Khi ngôn ngữ tục thâm nhập vào nghệ thuật

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
Hôm trước, tình cờ lướt web thấy một bài báo ca ngợi một cuốn sách của một tác giả nữ nổi tiếng và được cho là lạ, là độc, là táo bạo và đặc biệt mới mẻ của thế hệ lớp nhà văn hiện đại. Người ta bảo rằng, cuốn sách ấy cầm lên rồi không thể bỏ xuống, và càng gây chú ý hơn khi một nghệ sĩ có tên tuổi cũng thêm vài lời ca tụng cho thứ văn chương của tác giả nữ kia.

Nghe lời thiên hạ, tôi cũng mua ngay một cuốn về đọc. Và tôi cũng công nhận một điều rằng người ta nói đúng, cuốn sách ấy cầm lên rồi thì không thể bỏ xuống. Bởi tôi sợ rằng khi bỏ xuống, đứa em nhỏ của tôi sẽ cầm lên, và đọc, và bị tiêm nhiễm vào đầu những thứ ma quái.

Tôi bật cười sau những gì người ta gọi là văn chương, là nghệ thuật ấy. Với tôi, cuốn sách chẳng có gì thu hút ngoại trừ những cảnh tả s.ex và những ngôn từ không mấy thiện cảm nếu không muốn nói là thô tục. Phải, cái người viết nên cuốn truyện ấy, cái nhà văn nữ ấy, lạ, độc, như chính cái tên cô ta, lạ đến mức cô có thể dùng những từ ngữ kiểu như vãi đái để đưa vào tác phẩm của mình.

Bởi xưa nay có nhà văn nào dám dùng thứ ngôn từ như thế cho tác phẩm của mình đâu. Hóa ra, giờ tôi mới biết cách dùng ngôn ngữ thô tục, quái đản như thế cũng là một cách có thể làm cho tác phẩm của mình độc đáo hơn, gần gũi hơn, tựa như cái câu mà cô ta viết: "Thứ Hai, buổi sáng, toilet Diamond. Vắng tanh! Không chen chúc! Chỉ có một mình tôi. Tôi là cá nhân duy nhất! Buồn đái ở Diamond trong giờ phút ấy. Nói chính xác hơn: Tôi là nữ nhân duy nhất buồn đái trong toilet nữ, ở Diamond plaza vào sáng thứ Hai… Tôi đái!...".

Tôi băn khoăn, đến một ngày nào đó, nếu tác phẩm này quả thực có giá trị như người ta ca tụng và dĩ nhiên, như vậy nó sẽ được đưa vào trường học để dạy các em. Rồi một ngày cô giáo bắt gặp trong cách hành văn của học sinh, đâu đó lẫn lộn những ngôn ngữ thô tục kiểu như thế. Cô giáo ngạc nhiên hỏi sao, học sinh trả lời, “bắt chước nhà văn kia để cho nó lạ và độc”….


Mới đây, có một bộ phim phát trên truyền hình, thu hút đông đảo khán giả cả nước. Ừ, tôi công nhận bộ phim ấy hấp dẫn, hài hước thật. Hấp dẫn vì có một dàn diễn viên trẻ, đẹp; hài hước vì những tình huống gây cười, nhưng nếu nói có tính giáo dục cao e rằng tôi sẽ phản bác. Vì đâu đó, tôi thấy thứ ngôn ngữ của những nhân vật trong phim toàn là ngôn ngữ đầu đường xó chợ, và tần suất những từ chửi thề lặp đi lặp lại khá nhiều.

Mỗi lần coi xong phim, tôi thoáng nghe mấy đứa con nít trong xóm gọi nhau bằng con đĩ chó”, “thằng chó”, tôi kéo chúng lại hỏi sao chửi tục như vậy, tụi nó hồn nhiên, “thấy trên phim cũng toàn nói như thế mà!”. Tôi nghẹn họng, chẳng nói được gì.

Ấy thế mà giới chuyên môn đánh giá cao về bộ phim, những diễn viên trong đó dĩ nhiên nhận được những giải thưởng danh giá và vị đạo diễn của bộ phim được người ta biết đến như người đầu tiên mở ra bước ngoặt cho phim truyền hình Việt. Và từ đó những bộ phim tiếp của vị đạo diễn kia luôn được người ta chú ý.


Đâu đó trong một bộ phim khác của gã, tôi thấy có đoạn cô gái hỏi chàng trai, Anh à, anh là cục thịt, em là cục vàng, vậy mai mốt con mình đẻ ra sẽ là cục gì?. Chàng trai trả lời không chút do dự, cục cứt!”. Và tôi lại nghĩ, khi bộ phim ấy phát trên truyền hình, những người già, người trẻ, những đứa con nít lên ba, lên năm sẽ xem nó.

Và cái chi tiết khiến người ta nhớ lâu nhất trong bộ phim là gì? Ấy chính là từ mà chàng trai nọ thốt ra. Bởi cái xấu dù ít nhưng rất dễ nhớ, dễ đi sâu, tiêm nhiễm vào đầu óc hơn là cái tốt. Vị đạo diễn kia chắc hẳn sẽ trả lời rằng, tình huống đó, câu nói đó, của chàng trai đó chỉ là để gây cười, ngoài ra không có ý gì khác. Ừ thì đúng thế thật nhưng tôi lại nghĩ, một ngày nào đó, cha tôi sẽ hỏi em tôi rằng con là cục cưng của cha thế cha là cục gì của con?”. Nhỏ em tôi sẽ trả lời hồn nhiên không chút do dự, cục cứt! rồi nó cười khì khì bỏ đi. Cha biết nó chỉ buộc miệng, chỉ bắt chước thôi, nhưng lòng cha vẫn đau đau lắm….:KSV@19:


-Chilli-
Trích dẫn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom