta có thể nắm bắt phần nào sức khỏe của cơ thể bằng cách quan sát màu sắc của lòng bàn chân.
Gan có nhiệm vụ dự trữ máu, khi lượng máu cung cấp đến chân không đủ cũng chứng tỏ chức năng dự trữ máu của gan bị suy giảm.
Mắt cá sưng
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.
Rụng lông ở ngón chân
Nếu lông trên các ngón chân đột nhiên rụng mà không rõ lý do thì đó có thể đó là dấu hiệu của tình trạng tuần hoàn máu kém, gây ra do bệnh động mạch ngoại biên, theo Reader's Digest.
"Biểu hiện của bệnh là rụng lông ở chân, đỏ ở mắt cá chân và ngón chân, da mỏng hoặc bị khô", bác sĩ phẫu thuật chân Suzanne Fuchs tại Bệnh viện Đại học North Shore (Mỹ) nói.
Khớp ngón chân bị sưng
Đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh gout. Khớp các ngón ở tay và chân, đặc biệt là ở ngón chân cái bị sưng, căng bóng và đau, nhất là vào đêm khuya.
Nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purine, chất có nhiều trong thịt đỏ, cá và rượu bia, sẽ làm tăng a xít uric trong cơ thể.
Thông thường, a xít uric sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng khi quá nhiều, cơ thể không thể bài tiết hết ra ngoài, a xít uric đọng lại ở các khớp, lâu ngày gây ra gout, theo Reader's Digest.
Nguồn: https:/giadinh.net.vn/song-khoe/co-dau-hieu-nay-xuat-hien-o-ban-chan-thi-di-kham-ngay-dung-de-lau-ma-hoi-khong-kip-20210303165610193.htm