Tano0101
Thành viên
- Tham gia
- 12/10/2022
- Bài viết
- 11
Có những người hơn nửa cuộc đời sống rất đàng hoàng, đóng góp cống hiến cho xã hội, đến cuối đời họ có một cuộc sống ổn định, cho đến ngày chết mới giật mình vì hết sạch phước, không còn chút nào.
Vì sao vậy, vì từ khi họ nghĩ rằng đã hoàn thành bổn phận đối với xã hội, họ không còn cái tâm cống hiến, không còn làm điều gì có lợi cho đời nữa, cứ việc sống an nhàn qua ngày.
Nhưng đâu biết rằng mỗi một phần ăn, mỗi một sự thụ hưởng của mình đều trừ dần vào cái phước, cho đến ngày chết thì phước cũng hết, cho nên sang kiếp sau phải đầu thai vào gia đình nghèo khó.
Chỉ những người có đạo đức, biết nhân quả tội phước, biết Phật Pháp thì mới biết sợ điều này, không bao giờ dám để một ngày trôi qua uổng phí, ngày nào cũng tìm việc phước mà làm. Nếu làm việc ở cơ quan nhà nước thì cống hiến tận tụy, còn nếu làm việc cho tư nhân thì luôn tìm cách đóng góp vào những việc từ thiện nho nhỏ bằng chính tiền của mình, vì biết rằng công việc kinh doanh của mình chưa chắc tạo ra phước.
Người có trí tuệ thì tính được cái tội - phước của mình hàng ngày cực kỳ tinh tế khắt khe. Nên những vị chân tu, nhất là những Hòa thượng tu hành lâu năm, đời sống hết sức đạo hạnh là những người cẩn trọng điều tội phước nhất. Dù các vị được mọi người cung kính lễ bái, không cần làm gì nhiều vẫn được cúng dường chu đáo, nhưng trong tâm các vị luôn dè dặt đong đếm tội phước mỗi ngày. Các vị đếm từng hạt cơm mình ăn, xem ngày hôm nay mình ăn bao nhiêu cơm, uống bao nhiêu nước, đã làm gì có lợi cho đời hay chưa.
Trích sách: Tu là đi ngược dòng đời - trang 14, 15 - TT. TS Thích Chân Quang.
Vì sao vậy, vì từ khi họ nghĩ rằng đã hoàn thành bổn phận đối với xã hội, họ không còn cái tâm cống hiến, không còn làm điều gì có lợi cho đời nữa, cứ việc sống an nhàn qua ngày.
Nhưng đâu biết rằng mỗi một phần ăn, mỗi một sự thụ hưởng của mình đều trừ dần vào cái phước, cho đến ngày chết thì phước cũng hết, cho nên sang kiếp sau phải đầu thai vào gia đình nghèo khó.
Chỉ những người có đạo đức, biết nhân quả tội phước, biết Phật Pháp thì mới biết sợ điều này, không bao giờ dám để một ngày trôi qua uổng phí, ngày nào cũng tìm việc phước mà làm. Nếu làm việc ở cơ quan nhà nước thì cống hiến tận tụy, còn nếu làm việc cho tư nhân thì luôn tìm cách đóng góp vào những việc từ thiện nho nhỏ bằng chính tiền của mình, vì biết rằng công việc kinh doanh của mình chưa chắc tạo ra phước.
Người có trí tuệ thì tính được cái tội - phước của mình hàng ngày cực kỳ tinh tế khắt khe. Nên những vị chân tu, nhất là những Hòa thượng tu hành lâu năm, đời sống hết sức đạo hạnh là những người cẩn trọng điều tội phước nhất. Dù các vị được mọi người cung kính lễ bái, không cần làm gì nhiều vẫn được cúng dường chu đáo, nhưng trong tâm các vị luôn dè dặt đong đếm tội phước mỗi ngày. Các vị đếm từng hạt cơm mình ăn, xem ngày hôm nay mình ăn bao nhiêu cơm, uống bao nhiêu nước, đã làm gì có lợi cho đời hay chưa.
Trích sách: Tu là đi ngược dòng đời - trang 14, 15 - TT. TS Thích Chân Quang.