- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Chứng bệnh "hơi thở có mùi" kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý XX đấy!
Chào bác sĩ,
Năm nay em 15 tuổi và là nữ. Hiện em đang gặp phải một vấn đề rất khó chịu. Đó là miệng em có mùi rất hôi mặc dù em luôn vệ sinh răng miệng đầy đủ và sạch sẽ. Đặc biệt khi em đói bụng thì mùi hôi càng bốc lên từ họng nồng nặc, chỉ đến lúc đang ăn hoặc ăn xong thì mùi này mới dịu bớt. Em bị như vậy đã gần 5 năm, nó làm em trở thành một cô bé trầm cảm, ngại giao tiếp và rất tự ti. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì liên quan đến đường tiêu hóa không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (lovel...@gmail.com).
Trả lời:
Chào em,
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi khó chịu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người mạnh khỏe. Nó có thể không phải bệnh tật gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống với tác dụng tâm lý tiêu cực.
Rất đáng tiếc vì những gì em mô tả trong thư còn quá chung chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng của em.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Mèo có thể em đã gặp phải một trong số những vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không đúng cách gây xuất hiện mùi hôi từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng.
- Bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng phổi, viêm xoang, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
- Có rối loạn về sự co bóp của dạ dày, cụ thể: thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo ở lâu trong dạ dày bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ợ.
- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng. Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.
- Nguyên nhân tâm lý: nhiều người quá chú tâm tới ngoại hình, có ảo tưởng cơ thể mình phát tiết ra mùi khó chịu. Vì vậy mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể miệng mình hôi. Trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh về tâm thần như trầm cảm.
- Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
- Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.
Để điều trị chứng hôi miệng thì em có thể chỉ cần áp dụng theo các phương thức khá đơn giản sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách đã có thể giảm hôi miệng từ 30% - 90%. Cụ thể: phải đánh răng sau khi ăn, chú ý chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Ngoài ra cần dùng thêm chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
- Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng: tỏi, hành...
- Ăn nhiều trái cây, rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh.
- Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất 6 tháng/lần để lấy các mảng bám mà khi đánh răng không sạch hết được.
- Sử dụng nước xúc miệng vào buổi tối vì đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Chọn loại nước xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Tuy vậy, bác sĩ Mèo vẫn khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh và loại trừ các nguy cơ tiềm tàng đe dọa sức khỏe toàn thân.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Chào bác sĩ,
Năm nay em 15 tuổi và là nữ. Hiện em đang gặp phải một vấn đề rất khó chịu. Đó là miệng em có mùi rất hôi mặc dù em luôn vệ sinh răng miệng đầy đủ và sạch sẽ. Đặc biệt khi em đói bụng thì mùi hôi càng bốc lên từ họng nồng nặc, chỉ đến lúc đang ăn hoặc ăn xong thì mùi này mới dịu bớt. Em bị như vậy đã gần 5 năm, nó làm em trở thành một cô bé trầm cảm, ngại giao tiếp và rất tự ti. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì liên quan đến đường tiêu hóa không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (lovel...@gmail.com).
Chào em,
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi khó chịu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người mạnh khỏe. Nó có thể không phải bệnh tật gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống với tác dụng tâm lý tiêu cực.
Rất đáng tiếc vì những gì em mô tả trong thư còn quá chung chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng của em.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Mèo có thể em đã gặp phải một trong số những vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không đúng cách gây xuất hiện mùi hôi từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng.
- Bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng phổi, viêm xoang, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.
- Có rối loạn về sự co bóp của dạ dày, cụ thể: thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo ở lâu trong dạ dày bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ợ.
- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng. Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.
- Nguyên nhân tâm lý: nhiều người quá chú tâm tới ngoại hình, có ảo tưởng cơ thể mình phát tiết ra mùi khó chịu. Vì vậy mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể miệng mình hôi. Trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh về tâm thần như trầm cảm.
- Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.
- Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.
Để điều trị chứng hôi miệng thì em có thể chỉ cần áp dụng theo các phương thức khá đơn giản sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách đã có thể giảm hôi miệng từ 30% - 90%. Cụ thể: phải đánh răng sau khi ăn, chú ý chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Ngoài ra cần dùng thêm chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
- Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
- Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng: tỏi, hành...
- Ăn nhiều trái cây, rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh.
- Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất 6 tháng/lần để lấy các mảng bám mà khi đánh răng không sạch hết được.
- Sử dụng nước xúc miệng vào buổi tối vì đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Chọn loại nước xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Tuy vậy, bác sĩ Mèo vẫn khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh và loại trừ các nguy cơ tiềm tàng đe dọa sức khỏe toàn thân.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo kenh 14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: