- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Đối phó với một anh chàng đang giận dữ sau trận cãi vã còn đau đầu hơn là chính trận đấu khẩu. Bạn sẽ nặng trĩu trong lòng suốt ngày với ý nghĩ anh ấy đang giận bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy lỗi là ở mình. Tuy nhiên, cảm giác này không nhất định sẽ phải kéo dài đến mệt mỏi để khiến một chàng trai nguôi giận, bạn chỉ cần thành thực và cởi mở với anh ấy, đồng thời chọn đúng thời điểm để nói chuyện.
Phần 1: Làm lành với bạn trai sau trận cãi vã
1. Cho anh ấy thời gian và không gian
Khi vừa mới cãi nhau với bạn trai, có lẽ bạn sẽ nôn nóng muốn sửa chữa ngay mọi việc. Tuy nhiên, nếu anh ấy thực sự rất giận, có lẽ bạn nên lùi lại một thời gian. Phải, bạn muốn nhanh chóng thấy anh ấy vui vẻ trở lại, nhưng cũng nên cho anh ấy ít nhất vài ngày đến khi chàng có vẻ dịu xuống và sẵn lòng nói chuyện hơn. Cho dù có nôn nóng đến mấy, việc bạn cố gắng nói chuyện với anh ấy quá sớm có thể sẽ dẫn đến một cuộc cãi cọ nữa hoặc khiến sự hiểu lầm càng lớn hơn.
Nếu anh ấy phớt lờ bạn và tỏ thái độ lạnh lùng khi bạn tiếp cận, vậy là anh ấy vẫn chưa sẵn sàng. Đừng cố ép.
Khi anh ấy giao tiếp bằng mắt với bạn ít nhất một lần thì nghĩa là chàng đã sẵn sàng nói chuyện.
2. Tìm thời điểm và địa điểm thích hợp để nói chuyện khi anh ấy đã sẵn sàng
Khi đã chờ được một thời gian đủ để bạn trai dịu xuống và chịu nói chuyện, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh mà cả hai có thể nói chuyện riêng với nhau sao cho hiệu quả. Đảm bảo chọn đúng thời điểm khi anh ấy không bị áp lực về bất cứ chuyện gì khác và có vẻ muốn nói chuyện. Điều này có thể giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Cho anh ấy biết rằng bạn muốn nói chuyện thay vì đột ngột mở cuộc đối thoại khiến anh ấy bị bất ngờ và bị động. Cho dù không mong đợi cuộc trò chuyện, anh ấy vẫn muốn được báo trước hơn là bị bất ngờ.
Dù nói chuyện ở đâu, bạn cũng cần đảm bảo hai bạn không dễ dàng bị cắt ngang bởi những người khác.
3. Xin lỗi và phải thật lòng
Nếu bạn cảm thấy rằng mình đã làm rối tung mọi việc, vậy thì bạn nên thẳng thắn về việc đó. Đừng chỉ nói, “Em rất tiếc là anh đã giận vì em…” và đổ lỗi cho anh ấy là đã phản ứng thái quá. Thay vì thế, hãy nhìn vào mắt anh ấy, nói chậm rãi, gạt đi mọi thứ gây phân tâm và nói, “Em rất xin lỗi vì việc em đã làm.” Bạn có thể đi vào vấn đề và diễn giải đúng cảm giác của bạn, nguyên nhân tại sao bạn lại gây ra sự việc đó và bạn day dứt ra sao khi biết rằng bạn đã làm anh ấy tổn thương. Điều này tùy thuộc vào những gì bạn cảm thấy và sẵn sàng cảm nhận.
Tất nhiên, nếu anh ta là người có lỗi với bạn, bạn đừng xin lỗi chỉ để cho qua mọi việc, và nên suy nghĩ xem liệu bạn có cần anh ta trong cuộc sống của mình không.
4. Lắng nghe nếu anh ấy muốn nói
Nếu bạn đã nói phần của bạn và anh ấy chịu lắng nghe, sau đó bạn nên lắng nghe khi anh ấy bộc lộ cảm xúc. Bạn có thể nhìn vào mắt anh ấy, đừng bồn chồn sốt ruột và thực sự chú ý những điều anh ấy nói. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết cảm giác của anh ấy. Tránh ngắt lời để tranh cãi khi anh ấy đang nói hoặc tỏ thái độ như bạn không đồng ý một lời nào anh ấy nói. Tỏ ra rằng bạn muốn nghe anh ấy trước.
Cho dù bạn cảm thấy anh ấy diễn giải sai về sự việc đã diễn ra, bạn vẫn nên nghe câu chuyện của anh ấy. Một khi anh ấy đã nói phần của mình, cả hai bạn có thể thảo luận thêm về điều đã xảy ra để đạt được sự đồng thuận và làm hòa.
Nếu thực sự lắng nghe, có thể bạn còn biết được rằng bạn trai của mình có nhiều điều tâm sự hơn bạn nghĩ. Thậm chí bạn còn nhận ra rằng mình đã vô tình làm tổn thương anh ấy mà không biết.
5. Thể hiện sự trìu mến
Bạn đã làm lành được với chàng rồi? Chúc mừng bạn! Bây giờ hai bạn có thể tiếp tục tận hưởng cuộc sống, chỉ cần bạn cố gắng đừng lặp lại sai lầm cũ. Trao cho chàng cái ôm hoặc cái hôn, vuốt ve âu yếm anh ấy để “củng cố hòa bình”. Chỉ có điều, bạn cần đảm bảo anh ấy thực sự đã thoải mái và bạn không khiến anh ấy khó chịu. Hiển nhiên là bạn không nên dùng cử chỉ âu yếm hôn hoặc hơn thế nữa để cố gắng làm anh ấy nguôi giận, vì đây không phải là giải pháp có hiệu quả lâu dài
Khi hai bạn đang làm lành, vài cử chỉ âu yếm sẽ là cần thiết để thắt chặt mối gắn kết giữa hai người. Chỉ một cái vỗ nhẹ vào tay, một cái siết vai hoặc một nụ hôn trên má cũng có thể giúp hai bạn kết nối lại.
6. Nói với anh ấy rằng bạn quan tâm đến chàng nhiều như thế nào
Khi thể hiện sự yêu thương và âu yếm nhau trở lại, bạn và bạn trai có thể bắt đầu thân mật hơn. Đừng ngại ngần cho anh ấy biết rằng chàng có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với bạn, bạn rối trí ra sao khi anh ấy giận, và bạn vui mừng thế nào khi lại có anh ấy trong đời. Bạn hãy thành thực rằng bạn yêu anh ấy đến mức nào, thậm chí tỏ cho anh ấy thấy bạn yêu tính hài hước, trí thông minh và các khía cạnh khác trong tính cách của anh ấy.
Đừng cố gắng lấy lòng anh ấy hoặc nói rằng bạn yêu anh ấy đến mê mẩn nếu thực sự không phải như vậy. Hãy trung thực về cảm giác của bạn đối với anh ấy.
Tỏ cho anh ấy biết cuộc sống của bạn buồn bã thế nào từ khi hai bạn cãi nhau, và bạn phải gắng gượng ra sao với từng ngày không có anh ấy.
7. Có cử chỉ lãng mạn
Đừng cho rằng những hành động lãng mạn chỉ dành cho các chàng trai! Con gái cũng có thể lãng mạn như con trai, và bạn có thể thấy rằng một cử chỉ lãng mạn có thể khiến chàng “chết lịm”. Làm một đĩa CD tổng hợp tặng anh ấy, mua vé mời anh ấy đi xem ban nhạc yêu thích của chàng, viết cho chàng một lá thư bày tỏ tình cảm của bạn, hoặc khiến anh ấy bất ngờ với một buổi hẹn hò lãng mạn. Những cử chỉ đó có thể giúp bạn trai của bạn thấy rằng bạn ghét cãi vã ra sao, và anh ấy có ý nghĩa với bạn như thế nào.
Tất nhiên, quan trọng không phải là bạn bỏ ra bao nhiêu tiền cho anh ấy, và tiền bạc không bao giờ hàn gắn được tình yêu, mà quan trọng là tấm lòng và sự nỗ lực.
8. Làm điều gì đó mà anh ấy vẫn mong muốn làm
Một việc mà bạn có thể làm để khiến bạn trai của bạn vui trở lại là tham gia hoạt động nào đó mới mẻ và lý thú mà anh ấy vẫn thích. Có thể anh ấy thường bảo muốn thử tập leo núi trong nhà; bạn hãy đến phòng gym xem thử bạn có thích môn này không. Có thể anh ấy muốn đi xem đá bóng với bạn; hãy đi với anh ấy và đừng cằn nhằn, cho dù bạn không phải là người yêu thích thể thao. Có thể đó chỉ là một nhà hàng mới mà anh ấy cứ nhắc mãi hãy đến đặt chỗ trước và khiến anh ấy ngạc nhiên.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tự mình nghĩ ra ý tưởng. Điều này chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những thứ anh ấy yêu thích.
Nhắc lại là bạn phải đảm bảo anh ấy thực sự muốn làm lành trước khi bạn lên kế hoạch cho các hoạt động bất ngờ, nếu không, các dự định của bạn sẽ thất bại.
Sau khi bạn và bạn trai đã giảng hòa, bạn nên cẩn thận hơn một chút khi ở bên cạnh anh ấy. Cố gắng đừng đề cập đến những đề tài nhạy cảm, đặc biệt là đề tài từng khiến hai bạn cãi cọ, đồng thời cố gắng giữ hòa khí, nhẹ nhàng và vui vẻ. Bạn không nên đóng vai một người hoàn toàn khác để dỗ dành anh ấy, nhưng bạn nên cẩn thận khi nói chuyện và hết sức tránh khơi mào cuộc tranh cãi lần nữa.
Nếu bạn háo hức muốn đẩy nhanh mối quan hệ, hãy dành chút thời gian ngẫm nghĩ trước khi ngỏ lời “Em yêu anh” hoặc dọn về sống chung với anh ấy, cùng nhau đi những chuyến chơi xa hoặc làm bất cứ việc gì để đưa mối quan hệ bước lên nấc thang mới.
10. Đừng cố gắng quá sức
Giảng hòa với bạn trai là điều quan trọng, nhưng ngay cả việc nỗ lực làm lành với ai đó cũng có giới hạn. Nếu bạn cứ cố gắng nói chuyện với anh ấy hết lần này đến lần khác, tới tấp gửi cho anh ấy hàng đống thư tình hoặc suốt ngày gọi điện để kiểm tra hay hỏi anh ấy có yêu bạn không, như vậy nghĩa là bạn đang đem đến sự bất an cho mối quan hệ, và bạn sẽ khiến cho cả hai khó hàn gắn hơn sau trận cãi vã. Thay vì thế, bạn hãy cứ từ từ và tin tưởng rằng mối quan hệ sẽ bền chặt hơn theo thời gian.
Nếu anh ấy tha lỗi cho bạn nhưng vẫn cần có thêm không gian riêng, bạn hãy cho anh ấy thời gian và chàng sẽ đến với bạn khi đã sẵn sàng.
Phần 2: Làm hòa với bạn nam sau trận cãi vã
1. Đừng xầm xì về cậu ấy với những người bạn khác
Khi một cậu bạn tức giận với bạn, có thể bạn rất muốn tâm sự với các bạn khác về ch.uyện ấy. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm như vậy, trừ khi bạn thực sự cần lời khuyên để sửa chữa tình hình. Nếu bạn gièm pha hoặc nói xấu sau lưng cậu ấy, rất có thể những lời đó sẽ đến tai người bị bàn tán, và cậu ấy càng giận dữ hơn.
Thực ra, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn nói tốt về anh chàng đó “sau lưng người ta”. Cậu ấy sẽ dễ tha lỗi cho bạn hơn nếu biết điều đó.
2. Thẳng thắn về những gì đã xảy ra
Đôi khi bạn bè cũng khó mà thẳng thắn được với nhau, nhưng nếu bạn muốn tình bạn tiến triển tốt đẹp thì trung thực là thượng sách. Cho cậu ấy biết điều gì đã gây ra cuộc cãi vã, và rằng bạn ước gì bạn đã hành động khác đi. Việc bạn trung thực và cởi mở với cậu ấy trong lúc này sẽ khiến cậu ấy tôn trọng bạn hơn, đồng thời khả năng cậu ấy tin tưởng bạn và muốn nối lại tình bạn sẽ cao hơn nhiều.
Cho cậu ấy biết cảm giác thực sự của bạn và bạn mong muốn điều gì qua cuộc đối thoại. Đừng ra vẻ lạnh lùng chỉ vì bạn ngại bày tỏ cảm xúc thật của mình.
3. Xin lỗi và làm hòa khi cả hai đều sẵn sàng
Nói với cậu ấy rằng bạn rất buồn vì cuộc cãi vã, bạn không muốn xung đột với cậu ấy, bạn thực sự quý trọng tình bạn, và cuộc sống của bạn không thể thiếu đi tình bạn này. Nếu bạn thực sự đã sai thì bây giờ là lúc nhận lỗi và nói chuyện với cậu ấy về việc bạn đã làm và cảm giác của bạn để cả hai cùng vượt qua chuyện này.
Bạn chỉ cần nói những lời đại loại như, “Mình xin lỗi vì đã làm bạn buồn. Mình rất hối hận.” Đừng nói ra lời xin lỗi qua loa chỉ để làm lành; cho cậu ấy thấy rằng bạn thực sự nghĩ như vậy.
4. Ôm nhau làm hòa
Nếu bạn và cậu bạn đó thân thiết thì chẳng có gì sai khi bạn trao cho cậu ấy cái ôm. Nếu cả hai thực sự muốn giảng hòa và làm bạn lại với nhau, bạn hãy ôm thật chặt để cậu ấy biết rằng bạn quý cậu ấy ra sao. Bạn bè với nhau thường không nói ra rằng họ coi trọng tình bạn như thế nào, vì vậy nếu bạn ngại ngần không muốn nói ra điều đó, hãy bày tỏ cảm xúc của mình được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, sau đó ôm cậu ấy thật chặt để củng cố việc làm lành.
Có lẽ bạn hơi hồi hộp nếu hai bạn chưa ôm nhau bao giờ, nhưng sẽ chẳng có gì to tát nếu bạn cứ thoải mái làm điều đó một cách tự nhiên.
5. Tỏ ra tử tế với cậu ấy hơn
Sau khi giảng hòa, bạn có thể có cử chỉ tốt với cậu bạn mà không tỏ ra quá lộ liễu rằng bạn đang cố gắng lấy lòng để cậu ấy vui. Làm những việc nho nhỏ như mua cà phê nếu cậu ấy cần, giúp cậu ấy ôn bài cho kỳ thi hoặc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc. Bạn cần đối xử với cậu ấy chu đáo và tôn trọng hơn, đồng thời tránh làm cậu ấy khó chịu hoặc đưa ra những bình luận vô ý.
Nếu bạn biết cậu ấy đang thích điều gì đó, chẳng hạn như một buổi hòa nhạc hay một bộ phim, hãy mời cậu ấy đi cùng bạn.
6. Đừng để điều này xảy ra lần nữa
Nếu thực sự muốn chứng minh rằng mình đã hiểu chuyện, bạn nên cẩn thận khi tình bạn đã được nối lại. Tránh bị lôi cuốn vào những xung đột với anh chàng đó, và quan trọng hơn, tránh lặp lại điều đã gây ra cuộc cãi vã. Chú ý hơn về hành động của bạn, học cách đọc ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên gương mặt của cậu ấy để biết khi nào cậu ấy bực mình hoặc khó chịu, và cố gắng ngăn điều đó xảy ra.
Nếu vẫn cứ hành động như cũ và tiếp tục cãi cọ, bạn sẽ không bao giờ có được tình bạn trọn vẹn. Nếu thực sự quý trọng cậu bạn này, bạn cần sẵn lòng thay đổi cách hành xử của mình.
Phần 3: Biết những điều không nên làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào
1. Không xin lỗi qua tin nhắn hoặc trên mạng
Một điều bạn nên tránh là xin lỗi một anh chàng qua tin nhắn, Facebook, email hoặc bất cứ phương tiện nào không đòi hỏi nói trực tiếp. Việc bạn nỗ lực gặp mặt làm hòa chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm và không hèn nhát. Tất nhiên là cũng có các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như bạn và chàng trai đó ở cách xa nhau cả trăm dặm thì nói qua điện thoại có thể là cách tốt nhất, nhưng bạn nên dũng cảm và trực tiếp gặp mặt để cho cậu ấy biết rằng cậu ấy xứng đáng với nỗ lực của bạn.
Nếu bạn xin lỗi trên mạng hoặc qua tin nhắn, cậu ấy sẽ nghĩ rằng bạn không thực sự quan tâm để có thể dành thời gian và công sức vào việc này.
Nếu bạn không xin lỗi trực tiếp, anh chàng đó có thể sẽ không trả lời.
2. Đừng hỏi hàng nghìn lần rằng cậu ấy còn giận không
Chiến thuật này không bao giờ là tốt cả. Chắc chắn rồi, bạn lo lắng muốn biết chàng trai đó còn giận bạn hay không, nhưng nếu cứ hỏi đi hỏi lại mãi thì bạn sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Có thể bạn cho rằng hỏi nhiều lần sẽ khiến cậu ấy hết giận nhanh hơn, nhưng thực ra điều đó sẽ chỉ khiến cậu ấy không ngừng nhớ lại những gì đã xảy ra.
Thực ra bạn sẽ biết ngay nếu cậu ấy đã hết giận. Bạn có hỏi hàng triệu lần thì cũng chẳng thay đổi được tình hình.
3. Đừng nói lời xin lỗi giả tạo
Nếu thực sự muốn chàng trai đó hết giận, bạn đừng đưa ra lời xin lỗi không thỏa đáng; điều đó chứng tỏ bạn chỉ xin lỗi để cậu ấy không giận bạn nữa. Đừng nói, “Mình nghĩ mình cần phải xin lỗi,” hoặc “Mình xin lỗi” một cách thụ động. Thay vì thế, bạn hãy cho thấy sự chân thành trong cách bày tỏ cảm xúc và hối lỗi. Nếu bạn xin lỗi nhưng rõ ràng là không thực lòng thì lời xin lỗi của bạn sẽ chẳng có ích gì.
Giao tiếp bằng mắt, quay người về phía cậu ấy, và cho cậu ấy thấy bạn đau khổ thế nào khi xin lỗi.
Cũng đừng biện hộ cho hành vi của bạn. Hãy chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra.
4. Đừng chọn sai thời điểm để mở cuộc đối thoại
Một điều khác mà bạn cần tránh là đưa ra vấn đề khó khăn như thế này không đúng lúc. Đừng cố gắng nói chuyện khi cậu ấy còn có việc quan trọng cần làm, ví dụ như đang tập trung cho trận đấu bóng, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hoặc ôn tập cho kỳ kiểm tra. Đảm bảo cuộc nói chuyện phải diễn ra khi cậu ấy dễ tiếp cận và không bị áp lực. Bạn cũng nên tránh nói chuyện với cậu ấy trước mặt những người khác. Nếu bạn không cố gắng nói chuyện riêng với cậu ấy, điều đó chứng tỏ bạn thiếu nghiêm túc.
Nếu cuộc trò chuyện bắt đầu không đúng lúc, cậu ấy sẽ khó chịu vì bạn đã không suy nghĩ chín chắn khi quyết định đối thoại, vậy là bước đi đầu tiên của bạn đã sai.
5. Đừng cố gắng sửa chữa mọi việc quá sớm
Tất nhiên là ai cũng cảm thấy bứt rứt khi biết có một người đang giận mình. Tuy nhiên, nếu anh chàng đó đang giận ‘’sôi sùng sục” thì bạn không nên cố gắng làm lành ngay trong ngày hôm đó. Hãy cho cậu ấy vài ngày, thậm chí vài tuần để nguội lại trước khi bạn cảm thấy có thể nói chuyện và nối lại tình bạn. Nếu bạn cố nói chuyện ngay lập tức, cậu ấy sẽ không chịu lắng nghe và còn thấy khó chịu và giận dữ hơn nữa.
Có thể bạn khó giữ được kiên nhẫn trong những tình huống như thế này, nhưng bạn phải học để làm được. Trong thời gian đó bạn còn có thể tập trung chính xác vào điều mà bạn muốn nói với cậu ấy.
Phần 1: Làm lành với bạn trai sau trận cãi vã
Khi vừa mới cãi nhau với bạn trai, có lẽ bạn sẽ nôn nóng muốn sửa chữa ngay mọi việc. Tuy nhiên, nếu anh ấy thực sự rất giận, có lẽ bạn nên lùi lại một thời gian. Phải, bạn muốn nhanh chóng thấy anh ấy vui vẻ trở lại, nhưng cũng nên cho anh ấy ít nhất vài ngày đến khi chàng có vẻ dịu xuống và sẵn lòng nói chuyện hơn. Cho dù có nôn nóng đến mấy, việc bạn cố gắng nói chuyện với anh ấy quá sớm có thể sẽ dẫn đến một cuộc cãi cọ nữa hoặc khiến sự hiểu lầm càng lớn hơn.
Nếu anh ấy phớt lờ bạn và tỏ thái độ lạnh lùng khi bạn tiếp cận, vậy là anh ấy vẫn chưa sẵn sàng. Đừng cố ép.
Khi anh ấy giao tiếp bằng mắt với bạn ít nhất một lần thì nghĩa là chàng đã sẵn sàng nói chuyện.
Khi đã chờ được một thời gian đủ để bạn trai dịu xuống và chịu nói chuyện, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh mà cả hai có thể nói chuyện riêng với nhau sao cho hiệu quả. Đảm bảo chọn đúng thời điểm khi anh ấy không bị áp lực về bất cứ chuyện gì khác và có vẻ muốn nói chuyện. Điều này có thể giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Cho anh ấy biết rằng bạn muốn nói chuyện thay vì đột ngột mở cuộc đối thoại khiến anh ấy bị bất ngờ và bị động. Cho dù không mong đợi cuộc trò chuyện, anh ấy vẫn muốn được báo trước hơn là bị bất ngờ.
Dù nói chuyện ở đâu, bạn cũng cần đảm bảo hai bạn không dễ dàng bị cắt ngang bởi những người khác.
Nếu bạn cảm thấy rằng mình đã làm rối tung mọi việc, vậy thì bạn nên thẳng thắn về việc đó. Đừng chỉ nói, “Em rất tiếc là anh đã giận vì em…” và đổ lỗi cho anh ấy là đã phản ứng thái quá. Thay vì thế, hãy nhìn vào mắt anh ấy, nói chậm rãi, gạt đi mọi thứ gây phân tâm và nói, “Em rất xin lỗi vì việc em đã làm.” Bạn có thể đi vào vấn đề và diễn giải đúng cảm giác của bạn, nguyên nhân tại sao bạn lại gây ra sự việc đó và bạn day dứt ra sao khi biết rằng bạn đã làm anh ấy tổn thương. Điều này tùy thuộc vào những gì bạn cảm thấy và sẵn sàng cảm nhận.
Tất nhiên, nếu anh ta là người có lỗi với bạn, bạn đừng xin lỗi chỉ để cho qua mọi việc, và nên suy nghĩ xem liệu bạn có cần anh ta trong cuộc sống của mình không.
Nếu bạn đã nói phần của bạn và anh ấy chịu lắng nghe, sau đó bạn nên lắng nghe khi anh ấy bộc lộ cảm xúc. Bạn có thể nhìn vào mắt anh ấy, đừng bồn chồn sốt ruột và thực sự chú ý những điều anh ấy nói. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết cảm giác của anh ấy. Tránh ngắt lời để tranh cãi khi anh ấy đang nói hoặc tỏ thái độ như bạn không đồng ý một lời nào anh ấy nói. Tỏ ra rằng bạn muốn nghe anh ấy trước.
Cho dù bạn cảm thấy anh ấy diễn giải sai về sự việc đã diễn ra, bạn vẫn nên nghe câu chuyện của anh ấy. Một khi anh ấy đã nói phần của mình, cả hai bạn có thể thảo luận thêm về điều đã xảy ra để đạt được sự đồng thuận và làm hòa.
Nếu thực sự lắng nghe, có thể bạn còn biết được rằng bạn trai của mình có nhiều điều tâm sự hơn bạn nghĩ. Thậm chí bạn còn nhận ra rằng mình đã vô tình làm tổn thương anh ấy mà không biết.
Bạn đã làm lành được với chàng rồi? Chúc mừng bạn! Bây giờ hai bạn có thể tiếp tục tận hưởng cuộc sống, chỉ cần bạn cố gắng đừng lặp lại sai lầm cũ. Trao cho chàng cái ôm hoặc cái hôn, vuốt ve âu yếm anh ấy để “củng cố hòa bình”. Chỉ có điều, bạn cần đảm bảo anh ấy thực sự đã thoải mái và bạn không khiến anh ấy khó chịu. Hiển nhiên là bạn không nên dùng cử chỉ âu yếm hôn hoặc hơn thế nữa để cố gắng làm anh ấy nguôi giận, vì đây không phải là giải pháp có hiệu quả lâu dài
Khi hai bạn đang làm lành, vài cử chỉ âu yếm sẽ là cần thiết để thắt chặt mối gắn kết giữa hai người. Chỉ một cái vỗ nhẹ vào tay, một cái siết vai hoặc một nụ hôn trên má cũng có thể giúp hai bạn kết nối lại.
Khi thể hiện sự yêu thương và âu yếm nhau trở lại, bạn và bạn trai có thể bắt đầu thân mật hơn. Đừng ngại ngần cho anh ấy biết rằng chàng có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với bạn, bạn rối trí ra sao khi anh ấy giận, và bạn vui mừng thế nào khi lại có anh ấy trong đời. Bạn hãy thành thực rằng bạn yêu anh ấy đến mức nào, thậm chí tỏ cho anh ấy thấy bạn yêu tính hài hước, trí thông minh và các khía cạnh khác trong tính cách của anh ấy.
Đừng cố gắng lấy lòng anh ấy hoặc nói rằng bạn yêu anh ấy đến mê mẩn nếu thực sự không phải như vậy. Hãy trung thực về cảm giác của bạn đối với anh ấy.
Tỏ cho anh ấy biết cuộc sống của bạn buồn bã thế nào từ khi hai bạn cãi nhau, và bạn phải gắng gượng ra sao với từng ngày không có anh ấy.
Đừng cho rằng những hành động lãng mạn chỉ dành cho các chàng trai! Con gái cũng có thể lãng mạn như con trai, và bạn có thể thấy rằng một cử chỉ lãng mạn có thể khiến chàng “chết lịm”. Làm một đĩa CD tổng hợp tặng anh ấy, mua vé mời anh ấy đi xem ban nhạc yêu thích của chàng, viết cho chàng một lá thư bày tỏ tình cảm của bạn, hoặc khiến anh ấy bất ngờ với một buổi hẹn hò lãng mạn. Những cử chỉ đó có thể giúp bạn trai của bạn thấy rằng bạn ghét cãi vã ra sao, và anh ấy có ý nghĩa với bạn như thế nào.
Tất nhiên, quan trọng không phải là bạn bỏ ra bao nhiêu tiền cho anh ấy, và tiền bạc không bao giờ hàn gắn được tình yêu, mà quan trọng là tấm lòng và sự nỗ lực.
Một việc mà bạn có thể làm để khiến bạn trai của bạn vui trở lại là tham gia hoạt động nào đó mới mẻ và lý thú mà anh ấy vẫn thích. Có thể anh ấy thường bảo muốn thử tập leo núi trong nhà; bạn hãy đến phòng gym xem thử bạn có thích môn này không. Có thể anh ấy muốn đi xem đá bóng với bạn; hãy đi với anh ấy và đừng cằn nhằn, cho dù bạn không phải là người yêu thích thể thao. Có thể đó chỉ là một nhà hàng mới mà anh ấy cứ nhắc mãi hãy đến đặt chỗ trước và khiến anh ấy ngạc nhiên.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tự mình nghĩ ra ý tưởng. Điều này chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những thứ anh ấy yêu thích.
Nhắc lại là bạn phải đảm bảo anh ấy thực sự muốn làm lành trước khi bạn lên kế hoạch cho các hoạt động bất ngờ, nếu không, các dự định của bạn sẽ thất bại.
https://www.wikihow.com/images/thumb/9/93/Have-a-Healthy-s.ex-Life-%28Teens%29-Step-10-Version-2.jpg/aid1729160-v4-728px-Have-a-Healthy-s.ex-Life-%28Teens%29-Step-10-Version-2.jpg
9. Gượng nhẹ một thời gian
Sau khi bạn và bạn trai đã giảng hòa, bạn nên cẩn thận hơn một chút khi ở bên cạnh anh ấy. Cố gắng đừng đề cập đến những đề tài nhạy cảm, đặc biệt là đề tài từng khiến hai bạn cãi cọ, đồng thời cố gắng giữ hòa khí, nhẹ nhàng và vui vẻ. Bạn không nên đóng vai một người hoàn toàn khác để dỗ dành anh ấy, nhưng bạn nên cẩn thận khi nói chuyện và hết sức tránh khơi mào cuộc tranh cãi lần nữa.
Nếu bạn háo hức muốn đẩy nhanh mối quan hệ, hãy dành chút thời gian ngẫm nghĩ trước khi ngỏ lời “Em yêu anh” hoặc dọn về sống chung với anh ấy, cùng nhau đi những chuyến chơi xa hoặc làm bất cứ việc gì để đưa mối quan hệ bước lên nấc thang mới.
Giảng hòa với bạn trai là điều quan trọng, nhưng ngay cả việc nỗ lực làm lành với ai đó cũng có giới hạn. Nếu bạn cứ cố gắng nói chuyện với anh ấy hết lần này đến lần khác, tới tấp gửi cho anh ấy hàng đống thư tình hoặc suốt ngày gọi điện để kiểm tra hay hỏi anh ấy có yêu bạn không, như vậy nghĩa là bạn đang đem đến sự bất an cho mối quan hệ, và bạn sẽ khiến cho cả hai khó hàn gắn hơn sau trận cãi vã. Thay vì thế, bạn hãy cứ từ từ và tin tưởng rằng mối quan hệ sẽ bền chặt hơn theo thời gian.
Nếu anh ấy tha lỗi cho bạn nhưng vẫn cần có thêm không gian riêng, bạn hãy cho anh ấy thời gian và chàng sẽ đến với bạn khi đã sẵn sàng.
Phần 2: Làm hòa với bạn nam sau trận cãi vã
Khi một cậu bạn tức giận với bạn, có thể bạn rất muốn tâm sự với các bạn khác về ch.uyện ấy. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm như vậy, trừ khi bạn thực sự cần lời khuyên để sửa chữa tình hình. Nếu bạn gièm pha hoặc nói xấu sau lưng cậu ấy, rất có thể những lời đó sẽ đến tai người bị bàn tán, và cậu ấy càng giận dữ hơn.
Thực ra, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn nói tốt về anh chàng đó “sau lưng người ta”. Cậu ấy sẽ dễ tha lỗi cho bạn hơn nếu biết điều đó.
Đôi khi bạn bè cũng khó mà thẳng thắn được với nhau, nhưng nếu bạn muốn tình bạn tiến triển tốt đẹp thì trung thực là thượng sách. Cho cậu ấy biết điều gì đã gây ra cuộc cãi vã, và rằng bạn ước gì bạn đã hành động khác đi. Việc bạn trung thực và cởi mở với cậu ấy trong lúc này sẽ khiến cậu ấy tôn trọng bạn hơn, đồng thời khả năng cậu ấy tin tưởng bạn và muốn nối lại tình bạn sẽ cao hơn nhiều.
Cho cậu ấy biết cảm giác thực sự của bạn và bạn mong muốn điều gì qua cuộc đối thoại. Đừng ra vẻ lạnh lùng chỉ vì bạn ngại bày tỏ cảm xúc thật của mình.
Nói với cậu ấy rằng bạn rất buồn vì cuộc cãi vã, bạn không muốn xung đột với cậu ấy, bạn thực sự quý trọng tình bạn, và cuộc sống của bạn không thể thiếu đi tình bạn này. Nếu bạn thực sự đã sai thì bây giờ là lúc nhận lỗi và nói chuyện với cậu ấy về việc bạn đã làm và cảm giác của bạn để cả hai cùng vượt qua chuyện này.
Bạn chỉ cần nói những lời đại loại như, “Mình xin lỗi vì đã làm bạn buồn. Mình rất hối hận.” Đừng nói ra lời xin lỗi qua loa chỉ để làm lành; cho cậu ấy thấy rằng bạn thực sự nghĩ như vậy.
Nếu bạn và cậu bạn đó thân thiết thì chẳng có gì sai khi bạn trao cho cậu ấy cái ôm. Nếu cả hai thực sự muốn giảng hòa và làm bạn lại với nhau, bạn hãy ôm thật chặt để cậu ấy biết rằng bạn quý cậu ấy ra sao. Bạn bè với nhau thường không nói ra rằng họ coi trọng tình bạn như thế nào, vì vậy nếu bạn ngại ngần không muốn nói ra điều đó, hãy bày tỏ cảm xúc của mình được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, sau đó ôm cậu ấy thật chặt để củng cố việc làm lành.
Có lẽ bạn hơi hồi hộp nếu hai bạn chưa ôm nhau bao giờ, nhưng sẽ chẳng có gì to tát nếu bạn cứ thoải mái làm điều đó một cách tự nhiên.
Sau khi giảng hòa, bạn có thể có cử chỉ tốt với cậu bạn mà không tỏ ra quá lộ liễu rằng bạn đang cố gắng lấy lòng để cậu ấy vui. Làm những việc nho nhỏ như mua cà phê nếu cậu ấy cần, giúp cậu ấy ôn bài cho kỳ thi hoặc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc. Bạn cần đối xử với cậu ấy chu đáo và tôn trọng hơn, đồng thời tránh làm cậu ấy khó chịu hoặc đưa ra những bình luận vô ý.
Nếu bạn biết cậu ấy đang thích điều gì đó, chẳng hạn như một buổi hòa nhạc hay một bộ phim, hãy mời cậu ấy đi cùng bạn.
Nếu thực sự muốn chứng minh rằng mình đã hiểu chuyện, bạn nên cẩn thận khi tình bạn đã được nối lại. Tránh bị lôi cuốn vào những xung đột với anh chàng đó, và quan trọng hơn, tránh lặp lại điều đã gây ra cuộc cãi vã. Chú ý hơn về hành động của bạn, học cách đọc ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên gương mặt của cậu ấy để biết khi nào cậu ấy bực mình hoặc khó chịu, và cố gắng ngăn điều đó xảy ra.
Nếu vẫn cứ hành động như cũ và tiếp tục cãi cọ, bạn sẽ không bao giờ có được tình bạn trọn vẹn. Nếu thực sự quý trọng cậu bạn này, bạn cần sẵn lòng thay đổi cách hành xử của mình.
Phần 3: Biết những điều không nên làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Một điều bạn nên tránh là xin lỗi một anh chàng qua tin nhắn, Facebook, email hoặc bất cứ phương tiện nào không đòi hỏi nói trực tiếp. Việc bạn nỗ lực gặp mặt làm hòa chứng tỏ rằng bạn thực sự quan tâm và không hèn nhát. Tất nhiên là cũng có các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như bạn và chàng trai đó ở cách xa nhau cả trăm dặm thì nói qua điện thoại có thể là cách tốt nhất, nhưng bạn nên dũng cảm và trực tiếp gặp mặt để cho cậu ấy biết rằng cậu ấy xứng đáng với nỗ lực của bạn.
Nếu bạn xin lỗi trên mạng hoặc qua tin nhắn, cậu ấy sẽ nghĩ rằng bạn không thực sự quan tâm để có thể dành thời gian và công sức vào việc này.
Nếu bạn không xin lỗi trực tiếp, anh chàng đó có thể sẽ không trả lời.
Chiến thuật này không bao giờ là tốt cả. Chắc chắn rồi, bạn lo lắng muốn biết chàng trai đó còn giận bạn hay không, nhưng nếu cứ hỏi đi hỏi lại mãi thì bạn sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Có thể bạn cho rằng hỏi nhiều lần sẽ khiến cậu ấy hết giận nhanh hơn, nhưng thực ra điều đó sẽ chỉ khiến cậu ấy không ngừng nhớ lại những gì đã xảy ra.
Thực ra bạn sẽ biết ngay nếu cậu ấy đã hết giận. Bạn có hỏi hàng triệu lần thì cũng chẳng thay đổi được tình hình.
Nếu thực sự muốn chàng trai đó hết giận, bạn đừng đưa ra lời xin lỗi không thỏa đáng; điều đó chứng tỏ bạn chỉ xin lỗi để cậu ấy không giận bạn nữa. Đừng nói, “Mình nghĩ mình cần phải xin lỗi,” hoặc “Mình xin lỗi” một cách thụ động. Thay vì thế, bạn hãy cho thấy sự chân thành trong cách bày tỏ cảm xúc và hối lỗi. Nếu bạn xin lỗi nhưng rõ ràng là không thực lòng thì lời xin lỗi của bạn sẽ chẳng có ích gì.
Giao tiếp bằng mắt, quay người về phía cậu ấy, và cho cậu ấy thấy bạn đau khổ thế nào khi xin lỗi.
Cũng đừng biện hộ cho hành vi của bạn. Hãy chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra.
Một điều khác mà bạn cần tránh là đưa ra vấn đề khó khăn như thế này không đúng lúc. Đừng cố gắng nói chuyện khi cậu ấy còn có việc quan trọng cần làm, ví dụ như đang tập trung cho trận đấu bóng, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hoặc ôn tập cho kỳ kiểm tra. Đảm bảo cuộc nói chuyện phải diễn ra khi cậu ấy dễ tiếp cận và không bị áp lực. Bạn cũng nên tránh nói chuyện với cậu ấy trước mặt những người khác. Nếu bạn không cố gắng nói chuyện riêng với cậu ấy, điều đó chứng tỏ bạn thiếu nghiêm túc.
Nếu cuộc trò chuyện bắt đầu không đúng lúc, cậu ấy sẽ khó chịu vì bạn đã không suy nghĩ chín chắn khi quyết định đối thoại, vậy là bước đi đầu tiên của bạn đã sai.
Tất nhiên là ai cũng cảm thấy bứt rứt khi biết có một người đang giận mình. Tuy nhiên, nếu anh chàng đó đang giận ‘’sôi sùng sục” thì bạn không nên cố gắng làm lành ngay trong ngày hôm đó. Hãy cho cậu ấy vài ngày, thậm chí vài tuần để nguội lại trước khi bạn cảm thấy có thể nói chuyện và nối lại tình bạn. Nếu bạn cố nói chuyện ngay lập tức, cậu ấy sẽ không chịu lắng nghe và còn thấy khó chịu và giận dữ hơn nữa.
Có thể bạn khó giữ được kiên nhẫn trong những tình huống như thế này, nhưng bạn phải học để làm được. Trong thời gian đó bạn còn có thể tập trung chính xác vào điều mà bạn muốn nói với cậu ấy.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW