- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thỏa thuận 5 triệu cho tất cả chi phí, đến khi dọn đồ My lại bị chủ nhà lật lọng tăng thêm đủ thứ tiền.
Vấn đề trọ học luôn luôn là “chuyện muôn thưở” đối với các sinh viên xa nhà, đặc biệt là các tân sinh viên. Khi cầm giấy báo đậu đại học trên tay, không ít sinh viên vừa mừng vừa lo khi các bạn phải xa gia đình để bước vào một cuộc sống tự lập, đầy khó khăn và thử thách.
Chủ nhà thỏa thuận mập mờ
Nguyễn Ngọc My ( Đại học Kinh tế TP.HCM) sinh ra trong gia đình có ba chị em, My là con thứ hai. Năm nay, em gái của My vừa trúng tuyển vào trường đại học Ngoại Thương CS2 TP.HCM, chính vì vậy, My và chị cả buộc phải chuyển sang nhà trọ mới vì chỗ ở cũ ở Q.Bình Thạnh quá chật hẹp và bất tiện đường sá.
Theo thông tin tìm được trên mạng, My thuê được nhà trọ ở đường Bà Lê Chân, Q.1 và khá hài lòng với nơi này vì chỗ ở rộng rãi, thuận tiện, sạch sẽ và giá cả cũng phải chăng với 5.000.000 đồng/tháng khi thuê nhà nguyên căn.
Góc phố có nhiều nhà trọ sinh viên (Ảnh minh họa)
Ban đầu, theo thỏa thuận, 5.000.000 đồng/tháng là chi phí tổng các khoản cả tiền wi-fi, điện, nước,…Tuy nhiên, một tuần sau khi bắt đầu chuyển đồ đạc, chủ nhà trọ lại bắt đầu… lật lọng. Số tiền 5.000.000 đồng chỉ là tiền nhà, và các chi phí dịch vụ điện, nước… sẽ chỉ được miễn trong 3 tháng đầu mà thôi. Trong khi đó, My biết được tiền nước một tháng của một người lên đến 100.000 đồng, tiền điện thì cũng vài trăm nữa.
Lúc ấy, My mới tá hỏa khi đồ đạc đã chuyển gần xong đến nơi ở mới. My bức xúc: “Ở Sài Gòn ba năm rồi mà mình vẫn chưa lường hết được thói lật lọng của một số chủ nhà trọ. Bây giờ đồ đạc đã chuyển xong, chị em mình lại quá bận bịu với công việc và học tập nên cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa. Thôi thì, đành ngậm ngùi kí hợp đồng cho qua vậy!”.
Những xóm trọ không an toàn
Tìm phòng trọ đã khó, giá cả leo thang, chưa kể các chi phí phát sinh vô lý, thái độ lật lọng của chủ nhà trọ là một trong những nguyên nhân khiến các sinh viên “đau đầu”. Ngọc Hân (tân sinh viên ĐH Ngoại Thương) quê ở Bình Định. Là con cả trong gia đình, lại ít có điều kiện đi lại, chỉ chuyên tâm học tập nên với Hân, Sài Gòn là một nơi hoàn toàn mới mẻ. Hân thuê được căn nhà trọ khoảng 15m2 trên đường Đinh Bộ Lĩnh ở Q. Bình Thạnh. Giá cả 2.500.000/tháng, tính khí chủ nhà lại còn “có vẻ” tốt bụng nữa.
Thế nhưng, chỉ sau một tuần ở trọ, Hân đã cảm thấy nản vì an ninh trật tự ở khu này không được như “quảng cáo”. Chỉ sau một lần đi ăn sáng mà bỏ quên chiếc xe đạp cũ ở ngoài nó đã “không cánh mà bay”. Hân ấm ức: “Kể từ đó, mỗi lần đi ra khỏi nhà là mình mang hết tất cả những thứ giá trị như laptop, máy ảnh… đi cho an tâm, dù biết cũng không phải là an toàn cho lắm nhưng mình chẳng thể nào làm khác được”.
Ở ghép mất bạn như chơi
Phạm Như (Học viện Hàng Không TP.HCM) “may mắn” thuê được một phòng trọ giá rẻ ở Q. Tân Bình. Trước giờ Như vốn rất thân với Chi, cô bạn học cùng lớp từ hồi cấp ba. Muốn có bạn ở chung để san sẻ bớt về tài chính nên Nhi rủ Chi về ở cùng vì hai đứa “thân nhau như chị em”. Thế nhưng, chỉ sau 3 tháng ngắn ngủi, Như đã không thể chịu đựng được nữa vì tính khí của Chi:“Đúng là cuộc đời không thể nói trước được điều gì. Mình không ngờ Chi lại thay đổi nhanh đến vậy. Cô ấy sống tính tình “tiểu thư lừa biếng”, sống bừa bãi, lộn xộn, thường xuyên đi chơi về khuya sau giờ học, đã thế bây giờ lại còn nghỉ học càng ngày càng nhiều. Có lần mình bảo Chi là nên sắp xếp công việc nhà thay phiên nhau, cô ấy đồng ý nhưng chưa bao giờ làm cả…”.
Các sinh viên, tân sinh viên sở dĩ hay cho người ở ghép chung là bạn bè thân thiết vì tâm lí sợ mất đồ đạc, sợ không hợp tính nhau, hay “Vì quen lâu rồi nên dễ dàng trao đổi” nhưng thực tế mọi thứ lại không được như vậy. Đôi khi, có nhiều bạn lại đánh mất đi người bạn thân thiết nhất của mình chỉ vì tính toán và đa nghi quá mức. Như Duy (sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM) và An – cậu bạn cùng lớp, cùng phòng kiêm cùng trường của mình đã kết thúc tình bạn đẹp ba năm trung học chỉ sau một tháng ở ghép.
An tuy học giỏi nhưng lại rất nghiện game, đã có lần An nghỉ học trên lớp và nợ môn vì quá mê chơi game. Đã nhiều lần Duy khuyên bảo An nhưng An vẫn “chứng nào tật nấy”. Trong một lần ngủ trưa, Duy phát hiện mình bị mất chiếc điện thoại, mọi nghi ngờ đều đổ ập lên vai An với. Cãi vã một hồi, An quyết định chuyển sang nơi ở khác, tình bạn lâu dài của cả hai cũng không còn nữa. Chỉ đến khi Duy sang nhà chủ nhà trọ ở bên cạnh để nộp tiền nhà cuối tháng, Duy mới thẫn thờ khi thấy chiếc điện thoại cảm ứng của mình nằm chiễm chệ trên bàn làm việc của “ông chủ”.
Tham khảo ý kiến của các anh chị tình nguyện viên khi đi tìm nhà là một cách khá an toàn
Bạn thấy đấy, hiện nay, tìm được một nhà trọ để trọ học không quá khó, nhưng để ở lâu dài và thật sự thoải mái lại là một vấn đề nan giải. Đừng vì tâm lí ham rẻ, “ở chung cho vui” hay nghe lời đường mật mà phải trả giá đắt cho cuộc sống của mình. Hãy luôn tỉnh táo, tham khảo các “bậc tiền bối” đi trước để có một sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình trong suốt khoảng thời gian trọ học, nhất là đối với những bạn tân sinh viên xa nhà.
Vấn đề trọ học luôn luôn là “chuyện muôn thưở” đối với các sinh viên xa nhà, đặc biệt là các tân sinh viên. Khi cầm giấy báo đậu đại học trên tay, không ít sinh viên vừa mừng vừa lo khi các bạn phải xa gia đình để bước vào một cuộc sống tự lập, đầy khó khăn và thử thách.
Chủ nhà thỏa thuận mập mờ
Nguyễn Ngọc My ( Đại học Kinh tế TP.HCM) sinh ra trong gia đình có ba chị em, My là con thứ hai. Năm nay, em gái của My vừa trúng tuyển vào trường đại học Ngoại Thương CS2 TP.HCM, chính vì vậy, My và chị cả buộc phải chuyển sang nhà trọ mới vì chỗ ở cũ ở Q.Bình Thạnh quá chật hẹp và bất tiện đường sá.
Theo thông tin tìm được trên mạng, My thuê được nhà trọ ở đường Bà Lê Chân, Q.1 và khá hài lòng với nơi này vì chỗ ở rộng rãi, thuận tiện, sạch sẽ và giá cả cũng phải chăng với 5.000.000 đồng/tháng khi thuê nhà nguyên căn.
Góc phố có nhiều nhà trọ sinh viên (Ảnh minh họa)
Lúc ấy, My mới tá hỏa khi đồ đạc đã chuyển gần xong đến nơi ở mới. My bức xúc: “Ở Sài Gòn ba năm rồi mà mình vẫn chưa lường hết được thói lật lọng của một số chủ nhà trọ. Bây giờ đồ đạc đã chuyển xong, chị em mình lại quá bận bịu với công việc và học tập nên cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa. Thôi thì, đành ngậm ngùi kí hợp đồng cho qua vậy!”.
Những xóm trọ không an toàn
Tìm phòng trọ đã khó, giá cả leo thang, chưa kể các chi phí phát sinh vô lý, thái độ lật lọng của chủ nhà trọ là một trong những nguyên nhân khiến các sinh viên “đau đầu”. Ngọc Hân (tân sinh viên ĐH Ngoại Thương) quê ở Bình Định. Là con cả trong gia đình, lại ít có điều kiện đi lại, chỉ chuyên tâm học tập nên với Hân, Sài Gòn là một nơi hoàn toàn mới mẻ. Hân thuê được căn nhà trọ khoảng 15m2 trên đường Đinh Bộ Lĩnh ở Q. Bình Thạnh. Giá cả 2.500.000/tháng, tính khí chủ nhà lại còn “có vẻ” tốt bụng nữa.
Thế nhưng, chỉ sau một tuần ở trọ, Hân đã cảm thấy nản vì an ninh trật tự ở khu này không được như “quảng cáo”. Chỉ sau một lần đi ăn sáng mà bỏ quên chiếc xe đạp cũ ở ngoài nó đã “không cánh mà bay”. Hân ấm ức: “Kể từ đó, mỗi lần đi ra khỏi nhà là mình mang hết tất cả những thứ giá trị như laptop, máy ảnh… đi cho an tâm, dù biết cũng không phải là an toàn cho lắm nhưng mình chẳng thể nào làm khác được”.
Ở ghép mất bạn như chơi
Phạm Như (Học viện Hàng Không TP.HCM) “may mắn” thuê được một phòng trọ giá rẻ ở Q. Tân Bình. Trước giờ Như vốn rất thân với Chi, cô bạn học cùng lớp từ hồi cấp ba. Muốn có bạn ở chung để san sẻ bớt về tài chính nên Nhi rủ Chi về ở cùng vì hai đứa “thân nhau như chị em”. Thế nhưng, chỉ sau 3 tháng ngắn ngủi, Như đã không thể chịu đựng được nữa vì tính khí của Chi:“Đúng là cuộc đời không thể nói trước được điều gì. Mình không ngờ Chi lại thay đổi nhanh đến vậy. Cô ấy sống tính tình “tiểu thư lừa biếng”, sống bừa bãi, lộn xộn, thường xuyên đi chơi về khuya sau giờ học, đã thế bây giờ lại còn nghỉ học càng ngày càng nhiều. Có lần mình bảo Chi là nên sắp xếp công việc nhà thay phiên nhau, cô ấy đồng ý nhưng chưa bao giờ làm cả…”.
Các sinh viên, tân sinh viên sở dĩ hay cho người ở ghép chung là bạn bè thân thiết vì tâm lí sợ mất đồ đạc, sợ không hợp tính nhau, hay “Vì quen lâu rồi nên dễ dàng trao đổi” nhưng thực tế mọi thứ lại không được như vậy. Đôi khi, có nhiều bạn lại đánh mất đi người bạn thân thiết nhất của mình chỉ vì tính toán và đa nghi quá mức. Như Duy (sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM) và An – cậu bạn cùng lớp, cùng phòng kiêm cùng trường của mình đã kết thúc tình bạn đẹp ba năm trung học chỉ sau một tháng ở ghép.
An tuy học giỏi nhưng lại rất nghiện game, đã có lần An nghỉ học trên lớp và nợ môn vì quá mê chơi game. Đã nhiều lần Duy khuyên bảo An nhưng An vẫn “chứng nào tật nấy”. Trong một lần ngủ trưa, Duy phát hiện mình bị mất chiếc điện thoại, mọi nghi ngờ đều đổ ập lên vai An với. Cãi vã một hồi, An quyết định chuyển sang nơi ở khác, tình bạn lâu dài của cả hai cũng không còn nữa. Chỉ đến khi Duy sang nhà chủ nhà trọ ở bên cạnh để nộp tiền nhà cuối tháng, Duy mới thẫn thờ khi thấy chiếc điện thoại cảm ứng của mình nằm chiễm chệ trên bàn làm việc của “ông chủ”.
Tham khảo ý kiến của các anh chị tình nguyện viên khi đi tìm nhà là một cách khá an toàn
Bạn thấy đấy, hiện nay, tìm được một nhà trọ để trọ học không quá khó, nhưng để ở lâu dài và thật sự thoải mái lại là một vấn đề nan giải. Đừng vì tâm lí ham rẻ, “ở chung cho vui” hay nghe lời đường mật mà phải trả giá đắt cho cuộc sống của mình. Hãy luôn tỉnh táo, tham khảo các “bậc tiền bối” đi trước để có một sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình trong suốt khoảng thời gian trọ học, nhất là đối với những bạn tân sinh viên xa nhà.
Theo Tiin