phelieusatthep
Thu mua sắt phế liệu giá cao Thành Minh
- Tham gia
- 27/10/2016
- Bài viết
- 0
Khởi nghiệp từ nghề của mẹ là thu mua sắt , đồng, nhôm ,inox phế liệu
Nếu nhiều sinh viên sau khi ra trường đều muốn tìm cho mình một việc làm ổn định trong một cơ quan nhà nước thì với Diệu Thuần lại khác, cô quan niệm rằng, sự lựa chọn đúng nhất là sự lựa chọn phù hợp nhất với mình. Bởi vậy, sau khi cầm tấm bằng đại học ngành Điện tử viễn thông Học viện Hàng không thành phố Hồ Chí Minh, Thuần chọn con đường trở về quê hương, bắt tay vào khởi nghiệp từ nghề của mẹ, nghề buôn bán phế liệu.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thôn Bích Khê, xã Triệu Long, Triệu Phong, để cho các con đến trường là sự nỗ lực lớn của ba mẹ Hoàng Thị Diệu Thuần. Vào những lúc nông nhàn, mẹ em làm thêm nghề thu gom phế liệu tại địa phương để kiếm thêm nguồn thu nhập, nuôi anh em Thuần ăn học. Cảm nhận được sự hy sinh của ba mẹ nên từ nhỏ, Thuần đã luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, đạt thành tích xuất sắc cả 3 cấp học phổ thông. Rồi cánh cửa trường đại học cũng rộng mở đón cô học trò nghèo giàu nghị lực Diệu Thuần. “Chọn ngôi trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu em nghĩ đây là môi trường tốt để mình trải nghiệm, sau khi ra trường sẽ tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn để sớm đỡ đần cha mẹ”, Thuần chia sẻ về suy nghĩ của mình.
Môi trường học tập của Thuần thường xuyên tiếp xúc với các linh kiện điện tử, để làm được những mạch vĩ nguồn điện tử trong các buổi thực hành trên lớp, em thường xuyên cùng các bạn đến chợ Nhật Tảo để mua linh kiện điện tử. Tại thời điểm ấy, các sinh viên thường phải mất khoảng 50 ngàn đồng mới mua được một vĩ nguồn phục vụ cho học tập. Những dịp nghỉ hè, nghỉ tết trở về quê, theo chân mẹ thu mua phế liệu, Thuần nhận thấy vĩ nguồn thường được người ta cho vào đống nhựa phế thải, 1 kg vĩ nguồn ở quê em chỉ được thu mua với giá khoảng 1 ngàn đồng, chênh lệch rất nhiều so với giá bán tại chợ Nhật Tảo.
Rồi 4 năm đại học cũng trôi qua, năm 2011, cầm tấm bằng đại học ngành Điện tử viễn thông trên tay, Diệu Thuần quyết định gác lại dự định lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để về quê, bởi thời điểm ấy cô nhận ra rằng bản thân mình cần gì và nên làm gì? Nhớ lại buổi đầu khởi nghiệp, Thuần cho biết: “Với vốn kiến thức học tập được sau những năm đại học, em đã có cái nhìn khác về nghề buôn bán phế liệu. Tuy nhiên, khi bắt tay vào khởi nghiệp từ quầy thu mua sắt phế liệu nhỏ của mẹ, những người xung quanh cho rằng em không được bình thường, học hành đến nơi đến chốn, bằng cấp này nọ lại đi làm cái nghề không giống ai. Em lại nghĩ khác, làm gì để có thể kiếm được đồng tiền chân chính, làm giàu cho mình và giúp được nhiều người khác thì mình cứ làm”.
Với nguồn nguyên liệu tại địa phương dồi dào nhưng cái khó nhất với Thuần ở thời điểm ấy chính là vốn. Sinh ra trong gia đình khó khăn nên việc có mấy chục triệu đồng làm vốn không dễ đối với Thuần, nhưng không vì trở ngại mà em bỏ cuộc, ngược lại Thuần càng có thêm động lực để thực hiện giấc mơ của mình. Với số vốn ít ỏi tích cóp được của mẹ, ban đầu Thuần chỉ thu gom những phế liệu đơn giản như sắt, nhôm, đồng nhựa...bán lấy lãi. Trong quá trình thu mua, Thuần nhận ra trong đống đồng nát hỗn hợp ấy nếu chịu khó phân loại sẽ tìm được rất nhiều thứ có giá trị, chẳng hạn như các vĩ nguồn, linh kiện điện tử...Bằng kiến thức học được trong trường đại học, hàng ngày Thuần phân loại, thu gom rồi nhờ bạn bè kết nối với các công ty điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Cứ thế, sau một thời gian, cơ sở của Thuần đã dần trở thành một đầu nối cung cấp linh kiện điện tử cho nhiều công ty sản xuất điện tử ở nhiều tỉnh trong cả nước.
Thuần nhớ lại, vào những năm 2014- 2015, khi các cơ sở thu mua đồng phế liệu trên địa bàn ồ ạt thu mua dự trữ phế liệu đợi thị trường lên giá, bán kiếm lời, Thuần lại chọn cho mình một hướng đi ngược lại và đã thành công. Em không mua hàng dự trữ mà mua chừng nào bán chừng ấy, lấy vốn xoay vòng để mua nguyên liệu. Nhờ vậy, khi phế liệu bỗng dưng rớt giá, nhiều cơ sở thua lỗ hàng tỷ đồng thì Thuần không mất đồng nào, ngược lại còn tiêu thụ hết phế liệu, không có hàng tồn kho. Sau một thời gian đi vào hoạt động ổn định, tích lũy được ít vốn, Thuần dần dần mở rộng quy mô kinh doanh, bên cạnh thu gom từ những người thu mua phế liệu nhỏ lẻ, Thuần mạnh dạn hợp đồng với các trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để thu mua giấy vụn, hoặc nhận thanh lý các thiết bị công trình để có nguồn hàng lớn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước.
Trao đổi với chúng tôi, Thuần phấn khởi cho biết: “Cũng như nhiều nghề khác, muốn thành công thì cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Để có cơ ngơi như hôm nay, một mặt em học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, đồng thời áp dụng nhiều kiến thức đã học vào các khâu như lên kế hoạch chi tiết, tính toán, phân loại hàng hóa...Nhờ vậy, công việc hàng ngày luôn được thực hiện một cách trôi chảy, nhanh chóng và chính xác, hiệu quả công việc đạt cao”. Với phương châm mua bán thật thà, trung thực, không ép giá, không buôn bán gian lận nên cơ sở thu mua sắt phế liệu giá cao của Thuần ngày càng nhiều khách hàng đến bán và nhập phế liệu. Bình quân mỗi tháng cơ sở thu mua trên 60 tấn phế liệu các loại. Để thuận tiện hơn trong việc buôn bán và đáp ứng nhu cầu xuất hàng đã qua sơ chế của các mối hàng lớn, Thuần đã đầu tư nhiều máy móc phục vụ việc kinh doanh như máy ép kiện, máy cắt, sắm 2 xe vận tải với tổng trị giá 800 triệu đồng để vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ trong cả nước.
Bắt tay vào khởi nghiệp từ bàn tay trắng với ý chí quyết tâm trải nghiệm bản thân bằng một nghề không mới, đến thời điểm này cô gái trẻ Diệu Thuần đã thành công với lựa chọn của mình. Hiện nay, Thuần đã xây dựng được cơ sở thu mua phế liệu có quy mô khá lớn trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng. Doanh thu từ cơ sở thu mua phế liệu của Thuần đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, trừ mọi chi phí lãi ròng trên 150 triệu đồng.
Để có được thành công ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi, sự nghiêm túc và tình yêu đối với nghề buôn bán phế liệu, Diệu Thuần đã chứng minh với các bạn trẻ rằng, lập nghiệp dù muôn vàn khó khăn, nhưng không phải là không thể! Chỉ cần một ý tưởng táo bạo, một kế hoạch rõ ràng và một quyết tâm theo đuổi đến cùng thì chắc chắn sẽ thành cônga.
Nếu nhiều sinh viên sau khi ra trường đều muốn tìm cho mình một việc làm ổn định trong một cơ quan nhà nước thì với Diệu Thuần lại khác, cô quan niệm rằng, sự lựa chọn đúng nhất là sự lựa chọn phù hợp nhất với mình. Bởi vậy, sau khi cầm tấm bằng đại học ngành Điện tử viễn thông Học viện Hàng không thành phố Hồ Chí Minh, Thuần chọn con đường trở về quê hương, bắt tay vào khởi nghiệp từ nghề của mẹ, nghề buôn bán phế liệu.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thôn Bích Khê, xã Triệu Long, Triệu Phong, để cho các con đến trường là sự nỗ lực lớn của ba mẹ Hoàng Thị Diệu Thuần. Vào những lúc nông nhàn, mẹ em làm thêm nghề thu gom phế liệu tại địa phương để kiếm thêm nguồn thu nhập, nuôi anh em Thuần ăn học. Cảm nhận được sự hy sinh của ba mẹ nên từ nhỏ, Thuần đã luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, đạt thành tích xuất sắc cả 3 cấp học phổ thông. Rồi cánh cửa trường đại học cũng rộng mở đón cô học trò nghèo giàu nghị lực Diệu Thuần. “Chọn ngôi trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu em nghĩ đây là môi trường tốt để mình trải nghiệm, sau khi ra trường sẽ tìm được nhiều cơ hội việc làm hơn để sớm đỡ đần cha mẹ”, Thuần chia sẻ về suy nghĩ của mình.
Môi trường học tập của Thuần thường xuyên tiếp xúc với các linh kiện điện tử, để làm được những mạch vĩ nguồn điện tử trong các buổi thực hành trên lớp, em thường xuyên cùng các bạn đến chợ Nhật Tảo để mua linh kiện điện tử. Tại thời điểm ấy, các sinh viên thường phải mất khoảng 50 ngàn đồng mới mua được một vĩ nguồn phục vụ cho học tập. Những dịp nghỉ hè, nghỉ tết trở về quê, theo chân mẹ thu mua phế liệu, Thuần nhận thấy vĩ nguồn thường được người ta cho vào đống nhựa phế thải, 1 kg vĩ nguồn ở quê em chỉ được thu mua với giá khoảng 1 ngàn đồng, chênh lệch rất nhiều so với giá bán tại chợ Nhật Tảo.
Rồi 4 năm đại học cũng trôi qua, năm 2011, cầm tấm bằng đại học ngành Điện tử viễn thông trên tay, Diệu Thuần quyết định gác lại dự định lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để về quê, bởi thời điểm ấy cô nhận ra rằng bản thân mình cần gì và nên làm gì? Nhớ lại buổi đầu khởi nghiệp, Thuần cho biết: “Với vốn kiến thức học tập được sau những năm đại học, em đã có cái nhìn khác về nghề buôn bán phế liệu. Tuy nhiên, khi bắt tay vào khởi nghiệp từ quầy thu mua sắt phế liệu nhỏ của mẹ, những người xung quanh cho rằng em không được bình thường, học hành đến nơi đến chốn, bằng cấp này nọ lại đi làm cái nghề không giống ai. Em lại nghĩ khác, làm gì để có thể kiếm được đồng tiền chân chính, làm giàu cho mình và giúp được nhiều người khác thì mình cứ làm”.
Với nguồn nguyên liệu tại địa phương dồi dào nhưng cái khó nhất với Thuần ở thời điểm ấy chính là vốn. Sinh ra trong gia đình khó khăn nên việc có mấy chục triệu đồng làm vốn không dễ đối với Thuần, nhưng không vì trở ngại mà em bỏ cuộc, ngược lại Thuần càng có thêm động lực để thực hiện giấc mơ của mình. Với số vốn ít ỏi tích cóp được của mẹ, ban đầu Thuần chỉ thu gom những phế liệu đơn giản như sắt, nhôm, đồng nhựa...bán lấy lãi. Trong quá trình thu mua, Thuần nhận ra trong đống đồng nát hỗn hợp ấy nếu chịu khó phân loại sẽ tìm được rất nhiều thứ có giá trị, chẳng hạn như các vĩ nguồn, linh kiện điện tử...Bằng kiến thức học được trong trường đại học, hàng ngày Thuần phân loại, thu gom rồi nhờ bạn bè kết nối với các công ty điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Cứ thế, sau một thời gian, cơ sở của Thuần đã dần trở thành một đầu nối cung cấp linh kiện điện tử cho nhiều công ty sản xuất điện tử ở nhiều tỉnh trong cả nước.
Thuần nhớ lại, vào những năm 2014- 2015, khi các cơ sở thu mua đồng phế liệu trên địa bàn ồ ạt thu mua dự trữ phế liệu đợi thị trường lên giá, bán kiếm lời, Thuần lại chọn cho mình một hướng đi ngược lại và đã thành công. Em không mua hàng dự trữ mà mua chừng nào bán chừng ấy, lấy vốn xoay vòng để mua nguyên liệu. Nhờ vậy, khi phế liệu bỗng dưng rớt giá, nhiều cơ sở thua lỗ hàng tỷ đồng thì Thuần không mất đồng nào, ngược lại còn tiêu thụ hết phế liệu, không có hàng tồn kho. Sau một thời gian đi vào hoạt động ổn định, tích lũy được ít vốn, Thuần dần dần mở rộng quy mô kinh doanh, bên cạnh thu gom từ những người thu mua phế liệu nhỏ lẻ, Thuần mạnh dạn hợp đồng với các trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để thu mua giấy vụn, hoặc nhận thanh lý các thiết bị công trình để có nguồn hàng lớn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp trong cả nước.
Trao đổi với chúng tôi, Thuần phấn khởi cho biết: “Cũng như nhiều nghề khác, muốn thành công thì cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Để có cơ ngơi như hôm nay, một mặt em học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, đồng thời áp dụng nhiều kiến thức đã học vào các khâu như lên kế hoạch chi tiết, tính toán, phân loại hàng hóa...Nhờ vậy, công việc hàng ngày luôn được thực hiện một cách trôi chảy, nhanh chóng và chính xác, hiệu quả công việc đạt cao”. Với phương châm mua bán thật thà, trung thực, không ép giá, không buôn bán gian lận nên cơ sở thu mua sắt phế liệu giá cao của Thuần ngày càng nhiều khách hàng đến bán và nhập phế liệu. Bình quân mỗi tháng cơ sở thu mua trên 60 tấn phế liệu các loại. Để thuận tiện hơn trong việc buôn bán và đáp ứng nhu cầu xuất hàng đã qua sơ chế của các mối hàng lớn, Thuần đã đầu tư nhiều máy móc phục vụ việc kinh doanh như máy ép kiện, máy cắt, sắm 2 xe vận tải với tổng trị giá 800 triệu đồng để vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ trong cả nước.
Bắt tay vào khởi nghiệp từ bàn tay trắng với ý chí quyết tâm trải nghiệm bản thân bằng một nghề không mới, đến thời điểm này cô gái trẻ Diệu Thuần đã thành công với lựa chọn của mình. Hiện nay, Thuần đã xây dựng được cơ sở thu mua phế liệu có quy mô khá lớn trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng. Doanh thu từ cơ sở thu mua phế liệu của Thuần đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, trừ mọi chi phí lãi ròng trên 150 triệu đồng.
Để có được thành công ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi, sự nghiêm túc và tình yêu đối với nghề buôn bán phế liệu, Diệu Thuần đã chứng minh với các bạn trẻ rằng, lập nghiệp dù muôn vàn khó khăn, nhưng không phải là không thể! Chỉ cần một ý tưởng táo bạo, một kế hoạch rõ ràng và một quyết tâm theo đuổi đến cùng thì chắc chắn sẽ thành cônga.