- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
“Đi làm thêm tối về mệt phờ, đã thấy cậu bạn cùng phòng đang tán điện thoại với người yêu. Mà mỗi lần như thế ít cũng từ một đến hai tiếng, thế là mình bất đắc đĩ phải nghe đủ thứ chuyện tả pí lù”, Tùng Anh (24 tuổi), sinh viên năm cuối ĐH Bách khoa Hà Nội than thở.
Ảnh có tính minh họa: captel.com.
Cục tức dồn nén lâu ngày, nhưng ngại góp ý sợ bạn giận, khiến Tùng Anh trở nên hậm hực, ác cảm với chính cô bạn gái của cậu kia. Tình cảnh khó xử ấy cũng xảy ra với Phượng, đang theo học khoa Việt Nam Học, Đại học sư phạm Hà Nội.
“Ngày nào cũng vậy, cứ như cái đồng hồ đúng giờ, cứ 11 giờ đêm là điện thoại của cô bạn mình đổ chuông. Và sau đó thì hai người nói chuyện không biết đến lúc nào mới kết thúc. Thôi thì 'buôn' trong mọi tư thế, có khi là nằm trên gi.ường, chán rồi ra ngồi ở cửa, ra ngoài cổng xóm trọ… Có nhiều hôm hai ba giờ sáng, ngủ một giấc rồi, tỉnh dậy vẫn thấy nàng ấy đang chui trong chăn thầm thì", Phượng kể.
Có nhiều hôm khó chịu quá, Phượng hỏi bạn tại sao anh người yêu có nhiều tiền để gọi điện thế, mới biết hóa ra anh ta dùng mạng trả sau, gọi cùng mạng không mất tiền nên cứ buôn đến khi nào chán thì thôi. "Rồi mình cũng thật tình nhắc nhở một cách nhẹ nhàng thôi, nhưng được vài hôm lại đâu vào đấy”.
Chuyện có người yêu ở xa, hoặc bạn bè lâu lâu không liên lạc, hỏi thăm nhau dài hơi không có gì đáng trách, nhưng không ít bạn trẻ hồn nhiên mở hết "van cơ miệng" để buôn, dù đang ở chung phòng với người khác.
Thanh Loan (25 tuổi), biên tập viên của một công ty quảng cáo ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, tâm sự “Nhiều khi phải đem bài vở về nhà làm, đang đọc đọc sửa sửa thì cô bạn cùng phòng gọi điện thoại oang oang, lúc lại cười rú lên hoặc rúc rích, khiến mình không thể tập trung được. Nhắc nhở thì nàng cười xuề xòa hoặc viện lý do này lý do kia. Mình chán quá từ sau chẳng buồn nói. Mỗi lần cô ấy nghe điện thoại là tôi sang nhà hàng xóm hoặc ra sân ngồi".
Trường hợp của Thu Hường, giáo viên trường mầm non dân lập Hoa Sao ở quận Ba Đình, cũng không khá hơn: “Cô bạn cùng phòng mình đang đợi việc nên có nhiều thời gian rảnh, ngủ cả ngày rồi nên đêm thường thức rất khuya. Vậy là cô ấy bắt người yêu gọi điện cho đỡ buồn. Gọi điện chán, cô nàng quay sang nhắn tin. Đã vậy còn không chịu để chế độ im lặng. Và hậu quả là cứ khoảng năm phút tôi lại giật mình tỉnh dậy vì tiếng tin nhắn bíp bíp, tiếng bấm bàn phím lạch cạch”.
Bị bạn cùng phòng nghỉ chơi sau khi nhắc nhở gọi điện quá nhiều, Vân, sinh viên năm hai khoa kinh tế thương mại, Đại học Thương mại Hà Nội thấy nhẹ cả người vì "từ giờ không bị những âm thanh vô duyên làm phiền nữa".
Vân kể, phòng cô trọ vốn đã ồn vì ở những 4 người, trong khi nàng kia tý một lại buôn điện thoại. "Mà với người yêu hay bạn bè, tôi còn chấp nhận được chứ đằng này là đủ các anh chàng tán tỉnh cưa cẩm nhau. Nàng cứ ngồi vô tư trong phòng nói, trong khi ngoài sân thượng rộng thì không chịu ra mà buôn. Có lần tôi đang làm việc, nhưng vì nàng ngồi tán, tôi cố tình mở nhạc to, cô nàng rất hồn nhiên nói 'mày ơi, cho nhỏ nhạc lại một chút hộ tao'. Được thể tôi mới cho nàng một bài diễn văn dài về bức xúc của ba đứa trong phòng".
Những trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" như phòng Vân không phải ít, song nhiều khi người trong cuộc ngại không nói ra, khiến cả phòng ấm ức.
Thảo Nhi, sinh viên Đại học Ngân Hàng còn nhớ vụ suýt phải ngủ lang vì bạn cùng phòng mải buôn. “Có lần chờ mãi cô bạn cùng phòng kí túc không nói hết chuyện với bạn trai cũ, tôi rủ một bạn khác ra ngoài đi dạo, không ngờ mải mê quá giờ kí túc xá đóng cửa. Hai đứa không mang điện thoại nên cũng không biết gọi cho ai xin ngủ nhờ. Năn nỉ mãi các cô chú quản lý kí túc xá mới cho vào cùng với một bản kiểm điểm cam kết.”
Để sống hòa bình với "dân buôn" này, chuyên gia tư vấn tâm lý Hà Vân, đường dây tâm lý 1900585877, cho rằng những người thích buôn chuyện điện thoại có thể bắt đầu từ việc họ cần nói chuyện để giải tỏa những bí bách trong người, vì vậy nếu có thể thì người cùng phòng nên nói chuyên, chia sẻ nhiều với nhau, hoặc nhẹ nhàng nhắc nhở, góp ý.
Tuy nhiên, “cũng có những người đã là những thành phần buôn chuyện lâu năm rồi, trở thành 'bệnh', vì vậy không thể một sớm một sớm một chiều mà có thể thay đổi. Như vậy buộc phải có sự trao đổi trực tiếp và thẳng thắn giữa những người cùng phòng với nhau để cùng đưa ra được quyết định hợp lý, cố gắng tránh những xung đột đến nỗi một người phải chuyển đi, sẽ kéo theo rất nhiều những mâu thuẫn khác”, chuyên gia nói.
Ảnh có tính minh họa: captel.com.
Cục tức dồn nén lâu ngày, nhưng ngại góp ý sợ bạn giận, khiến Tùng Anh trở nên hậm hực, ác cảm với chính cô bạn gái của cậu kia. Tình cảnh khó xử ấy cũng xảy ra với Phượng, đang theo học khoa Việt Nam Học, Đại học sư phạm Hà Nội.
“Ngày nào cũng vậy, cứ như cái đồng hồ đúng giờ, cứ 11 giờ đêm là điện thoại của cô bạn mình đổ chuông. Và sau đó thì hai người nói chuyện không biết đến lúc nào mới kết thúc. Thôi thì 'buôn' trong mọi tư thế, có khi là nằm trên gi.ường, chán rồi ra ngồi ở cửa, ra ngoài cổng xóm trọ… Có nhiều hôm hai ba giờ sáng, ngủ một giấc rồi, tỉnh dậy vẫn thấy nàng ấy đang chui trong chăn thầm thì", Phượng kể.
Có nhiều hôm khó chịu quá, Phượng hỏi bạn tại sao anh người yêu có nhiều tiền để gọi điện thế, mới biết hóa ra anh ta dùng mạng trả sau, gọi cùng mạng không mất tiền nên cứ buôn đến khi nào chán thì thôi. "Rồi mình cũng thật tình nhắc nhở một cách nhẹ nhàng thôi, nhưng được vài hôm lại đâu vào đấy”.
Chuyện có người yêu ở xa, hoặc bạn bè lâu lâu không liên lạc, hỏi thăm nhau dài hơi không có gì đáng trách, nhưng không ít bạn trẻ hồn nhiên mở hết "van cơ miệng" để buôn, dù đang ở chung phòng với người khác.
Thanh Loan (25 tuổi), biên tập viên của một công ty quảng cáo ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, tâm sự “Nhiều khi phải đem bài vở về nhà làm, đang đọc đọc sửa sửa thì cô bạn cùng phòng gọi điện thoại oang oang, lúc lại cười rú lên hoặc rúc rích, khiến mình không thể tập trung được. Nhắc nhở thì nàng cười xuề xòa hoặc viện lý do này lý do kia. Mình chán quá từ sau chẳng buồn nói. Mỗi lần cô ấy nghe điện thoại là tôi sang nhà hàng xóm hoặc ra sân ngồi".
Trường hợp của Thu Hường, giáo viên trường mầm non dân lập Hoa Sao ở quận Ba Đình, cũng không khá hơn: “Cô bạn cùng phòng mình đang đợi việc nên có nhiều thời gian rảnh, ngủ cả ngày rồi nên đêm thường thức rất khuya. Vậy là cô ấy bắt người yêu gọi điện cho đỡ buồn. Gọi điện chán, cô nàng quay sang nhắn tin. Đã vậy còn không chịu để chế độ im lặng. Và hậu quả là cứ khoảng năm phút tôi lại giật mình tỉnh dậy vì tiếng tin nhắn bíp bíp, tiếng bấm bàn phím lạch cạch”.
Bị bạn cùng phòng nghỉ chơi sau khi nhắc nhở gọi điện quá nhiều, Vân, sinh viên năm hai khoa kinh tế thương mại, Đại học Thương mại Hà Nội thấy nhẹ cả người vì "từ giờ không bị những âm thanh vô duyên làm phiền nữa".
Vân kể, phòng cô trọ vốn đã ồn vì ở những 4 người, trong khi nàng kia tý một lại buôn điện thoại. "Mà với người yêu hay bạn bè, tôi còn chấp nhận được chứ đằng này là đủ các anh chàng tán tỉnh cưa cẩm nhau. Nàng cứ ngồi vô tư trong phòng nói, trong khi ngoài sân thượng rộng thì không chịu ra mà buôn. Có lần tôi đang làm việc, nhưng vì nàng ngồi tán, tôi cố tình mở nhạc to, cô nàng rất hồn nhiên nói 'mày ơi, cho nhỏ nhạc lại một chút hộ tao'. Được thể tôi mới cho nàng một bài diễn văn dài về bức xúc của ba đứa trong phòng".
Những trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" như phòng Vân không phải ít, song nhiều khi người trong cuộc ngại không nói ra, khiến cả phòng ấm ức.
Thảo Nhi, sinh viên Đại học Ngân Hàng còn nhớ vụ suýt phải ngủ lang vì bạn cùng phòng mải buôn. “Có lần chờ mãi cô bạn cùng phòng kí túc không nói hết chuyện với bạn trai cũ, tôi rủ một bạn khác ra ngoài đi dạo, không ngờ mải mê quá giờ kí túc xá đóng cửa. Hai đứa không mang điện thoại nên cũng không biết gọi cho ai xin ngủ nhờ. Năn nỉ mãi các cô chú quản lý kí túc xá mới cho vào cùng với một bản kiểm điểm cam kết.”
Để sống hòa bình với "dân buôn" này, chuyên gia tư vấn tâm lý Hà Vân, đường dây tâm lý 1900585877, cho rằng những người thích buôn chuyện điện thoại có thể bắt đầu từ việc họ cần nói chuyện để giải tỏa những bí bách trong người, vì vậy nếu có thể thì người cùng phòng nên nói chuyên, chia sẻ nhiều với nhau, hoặc nhẹ nhàng nhắc nhở, góp ý.
Tuy nhiên, “cũng có những người đã là những thành phần buôn chuyện lâu năm rồi, trở thành 'bệnh', vì vậy không thể một sớm một sớm một chiều mà có thể thay đổi. Như vậy buộc phải có sự trao đổi trực tiếp và thẳng thắn giữa những người cùng phòng với nhau để cùng đưa ra được quyết định hợp lý, cố gắng tránh những xung đột đến nỗi một người phải chuyển đi, sẽ kéo theo rất nhiều những mâu thuẫn khác”, chuyên gia nói.
Thụy Anh
VnExpress
VnExpress