- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Có bao giờ bạn vô tình trở thành tâm điểm chú ý của người khác chỉ vì hành động nghĩa hiệp của mình không?
Mặc dù ai cũng hiểu làm việc tốt thì đáng hoan nghênh như thế nào. Nhưng có một sự thật là không phải lúc nào những hành động tốt cũng được bạn bè ủng hộ.
Những cái nhìn tiêu cực
Có bao giờ bạn vô tình trở thành tâm điểm chú ý, soi mói của người khác chỉ vì hành động nghĩa hiệp của mình không? Có khi nào bạn uất ức vì tất cả những việc tốt đều bị đem ra soi kỹ rồi gán cho ý đồ này nọ, hay thậm chí chán nản và chẳng muốn tiếp tục làm gì chỉ cốt được yên thân?
Nghe có vẻ ngược đời, nhưng chắc chắn bạn biết những tình huống kiểu như:
Q. Trâm (ĐH NL) một lần đi theo khoa vào thăm Bệnh Viện Ung Bướu, đã bật khóc khi thấy một bé mới có 5 tuổi mà phải chống chọi với bệnh ung thư. Mấy bạn xung quanh xì xào: "Trời ơi, bà Tiên ơi, bình tĩnh đi". Q. Trâm kể: "Các bạn làm tớ buồn lắm, họ cũng đi nhưng hình như chỉ vì điểm rèn luyện…”
H.Duyên (17 tuổi, Gò Vấp) đã từng rất ngạc nhiên khi đang tấp xe vô lề để xem người bị va quẹt với mình có bị gì không, thì nghe cô bạn sau lưng giục...chạy cho lẹ. "Điên hả? Ở lại để bị bắt đền cái đèn xe hả?"
Thậm chí anh chàng H.Huy (ĐH QG) đã từng một phen bẽ mặt chỉ vì nhường ghế trên xe buýt cho một chị mang bầu. "Sau khi anh soát vé lặp lại rằng mọi người nhường ghế cho chị, xung quanh ai cũng im thin thít trong khi xe đã bắt đầu chuyển bánh. Sợ nguy hiểm, tớ đứng lên gọi chị. Vừa ngay lúc ấy nghe xung quanh xì xầm Trời ơi bày đặt ra vẻ, tốt lành gì..."
Làm việc tốt bị quy chung là thích chơi nổi trước bạn bè, thích lấy tiếng lấy điểm thi đua hoặc do đang muốn tán tỉnh ai đó…Với một tá nhận xét như vậy thì ai còn dũng cảm đứng ra làm việc tốt mà không sợ mang lời ra tiếng vào đây?
Vậy thì ai sẽ làm việc tốt?
Nếu làm gì cũng bị cho vào tầm ngắm, liện bạn có dám mặc kệ tất cả không?
N.Tấn (ĐH RMIT) chia sẻ: "Mình thấy người ta cần giúp thì giúp. Đừng suy nghĩ nhiều, biết mình làm đúng là được rồi!"
Nhưng không phải ai cũng đủ bản lịnh như anh chàng, nhất là các bạn nữ.
Q. Như (lớp 11, trường N.T.M.K) ấm ức kể: ”Tớ có thói quen thấy rác là nhặt bỏ vào thùng. Có lần đi chơi, có một bạn nữ trong nhóm uống xong bịch nước rồi vứt ngay đó, trong khi thùng rác chỉ cách vài bước chân. Tớ lên tiếng kêu bạn ấy đem bỏ thùng rác đi. Cả nhóm trố mắt nhìn tớ, bạn ấy thì hậm hực làm theo. Và sau bữa đó, tớ được…lên chức Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, lúc nào cũng có những lời xỉa xói đừng xả rác, coi chừng bà Bộ trưởng cho vô tù xé lịch hay Như ơi, ở đây có rác nè. Tức và buồn lắm!”. Sau một vài lần, Q. Như học cách im lặng.
Việc tốt nào, cũng nên được nhìn bằng sự ngưỡng mộ, rất đáng để nhân rộng và lan xa. Hãy thử đặt mình vào trường hợp cần giúp đỡ, bạn sẽ hiểu được rằng cho đi cũng là một cách nhận về, và sẽ ra sao nếu một ngày chẳng ai dám nhường chỗ trên xe buýt nữa chỉ vì sợ bị mang tiếng phô trương?
Đừng bao giờ để việc tốt trở nên xa lạ trong suy nghĩ, và để trái tim mình khô héo bằng sự vô tâm, bạn nhe!
Những cái nhìn tiêu cực
Có bao giờ bạn vô tình trở thành tâm điểm chú ý, soi mói của người khác chỉ vì hành động nghĩa hiệp của mình không? Có khi nào bạn uất ức vì tất cả những việc tốt đều bị đem ra soi kỹ rồi gán cho ý đồ này nọ, hay thậm chí chán nản và chẳng muốn tiếp tục làm gì chỉ cốt được yên thân?
Nghe có vẻ ngược đời, nhưng chắc chắn bạn biết những tình huống kiểu như:
Q. Trâm (ĐH NL) một lần đi theo khoa vào thăm Bệnh Viện Ung Bướu, đã bật khóc khi thấy một bé mới có 5 tuổi mà phải chống chọi với bệnh ung thư. Mấy bạn xung quanh xì xào: "Trời ơi, bà Tiên ơi, bình tĩnh đi". Q. Trâm kể: "Các bạn làm tớ buồn lắm, họ cũng đi nhưng hình như chỉ vì điểm rèn luyện…”
H.Duyên (17 tuổi, Gò Vấp) đã từng rất ngạc nhiên khi đang tấp xe vô lề để xem người bị va quẹt với mình có bị gì không, thì nghe cô bạn sau lưng giục...chạy cho lẹ. "Điên hả? Ở lại để bị bắt đền cái đèn xe hả?"
Thậm chí anh chàng H.Huy (ĐH QG) đã từng một phen bẽ mặt chỉ vì nhường ghế trên xe buýt cho một chị mang bầu. "Sau khi anh soát vé lặp lại rằng mọi người nhường ghế cho chị, xung quanh ai cũng im thin thít trong khi xe đã bắt đầu chuyển bánh. Sợ nguy hiểm, tớ đứng lên gọi chị. Vừa ngay lúc ấy nghe xung quanh xì xầm Trời ơi bày đặt ra vẻ, tốt lành gì..."
Làm việc tốt bị quy chung là thích chơi nổi trước bạn bè, thích lấy tiếng lấy điểm thi đua hoặc do đang muốn tán tỉnh ai đó…Với một tá nhận xét như vậy thì ai còn dũng cảm đứng ra làm việc tốt mà không sợ mang lời ra tiếng vào đây?
Vậy thì ai sẽ làm việc tốt?
Nếu làm gì cũng bị cho vào tầm ngắm, liện bạn có dám mặc kệ tất cả không?
N.Tấn (ĐH RMIT) chia sẻ: "Mình thấy người ta cần giúp thì giúp. Đừng suy nghĩ nhiều, biết mình làm đúng là được rồi!"
Nhưng không phải ai cũng đủ bản lịnh như anh chàng, nhất là các bạn nữ.
Q. Như (lớp 11, trường N.T.M.K) ấm ức kể: ”Tớ có thói quen thấy rác là nhặt bỏ vào thùng. Có lần đi chơi, có một bạn nữ trong nhóm uống xong bịch nước rồi vứt ngay đó, trong khi thùng rác chỉ cách vài bước chân. Tớ lên tiếng kêu bạn ấy đem bỏ thùng rác đi. Cả nhóm trố mắt nhìn tớ, bạn ấy thì hậm hực làm theo. Và sau bữa đó, tớ được…lên chức Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, lúc nào cũng có những lời xỉa xói đừng xả rác, coi chừng bà Bộ trưởng cho vô tù xé lịch hay Như ơi, ở đây có rác nè. Tức và buồn lắm!”. Sau một vài lần, Q. Như học cách im lặng.
Việc tốt nào, cũng nên được nhìn bằng sự ngưỡng mộ, rất đáng để nhân rộng và lan xa. Hãy thử đặt mình vào trường hợp cần giúp đỡ, bạn sẽ hiểu được rằng cho đi cũng là một cách nhận về, và sẽ ra sao nếu một ngày chẳng ai dám nhường chỗ trên xe buýt nữa chỉ vì sợ bị mang tiếng phô trương?
Đừng bao giờ để việc tốt trở nên xa lạ trong suy nghĩ, và để trái tim mình khô héo bằng sự vô tâm, bạn nhe!