- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Có những bạn trẻ nhầm lẫn giữa sự chiều chuộng trong tình yêu để rồi biến mình thành “ô-sin” cho người ấy.
Nhận diện ‘ô-sin’ tình yêu
“Ô-sin” là từ dùng để chỉ những người giúp việc trong gia đình. Những người này thường làm những công việc phụ như nấu cơm, rửa bát, quét nhà, trông trẻ,... Và hẳn nhiên, đã làm công việc này thì phải theo sự yêu cầu của gia chủ. Trong tình yêu cũng không hiếm chuyện người này lệ thuộc, nghe lời thái quá vào người kia.
Ảnh minh họa (Nguồn: Evolvedworld)
Như trường hợp của Mạnh (ĐH Quốc gia Hà Nội), cậu yêu một cô gái khá xinh đẹp. Cô nàng cũng được nhiều người theo đuổi, vì vậy khi “cưa đổ” nàng, Mạnh vô cùng hạnh phúc và hãnh diện. Tuy nhiên, một thời gian cậu đã thấm thía được “niềm hạnh phúc” đó. Nửa đêm, người yêu đòi ăn xôi yến, cậu lóc cóc đi mua. Tối nào cũng phải đưa người yêu đi ăn hoặc đi xem phim. Hễ cứ muốn gì, thích gì là người yêu lại gọi điện nói với giọng như ra lệnh bảo Mạnh đi mua thứ này, thứ nọ. Nhiều khi cuối tháng hết tiền mà người yêu đòi đi chơi, cậu phải đi vay tiền bạn bè để chiều theo ý nàng nếu không nàng giận, đòi chia tay. Khi bạn gái đi chơi với một chàng trai khác, Mạnh làm mặt giận thì nàng “đốp” lại: “Em đi đâu là quyền của em, anh không yêu nữa thì thôi”. Thế là Mạnh lại tự biến mình trở thành người có lỗi và phải đi làm lành, mong người yêu đừng như thế nữa.
Vân Anh (ĐH Hà Nội) cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi phải “phục tùng” anh chàng người yêu hot boy như thể “vợ hiền”. Nhận lời yêu được vài tháng, chàng đã “nhờ” nàng đến phòng trọ giúp mình việc nhà, nào là đi chợ nấu cơm, nào là giặt chậu quần áo, rửa bát, dọn nhà… Ban đầu cả Vân Anh và người yêu đều cùng nhau làm việc, cảm giác vui vẻ như cặp vợ chồng son nhưng chẳng bao lâu sau chàng bỏ mặc nàng tự xoay xở mọi việc để chơi điện tử hoặc lướt Facebook. Dường như quá quen với những việc làm của Vân Anh cho mình, anh chàng xem đó như việc cô phải làm nên càng ngày càng lười biếng. Hôm nào Vân Anh không đến thì y như rằng bát đũa, quần áo chất đầy chậu, thậm chí bốc mùi hôi hám.
"Lắm lúc mình rất bực mình nhưng chẳng biết làm sao nữa, cái tính anh ấy thế rồi, mình không giúp thì chê mình lười, là con gái mà không đảm đang, chẳng quan tâm bạn trai gì cả" - Vân Anh than ngắn thở dài.
Tự đánh mất bản thân mình
Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)
Trao đổi với chúng tôi, cô Đặng Thị Lan Hương, một giáo viên tâm lý tại Đồng Nai cho biết: “Trong tình yêu đòi hỏi sự tôn trọng, bình đẳng. Có 2 dạng biểu hiện đi ngược lại:
Có người, nhất là các cô gái (con trai ít hơn) sợ làm phật ý/mất người yêu nên nhất nhất nghe theo lời người yêu, thậm chí đón trước những sở thích của người yêu để chiều hoặc tránh. Họ lầm tưởng đó là biểu hiện của tình yêu sâu sắc, tất cả vì tình yêu, vì người mình yêu nhưng thực chất chỉ là sự thiếu tự tin, thiếu tôn trọng bản thân mình. Yêu thế là tự đánh mất bản thân, chỉ là cái bóng mờ nhạt của người yêu. Còn gì thú vị nữa đâu!?
Nếu nguyên nhân từ phía đối tác (do người yêu đòi hỏi) thì lại là biểu hiện của bạo hành - một loại bạo hành tinh thần, độc đoán và thiếu tôn trọng bạn mình, cho mình "trên cơ" người yêu, bạn cũng nên cẩn thận”.
Nhiều bạn trẻ lầm tưởng đó là sự quan tâm, san sẻ công việc, là lo lắng, chiều chuộng, thậm chí hi sinh vì người mình yêu. Thực chất, chuyện yêu đương, cư xử thế nào trong việc yêu hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của hai người. Tuy nhiên, việc tự “ô-sin hóa” có thể sẽ khiến bạn đánh mất cá tính, chính kiến của mình, tự biến mình thành một người hoàn toàn khác.
Tình yêu ngoài sự yêu thương còn là sự tôn trọng, bình đẳng giữa hai bên. Mọi việc đều cần rõ ràng, yêu là quan tâm, là sẻ chia công bằng chứ không phải là “chủ - tớ”, người này ở vị trí cao hơn với người kia.
Nhận diện ‘ô-sin’ tình yêu
“Ô-sin” là từ dùng để chỉ những người giúp việc trong gia đình. Những người này thường làm những công việc phụ như nấu cơm, rửa bát, quét nhà, trông trẻ,... Và hẳn nhiên, đã làm công việc này thì phải theo sự yêu cầu của gia chủ. Trong tình yêu cũng không hiếm chuyện người này lệ thuộc, nghe lời thái quá vào người kia.
Ảnh minh họa (Nguồn: Evolvedworld)
Như trường hợp của Mạnh (ĐH Quốc gia Hà Nội), cậu yêu một cô gái khá xinh đẹp. Cô nàng cũng được nhiều người theo đuổi, vì vậy khi “cưa đổ” nàng, Mạnh vô cùng hạnh phúc và hãnh diện. Tuy nhiên, một thời gian cậu đã thấm thía được “niềm hạnh phúc” đó. Nửa đêm, người yêu đòi ăn xôi yến, cậu lóc cóc đi mua. Tối nào cũng phải đưa người yêu đi ăn hoặc đi xem phim. Hễ cứ muốn gì, thích gì là người yêu lại gọi điện nói với giọng như ra lệnh bảo Mạnh đi mua thứ này, thứ nọ. Nhiều khi cuối tháng hết tiền mà người yêu đòi đi chơi, cậu phải đi vay tiền bạn bè để chiều theo ý nàng nếu không nàng giận, đòi chia tay. Khi bạn gái đi chơi với một chàng trai khác, Mạnh làm mặt giận thì nàng “đốp” lại: “Em đi đâu là quyền của em, anh không yêu nữa thì thôi”. Thế là Mạnh lại tự biến mình trở thành người có lỗi và phải đi làm lành, mong người yêu đừng như thế nữa.
Vân Anh (ĐH Hà Nội) cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi phải “phục tùng” anh chàng người yêu hot boy như thể “vợ hiền”. Nhận lời yêu được vài tháng, chàng đã “nhờ” nàng đến phòng trọ giúp mình việc nhà, nào là đi chợ nấu cơm, nào là giặt chậu quần áo, rửa bát, dọn nhà… Ban đầu cả Vân Anh và người yêu đều cùng nhau làm việc, cảm giác vui vẻ như cặp vợ chồng son nhưng chẳng bao lâu sau chàng bỏ mặc nàng tự xoay xở mọi việc để chơi điện tử hoặc lướt Facebook. Dường như quá quen với những việc làm của Vân Anh cho mình, anh chàng xem đó như việc cô phải làm nên càng ngày càng lười biếng. Hôm nào Vân Anh không đến thì y như rằng bát đũa, quần áo chất đầy chậu, thậm chí bốc mùi hôi hám.
"Lắm lúc mình rất bực mình nhưng chẳng biết làm sao nữa, cái tính anh ấy thế rồi, mình không giúp thì chê mình lười, là con gái mà không đảm đang, chẳng quan tâm bạn trai gì cả" - Vân Anh than ngắn thở dài.
Tự đánh mất bản thân mình
Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)
Trao đổi với chúng tôi, cô Đặng Thị Lan Hương, một giáo viên tâm lý tại Đồng Nai cho biết: “Trong tình yêu đòi hỏi sự tôn trọng, bình đẳng. Có 2 dạng biểu hiện đi ngược lại:
Có người, nhất là các cô gái (con trai ít hơn) sợ làm phật ý/mất người yêu nên nhất nhất nghe theo lời người yêu, thậm chí đón trước những sở thích của người yêu để chiều hoặc tránh. Họ lầm tưởng đó là biểu hiện của tình yêu sâu sắc, tất cả vì tình yêu, vì người mình yêu nhưng thực chất chỉ là sự thiếu tự tin, thiếu tôn trọng bản thân mình. Yêu thế là tự đánh mất bản thân, chỉ là cái bóng mờ nhạt của người yêu. Còn gì thú vị nữa đâu!?
Nếu nguyên nhân từ phía đối tác (do người yêu đòi hỏi) thì lại là biểu hiện của bạo hành - một loại bạo hành tinh thần, độc đoán và thiếu tôn trọng bạn mình, cho mình "trên cơ" người yêu, bạn cũng nên cẩn thận”.
Nhiều bạn trẻ lầm tưởng đó là sự quan tâm, san sẻ công việc, là lo lắng, chiều chuộng, thậm chí hi sinh vì người mình yêu. Thực chất, chuyện yêu đương, cư xử thế nào trong việc yêu hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của hai người. Tuy nhiên, việc tự “ô-sin hóa” có thể sẽ khiến bạn đánh mất cá tính, chính kiến của mình, tự biến mình thành một người hoàn toàn khác.
Tình yêu ngoài sự yêu thương còn là sự tôn trọng, bình đẳng giữa hai bên. Mọi việc đều cần rõ ràng, yêu là quan tâm, là sẻ chia công bằng chứ không phải là “chủ - tớ”, người này ở vị trí cao hơn với người kia.
Theo Tiin