- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Cố gắng tránh thất bại và nếu có gặp thất bại chúng ta phải đủ can đảm nhìn nhận, tìm lấy ở đó những kinh nghiệm để tạo lấy thành công trong tương lai, “Thất bại là mẹ thành công”, chúng ta thường được nghe như vậy!
Nhưng như thế chưa đủ, cố tránh thất bại là chuyện kế hoạch cho tương lai, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Biết chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm là điều cần thiết và đòi hỏi sự can đảm, nhưng lại là chuyện đã rồi.
Vì thế, người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.
Dù bạn thành công hay thất bại, sẽ không có ai làm được điều này cho bạn, ngoại trừ chính bạn. Chỉ có bạn là người nắm giữ chìa khóa của đời bạn. Lựa chọn là ở nơi bạn. Thái độ sống tích cực sẽ quyết định cho hạnh phúc và thành công của cuộc đời bạn.
Khi bạn là học sinh, nhận được một điểm số mà bạn cho là không công bằng, thì đừng ngồi khóc và buồn bã hoặc chấp nhận để rút kinh nghiệm! – Có gì mà rút kinh nghiệm? Bạn hãy mạnh dạn đi tìm thầy cô để cùng xem xét lại điểm số này. Tự tin, không e dè và ngang bướng là chuyện hoàn toàn khác nhau.
Khi bạn là một nhân viên kỳ cựu và làm việc rất tốt. Có người mới vào làm, lại được cất nhắc vào một vị trí tốt hơn, vị trí mà bạn đang mong muốn. Bạn cố tìm nhược điểm của người mới? kêu ca phân trần với bạn bè về sự bất công? Nghi ngờ mình sắp bị đuổi việc? Thái độ như vậy chỉ làm bạn thêm uể oải, chán nản. “Thất bại là mẹ của thành công” ư? Bạn tự ru ngũ mình với thái độ tiêu cực rồi. Không dễ dàng chấp nhận thất bại, tại sao bạn không: Tiếp tục học hỏi để nâng cao hiệu quả, làm việc siêng năng và trực tiếp hỏi tại sao người mới đến lại được nhận công việc đó? Nếu cần, hãy bắt đầu tìm một công việc khác, không sợ hãi. Can đảm chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm đôi khi chỉ là cách nói của sự nhút nhát trá hình mà thôi.
Nếu bạn là một nhân viên phục vụ nhà hàng ăn uống. Khi nhận thấy chiếc khay thức ăn trên tay nghiêng ngã sắp rơi, vận dụng chút sức lực còn lại, bạn cố lái chiếc khay rớt xuống đất hay chổ nào không có khách, phải thế không? Trường hợp nếu khách quá đông thì sao? Thì thà rớt vào người lớn, nam giới chứ không để rớt vào phụ nữ, trẻ em. Vạn bất đắc dĩ, thì để rớt vào người chứ không đổ lên đầu họ.
Không dễ dàng chấp nhận thất bại, cho dù là thất bại trước mắt không thể tránh khỏi, thì cũng phải ứng biến. Không xoay chuyển được tình thế hoàn toàn thì cũng phải chọn phương thức đỡ tổn hại nhất.
Không cam tâm dễ dàng chịu thất bại, còn nước còn tát, chiến đấu đến cùng, bạn sẽ đạt được điều gì mà bạn tìm kiếm.
“Tội lỗi thật sự duy nhất trên đời này là sự không biết đấu tranh, không nhận biết được hết cái bản năng tự nhiên của con người” (Nhà văn Charles McCape).
Nhưng như thế chưa đủ, cố tránh thất bại là chuyện kế hoạch cho tương lai, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Biết chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm là điều cần thiết và đòi hỏi sự can đảm, nhưng lại là chuyện đã rồi.
Vì thế, người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.
Dù bạn thành công hay thất bại, sẽ không có ai làm được điều này cho bạn, ngoại trừ chính bạn. Chỉ có bạn là người nắm giữ chìa khóa của đời bạn. Lựa chọn là ở nơi bạn. Thái độ sống tích cực sẽ quyết định cho hạnh phúc và thành công của cuộc đời bạn.
Khi bạn là học sinh, nhận được một điểm số mà bạn cho là không công bằng, thì đừng ngồi khóc và buồn bã hoặc chấp nhận để rút kinh nghiệm! – Có gì mà rút kinh nghiệm? Bạn hãy mạnh dạn đi tìm thầy cô để cùng xem xét lại điểm số này. Tự tin, không e dè và ngang bướng là chuyện hoàn toàn khác nhau.
Khi bạn là một nhân viên kỳ cựu và làm việc rất tốt. Có người mới vào làm, lại được cất nhắc vào một vị trí tốt hơn, vị trí mà bạn đang mong muốn. Bạn cố tìm nhược điểm của người mới? kêu ca phân trần với bạn bè về sự bất công? Nghi ngờ mình sắp bị đuổi việc? Thái độ như vậy chỉ làm bạn thêm uể oải, chán nản. “Thất bại là mẹ của thành công” ư? Bạn tự ru ngũ mình với thái độ tiêu cực rồi. Không dễ dàng chấp nhận thất bại, tại sao bạn không: Tiếp tục học hỏi để nâng cao hiệu quả, làm việc siêng năng và trực tiếp hỏi tại sao người mới đến lại được nhận công việc đó? Nếu cần, hãy bắt đầu tìm một công việc khác, không sợ hãi. Can đảm chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm đôi khi chỉ là cách nói của sự nhút nhát trá hình mà thôi.
Nếu bạn là một nhân viên phục vụ nhà hàng ăn uống. Khi nhận thấy chiếc khay thức ăn trên tay nghiêng ngã sắp rơi, vận dụng chút sức lực còn lại, bạn cố lái chiếc khay rớt xuống đất hay chổ nào không có khách, phải thế không? Trường hợp nếu khách quá đông thì sao? Thì thà rớt vào người lớn, nam giới chứ không để rớt vào phụ nữ, trẻ em. Vạn bất đắc dĩ, thì để rớt vào người chứ không đổ lên đầu họ.
Không dễ dàng chấp nhận thất bại, cho dù là thất bại trước mắt không thể tránh khỏi, thì cũng phải ứng biến. Không xoay chuyển được tình thế hoàn toàn thì cũng phải chọn phương thức đỡ tổn hại nhất.
Không cam tâm dễ dàng chịu thất bại, còn nước còn tát, chiến đấu đến cùng, bạn sẽ đạt được điều gì mà bạn tìm kiếm.
“Tội lỗi thật sự duy nhất trên đời này là sự không biết đấu tranh, không nhận biết được hết cái bản năng tự nhiên của con người” (Nhà văn Charles McCape).
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất! Chào thân ái.
Văn Gia Kỳ.