Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật, vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý?
Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số gặp ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non). Bệnh thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, thông thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng... Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.
Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: NN
Thế nào là vàng da sơ sinh bệnh lý?
Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...). Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não làm cho trẻ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Nguyên tắc điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?
Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và truyền máu. Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang ôxy hóa tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu). Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, hộp sọ to, trẻ có tán huyết...
Cần hết sức lưu ý khi chiếu đèn, đó là trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về bình thường. Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin.
BS. Việt Bắc
benh tu ky o tre em va cach chua / bệnh tự kỷ / vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh / phục hồi chức năng nhi / phát triển nhận thức cho trẻ / trẻ chậm phát triển / bại não là gì / phuc hoi chuc nang cho tre bi bai nao / bại não là gì
Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý?
Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số gặp ở trẻ đẻ thiếu tháng (đẻ non). Bệnh thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, thông thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng... Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.
Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: NN
Thế nào là vàng da sơ sinh bệnh lý?
Trong một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...). Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não làm cho trẻ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Nguyên tắc điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?
Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây tổn thương não. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và truyền máu. Chiếu đèn là sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương). Khi chiếu đèn năng lượng, ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang ôxy hóa tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu). Chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh. Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, hộp sọ to, trẻ có tán huyết...
Cần hết sức lưu ý khi chiếu đèn, đó là trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về bình thường. Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin.
BS. Việt Bắc
benh tu ky o tre em va cach chua / bệnh tự kỷ / vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh / phục hồi chức năng nhi / phát triển nhận thức cho trẻ / trẻ chậm phát triển / bại não là gì / phuc hoi chuc nang cho tre bi bai nao / bại não là gì