Khoa học chứng minh 3 phương pháp dạy đọc hiệu quả

thanhtruchn

Thành viên
Tham gia
18/10/2018
Bài viết
8
Khoa học chứng minh 3 phương pháp dạy đọc hiệu quả
Giúp cho não bộ của trẻ sáng lên – đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng – là tác dụng của 3 phương pháp dạy đọc được giới thiệu trong bài viết này.

Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.

Nghiên cứu về não bộ không chỉ là một ngành khoa học vô cùng lý thú. Với những người quan tâm tới việc dạy đọc cho trẻ, các nghiên cứu chụp cộng hưởng từ chức năng não bộ (fMRI) giúp họ thấu hiểu những gì thực sự diễn ra trong đầu trẻ khi đọc. Trên thực tế, đã có bé mắc chứng khó đọc đạt được tiến bộ đáng kinh ngạc sau các biện pháp can thiệp tích cực. Nghiên cứu về não bộ có rất nhiều. Nhưng bạn lại không có thời gian. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm việc này: Tổng hợp 3 phương pháp đọc thực sự hiệu quả trên cơ sở khoa học.

hieuqua(3).jpg

1Phương pháp dạy đọc 1: Hỏi trẻ về cảm nhận, cảm xúc trẻ có sau khi đọc
Đạt được trạng thái tâm trí tối ưu cho quá trình học tập của trẻ không đơn thuần là truyền dạy kiến thức. Sự quan tâm và việc hồi tưởng các cảm xúc có được thực sự giúp cung cấp nhiên liệu cho sự tăng trưởng não bộ. Ví dụ, khởi đầu một buổi học nhóm của trẻ, bạn có thể dành ra vài phút quý giá để hỏi: “Ngày hôm nay của các con thế nào?”. Và khi kết thúc, nhớ đừng quên câu hỏi này: “Con cảm thấy ra sao về những gì con đã đọc hôm nay?”.

Dan Siegel, bậc thầy về khoa học thần kinh liên cá nhân, lý giải mối quan hệ giữa cảm xúc và sự phát triển trí não.

Trước hết, hãy tìm hiểu mô hình bàn tay của bộ não của Siegel
Siegel sử dụng bàn tay để minh hoạ cấu tạo của bộ não. Ông cho biết, các phần trong não chịu trách nhiệm về cảm xúc và chức năng sinh tồn cơ bản có thể phá huỷ mọi thứ khi ta cảm thấy sợ. Đọc có thể là nhiệm vụ đáng sợ với trẻ. Nhất là những bé bị mắc chứng khó đọc. Trẻ trải nghiệm nỗi sợ liên quan tới đọc sẽ bình tâm hơn nếu được trấn an. Khi đó, năng lượng sợ hãi khi đọc của trẻ sẽ giảm xuống. Dành ra ít phút để giúp loại bỏ sự căng thẳng. Đề nghị trẻ “bật vùng trước não” có thể giúp con khởi động việc học dễ dàng hơn.

Thêm một chút áp lực vừa phải

Sự thoải mái có thể cần thiết nhưng một chút áp lực cũng rất có lợi. Eric Jensen, tác giả cuốn sách kinh điển về não bộ “Teaching With the Brain in Mind”, từng nhắc nhở giáo viên rằng: Sự mạo hiểm, hứng khởi, thúc giục và mãn nguyện đều giải phóng một lượng nhỏ hormone stress, vốn rất tốt cho chức năng não. Sau khi dành thời gian để trấn an trẻ, bạn có thể áp dụng cách sau để giúp trẻ hào hứng đọc, học hơn. Đó là: sử dụng một trò chơi để ôn tập từ vựng hay kiểm tra khả năng đọc hiểu của trẻ. Đây được coi như cách tạo động lực để trẻ hăng hái đọc và học hơn.

2Phương pháp dạy đọc 2: Tìm các cuốn sách khiến trẻ thích thú, say mê
Nghiên cứu hình ảnh não bộ chỉ ra rằng, đọc những văn bản thấm đẫm cảm xúc kích thích hoạt động não. Các cảm xúc khác nhau kích hoạt các vùng khác nhau của não bộ. Bạn có thể thử làm một cuộc điều tra nho nhỏ về sở thích của trẻ. Theo đó, trẻ sẽ bày tỏ mong muốn các cuốn sách mang lại cho trẻ cảm xúc gì. Cung cấp danh sách hình ảnh của bất cứ thứ gì giúp khơi gợi cảm xúc khi thực hiện điều tra. Đó có thể là hình ảnh những chú cún con mặt buồn thiu tới những chiếc xe đạp trên trườn dốc cheo leo gần biển. Đề nghị trẻ sắp xếp hình ảnh theo mức độ quan tâm, hứng thú và cảm xúc mà chúng gợi ra cho trẻ. Hãy trò chuyện về những cảm xúc mà mỗi bức ảnh đem lại cho trẻ. Từ đó, bạn có thể lựa chọn sách/văn bản phù hợp với sở thích của trẻ.

3Phương pháp dạy đọc 3: Tạo ra sự kết nối học tập mới
Bạn có thể từng nghe về việc bộ nhớ của não bộ được mô tả như một căn phòng hoặc máy vi tính. Nhưng phép so sánh cập nhật về bộ nhớ của não phải là: mạng nhện! Hoàn toàn theo nghĩa đen, não bộ xây dựng các cấu trúc vật chất để thêm thông tin mới và mạng lưới vốn có. Bạn có thể tăng cơ hội để kết quả học đọc – viết nắm giữ vị trí bền vững trong mạng lưới thần kinh của con. Bằng cách:

  • liên tục ôn tập các khái niệm
  • làm phong phú các chế độ cung cấp thông tin đầu vào
Các chuyên gia nghiên cứu não bộ nhất trí rằng, trẻ tăng khả năng học một từ mới khi:

  • nhìn thấy hình ảnh liên quan
  • thực hiện hành động diễn giải từ đó
  • thảo luận với bạn
  • nghe từ đó trong nhiều văn cảnh khác nhau trong khoảng thời gian 1 tuần
Trọng tâm của nghiên cứu này là năng lực xây dựng kết nối thần kinh của cách đánh vần sáng tạo (invented spelling). Nhưng nó còn có một bài học ý nghĩa mà giáo viên/phụ huynh có thể rút ra: Quá trình “phân giải và hợp nhất” – ví dụ, vẽ bản đồ các âm đến chữ cái – giúp kích thích kết nối não bộ lâu dài hiệu quả hơn so với học vẹt. Một phần cụ thể của quá trình học đọc thường vẫn dựa vào ghi nhớ là học sight words – từ có tần suất sử dụng cao. Nghiên cứu giờ đây gợi ý, dạy đọc cho trẻ, bạn có thể thêm cả các từ thậm chí hiếm gặp bằng cách phân ích âm của từ đó từ trái qua phải.

Theo We Are Teachers
 
×
Quay lại
Top Bottom