Khi nào những tấn bi kịch trở thành hài kịch ?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : When do Tragedies Become Funny?
Why do some people find tragic events funny and when?
Published on September 14, 2012 by Gil Greengross, Ph.D. in Humor Sapiens


Tại sao và khi nào một số người phát hiện thấy những sự kiện bi kịch là khôi hài ?


Mọi người có vẻ thường xuyên phát hiện thấy một số tấn bi kịch và những rủi ro khác trong cuộc sống là khôi hài, nhưng có nhiều nhân tố liên quan trong việc chuyển hoá bi kịch thành hài kịch. Như Erma Bombeck đã từng nói , " Có một ranh giới mong manh phân biệt giữa tiếng cười và sự đau đớn, giữa hài kịch và bi kịch, hài hước và tổn thương." Tại sao nhiều người lại phát hiện thấy những bi kịch bà bất hạnh là khôi hài và điều gì tạo nên điều đó ?


Peter Mcgraw cộng tác với các thành viên trong phòng thí nghiệm về sự hài hước của ông tại trường đại học Colorado ở Boulder, để tìm một câu trả lời. Trong 1 bài báo được công bố gần đây, họ đã cố khám phá những gốc rễ của hiện tượng này. Họ đã tiến hành một loạt nghiên cứu để xem xét những điều kiện khác nhau mà trong đó những tấn bi kịch có thể gây ra tiếng cười.

Cốt lõi của lý thuyết này không chỉ xem xét về thời điểm xảy ra bi kịch mà còn về mức độ nghiêm trọng của nó. Những bi kịch nho nhỏ , hoặc những rủi ro , có thể gây ra sự hài hước nếu chúng xảy đến với bạn hoặc với một người bạn thân của bạn. Mặt khác, những bất hạnh lớn là buồn cười hơn khi chúng giáng xuống người khác.


Trong một nghiên cứu, các đối tượng phải nhớ lại một sự kiện gây ra sự buồn cười hoặc tăng , hoặc giảm theo thời gian, và đánh giá mức độ khó chịu của sự kiện đó. Kết quả cho thấy, những sự kiện có mức độ trầm trọng, làm cho bạn rất khó chịu, thì mức độ buồn cười gia tăng theo thời gian ( so với mức độ buồn cười mà họ phát hiện thấy tại thời điểm sự kiện xảy ra ). Nhưng đối với với những rủi ro nhỏ thì sự buồn cười của nó giảm dần theo thời gian.


Hãy nghĩ về sự khác nhau giữa việc bị xe tông ( rất khó chịu ) và bị vấp ngón chân ( không khó chịu lắm ). Nếu bạn bị một cái xe tông phải, bạn sẽ không thấy việc này là buồn cười ngay tại thời điểm đó, có thể vì nó gây thịệt hại về thể chất và tinh thần cho bạn. Nhưng theo thời gian, khi bạn ngày càng tách ra khỏi tình huống đó, bạn có thể nhìn lại và phát hiện thấy vụ tai nạn đó là buồn cười. Mặt khác, nếu bạn có một chấn thương không đáng kể đến chân của bạn, nó có thể buồn cười lúc đầu, nhưng cảm giác này sẽ suy yếu dần trong thời gian dài. Đó chính xác là những điều mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện. 99% các đối tượng nghĩ rằng một vụ tông xe xảy ra cách đây 5 năm sẽ buồn cười hơn tại ngày hôm nay hơn là vào ngày xảy ra tai nạn, trong khi chỉ có 18% nghĩ rằng một vụ chấn thương ngón chân sẽ thú vị hơn sau 5 năm.


Những thí nghiệm khác cho thấy , khi mọi người nhìn một bức hình của ai đó mà họ tin là thực sự bị tổn thương ( ví dụ ngón tay xuyên qua mắt như hình bên dưới ), họ có xu hướng đánh giá nó là ít buồn cười hơn so với khi họ nghĩ tấm hình đó là giả hoặc so với một sự bị tổn thương nhỏ.



Nghiên cứu này đã chỉ ra vô số những điều kiện mà ở đó những bi kịch có thể gây ra sự hài hước, nhưng vẫn có một vài câu hỏi chưa có câu trả lời. Ví dụ, những người Do Thái trong các trại tập trung trong suốt Thế Chiến II đã tạo ra những câu chuyện đùa về Đức Quốc xã và tình cảnh của họ. Kiểu hài hước này dường như vi phạm những tiền để rằng chúng ta cần tạo khoảng cách giữa bản thân với thời gian hoặc những người liên quan, hoặc mức độ trầm trọng của sự kiện cần được làm nhẹ, nhằm phát hiện thấy những bi kịch kinh khủng đó là buồn cười. Tại sao điều này xảy ra ?

Có thể khi chúng ta bị chìm ngập bởi những sự kiện bi thảm, khi chúng ta đạt đến sự đau khổ vô cùng, và nỗi đau khổ của chúng ta rất nghiêm trọng, chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất lực , không thể thay đổi thực tế xung quanh mình. Trong những hoàn cảnh đó, sự hài hước là một công cụ hữu ích , như là một cơ chế bảo vệ. Chúng ta bị áp đảo bởi nỗi đau, không thể chứa nó hoặc xử lý nó ở thời điểm hiện tại, vì vậy chúng ta tìm kiếm sự giải tỏa.


Chaya Ostrower, người đã viết một cuốn sách về sự hài hước trong suốt thời kỳ người Do Thái bị tàn sát hàng loạt , đã nói rằng , những người Do Thái không thể kiểm soát thực tế xung quanh họ, do đó thay vì cảm thấy bất lực trước nó, họ cố gắng thay đổi những cảm xúc bên trong mình. Sự hài hước đóng một vai trò lớn trong sự thay đổi đó và mang lại cho họ một tia hy vọng từ thực tế kinh khủng xung quanh họ.

Thời gian, chính nó đôi khi không cho phép chúng ta cười vào tất cả mọi thứ. Dù bằng cách nào, bi kịch và sự hài hước có thể sẽ tiếp tục liên kết vói nhau đối với nhiều người trong chúng ta.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom