- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra, việc trở thành một người có tính cách khó chịu đã giúp Steve Jobs dễ hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Steve Jobs vốn là một biểu tượng thành công của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên theo những gì nhân viên Apple tiết lộ thì không ai muốn đứng chung thang máy với Jobs, vì ông rất nóng tính, sẵn sàng "mắng xối xả" những nhân viên phạm lỗi bằng các từ ngữ nặng nề nhất. Nhiều người thậm chí không ngần ngại gọi ông là "a jerk" (tạm dịch: kẻ khốn).
Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây do ĐH Liberal Arts tại bang Pensilvania và ĐH Stony Brook (Mỹ) đã chứng minh rằng những "kẻ khó chịu" như Steve Jobs lại có xu hướng thành công hơn người thường nhờ khả năng đưa ý tưởng thành hiện thực.
Cụ thể, các khoa học gia đã thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên bao gồm 200 sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra tính cách, nhằm xác định xem mức "khó chịu" của họ đến đâu.
... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
Sau đó, các ứng viên sẽ có 10 phút để tự xây dựng kế hoạch truyền thông cho khu học xá của trường, rồi 20 phút để cùng tham gia thảo luận theo nhóm.
Kết quả cho thấysự khó chịu trong tính cách không liên quan đến khả năng sáng tạo của mỗi người, nhưng mỗi nhóm đều thống nhất với kế hoạch của "kẻ khó chịu" - những ngườibiết cách đề cao ý tưởng của bản thân.
Theo Sam Hunter, đồng tác giả nghiên cứu: "Trở thành kẻ khó chịu không giúp bạn có ý tưởng tốt, nhưng giúp ý tưởng đó vượt lên trên".
Trong thí nghiệm thứ 2, 300 sinh viên phải tự làm một món quà nhằm gây ấn tượng với khách đến thăm trường học của họ. Sau đó, họ được thảo luận cùng 2 sinh viên khác về ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, 2 sinh viên tham gia thảo luận thực chất là trợ lý nghiên cứu, những người sẽ ủng hộ hoặc phản đối theo yêu cầu của các chuyên gia. Và kết quả cho thấy các sinh viên chỉ chịu chia sẻ ý tưởng nếu cộng sự của họ có những ý tưởng tốt hoặc đưa ra ý kiến phản đối.
Hay nói cách khác, những người "khó chịu" thường không quan tâm đến việc người khác có thích ý tưởng của họ hay không, do đó họ sẽ giúp người khác trở nên mạnh dạn và đem lại ý tưởng tốt. Điều này cũng phần nào giải thích vì sao Apple lại là công ty có nhiều ý tưởng đột phá đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này mới chỉ áp dụng trên các sinh viên đại học, nên chưa chắc đã đúng với toàn bộ xã hội chúng ta.
Nghiên cứu được công bố trên Hội Tâm lý học Anh Quốc.
Steve Jobs vốn là một biểu tượng thành công của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên theo những gì nhân viên Apple tiết lộ thì không ai muốn đứng chung thang máy với Jobs, vì ông rất nóng tính, sẵn sàng "mắng xối xả" những nhân viên phạm lỗi bằng các từ ngữ nặng nề nhất. Nhiều người thậm chí không ngần ngại gọi ông là "a jerk" (tạm dịch: kẻ khốn).
Steve Jobs - cố CEO của Apple - biểu tượng thành công của doanh nghiệp toàn cầu...
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây do ĐH Liberal Arts tại bang Pensilvania và ĐH Stony Brook (Mỹ) đã chứng minh rằng những "kẻ khó chịu" như Steve Jobs lại có xu hướng thành công hơn người thường nhờ khả năng đưa ý tưởng thành hiện thực.
Cụ thể, các khoa học gia đã thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm đầu tiên bao gồm 200 sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra tính cách, nhằm xác định xem mức "khó chịu" của họ đến đâu.
... nhưng ông cũng là người rất nóng tính.
Sau đó, các ứng viên sẽ có 10 phút để tự xây dựng kế hoạch truyền thông cho khu học xá của trường, rồi 20 phút để cùng tham gia thảo luận theo nhóm.
Kết quả cho thấysự khó chịu trong tính cách không liên quan đến khả năng sáng tạo của mỗi người, nhưng mỗi nhóm đều thống nhất với kế hoạch của "kẻ khó chịu" - những ngườibiết cách đề cao ý tưởng của bản thân.
Theo Sam Hunter, đồng tác giả nghiên cứu: "Trở thành kẻ khó chịu không giúp bạn có ý tưởng tốt, nhưng giúp ý tưởng đó vượt lên trên".
Trong thí nghiệm thứ 2, 300 sinh viên phải tự làm một món quà nhằm gây ấn tượng với khách đến thăm trường học của họ. Sau đó, họ được thảo luận cùng 2 sinh viên khác về ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, 2 sinh viên tham gia thảo luận thực chất là trợ lý nghiên cứu, những người sẽ ủng hộ hoặc phản đối theo yêu cầu của các chuyên gia. Và kết quả cho thấy các sinh viên chỉ chịu chia sẻ ý tưởng nếu cộng sự của họ có những ý tưởng tốt hoặc đưa ra ý kiến phản đối.
Hay nói cách khác, những người "khó chịu" thường không quan tâm đến việc người khác có thích ý tưởng của họ hay không, do đó họ sẽ giúp người khác trở nên mạnh dạn và đem lại ý tưởng tốt. Điều này cũng phần nào giải thích vì sao Apple lại là công ty có nhiều ý tưởng đột phá đến kinh ngạc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này mới chỉ áp dụng trên các sinh viên đại học, nên chưa chắc đã đúng với toàn bộ xã hội chúng ta.
Nghiên cứu được công bố trên Hội Tâm lý học Anh Quốc.
Nguồn: Daily Mail
Hiệu chỉnh bởi quản lý: