- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Trước tiên, xin loại ngay những anh chàng đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành. Ở đây chỉ nói đến một hiện tượng tiết kiệm cho phù hợp tình hình tài chính gia đình của các đấng mày râu thành thị hiện nay, nhất là trong giới công sở.
Khoẻ hơn nhờ… tiết kiệm
Những cuộc tụ tập nhậu nhẹt cũng được tiết giảm do sự eo hẹp của túi tiền
Trước đây khi tiền còn rủng rỉnh, anh Tuệ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn cùng 4- 5 anh em đồng nghiệp mỗi ngày ra quán bia hơi chém gió rồi mới về ăn cơm tối. Mỗi bữa nhậu xong đứng lên thanh toán vài trăm nghìn. Có ngày trưa nhậu với đồng nghiệp, chiều nhậu với hàng xóm. Lắm hôm còn chưa tan dư âm của cuộc trước, đã có điện thoại ý ới gọi đến quán này quán nọ nhậu tiếp cuộc sau. Thế mà hơn một năm trở lại đây, những cuộc gặp gỡ ở quán bia như thế đã thưa dần. Bạn bè thân (phải là thân thật sự) lâu lâu mới nhắn tin, gọi điện rủ nhau tạt vào quán chốc lát làm dăm cốc bia rồi đứng dậy, chém gió ít hơn, tiền đỡ tốn hơn.
Để đỡ tốn tiền nhậu, mấy ông bạn đồng nghiệp và hàng xóm thân thiết nghĩ ra chiêu nhậu ở nhà cho bớt tốn kém. Lần lượt ông này rồi ông kia tự biến nhà riêng thành quán bia trong chốc lát, hoặc hẹn họp bia trong 1, 2 tiếng vào ngày nghỉ, mấy ông tự chuẩn bị đồ nhắm ngồi nhâm nhi với nhau.
Bớt la cà nhậu nhẹt, thời gian nhậu ngắn hơn, chi phí nhậu ít đi, đó là một thực tế xuất hiện ngày một rõ trong giới đàn ông công sở ở Hà Nội hiện nay. Anh Lời (phường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội), làm trong một công ty xuất nhập cảnh, trước đây hầu như tuần nào anh cũng có vài buổi về nhà muộn trong tình trạng đã say ngất ngưởng. Nhưng gần một năm trở lại đây, gần như cứ hết giờ hành chính đã thấy anh có mặt ở nhà. Khỏi phải nói chị Thuý, vợ anh Lời vui ra mặt thế nào. “Biết là công ty làm ăn khó khăn hơn, nhưng cái đáng lo hơn là sức khoẻ của anh ấy. Có tuổi rồi, ngày nào cũng rượu chè thì sức trâu cũng không chịu được nữa là người”- Chị Thuý tâm sự.
Là người kinh doanh tự do, anh Hà (phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) có tiếng giao tiếp rộng, đồng nghĩa với việc nhậu nhẹt nhiều hơn cơm nhà. Lâu ngày bặt tin, gặp lại gần đây vui miệng hỏi dạo này có hay ngồi nhậu mỗi chiều nữa không, anh bảo trước một tuần 3- 4 bữa thì giờ cả tháng mới 1- 2 bữa. “Đối tác quan trọng hay bạn cũ lâu ngày thì phải ngồi uống. Chứ giờ chi nhiều hơn thu thế này, có quay vòng mỗi ông trả một bữa thì cũng hết cả tiền mua sữa cho con”.
Đội tennis anh Hà tham gia, vốn tập hợp anh em trong cùng khu dân cư, trước đây cũng thường xuyên cá cược tiền thắng thua với nhau. Những bữa nhậu, hay két bia sau mỗi trận đấu tennis hàng tối là chuyện thường tình. Nhưng từ gần nửa năm nay, cá cược tiền hay ngồi uống mấy cốc bia sau buổi chơi thể thao cũng đã giảm. Anh Hà cho biết chi phí cho môn thể thao này trung bình mỗi người đã hết khoảng trên dưới 1 triệu đồng/ tháng, thêm tiền ăn uống nhậu nhẹt (dù là chung chi) vào nữa, lương công nhân viên chức thì không thể kham nổi. “Thế mà khỏe người ra ấy chứ, xong buổi bóng, có thời gian thì anh em ngồi làm ly trà đá rồi về ngủ. Như trước, lắm hôm đánh đã mệt, lại nhậu nhẹt đến nửa đêm, hôm sau lết bết mới dậy nổi, vợ bảo các ông lấy cớ đi nhậu chứ thể thao thể thung cái gì”- anh Hà nói vui.
Chi phí cho những thú vui thể thao của dân công sở cũng phải cắt giảm nhiều trong thời buổi kinh tế khó khăn Hết thời phung phí
Một thú vui khác đối với phần đông đàn ông con trai là thể thao. Trẻ, khỏe thì bóng đá; có chút tuổi nhưng không nhiều tiền lắm thì bóng bàn, tennis; có điều kiện nữa thì chơi golf...
Ở đây nói về tầm trung phổ biến nhất đối với dân công sở là tennis. Anh Phú (dân công sở ở một quận nội thành Hà Nội) dù công việc bận nhưng tuần nào cũng phải thu xếp 3 buổi tối để ra sân. Cô vợ có lần than: “Ông này riêng tiền giày cũng vài chục triệu mỗi năm”. Chơi tennis di chuyển nhiều, với cường độ cao trên sàn sân cứng, đi giày thể thao xịn thì cũng chỉ 2- 3 tháng chơi bóng liên tục là giày mòn đế. Như người ta thì mang ra cửa hàng thể thao dán lại đế cho tiết kiệm thì anh Phú lại đi mua luôn đôi giày mới, để đôi giày cũ cho bạn bè (một đôi giày đánh tennis loại thường cũng phải cỡ 200- 300 USD/đôi). Gần đây mấy tháng rồi không thấy ông bạn sắm mới đôi giày nào nữa, hỏi ra mới biết công ty làm ăn khó khăn, cắt giảm nhiều khoản, nên chi tiêu cho thể thao cũng phải tiết kiệm, không sắm bừa như trước nữa. Thậm chí, anh Phú còn đang tìm hiểu xem dán đế giày thể thao ở đâu vừa tốt vừa rẻ, hay căng lại vợt thì nên đến chỗ nào có giá cả hợp lý.
Trở lại với anh Hà ở phường Kim Liên. Anh cũng tham gia một đội tennis từ khá lâu và giữ vai trò đội trưởng. Anh Hà chuyên chịu trách nhiệm đặt sân, chi phí tiền nước uống, chuẩn bị bóng cho anh em, đến cuối tháng tổng hợp hết bao nhiêu mới cộng lại để chia đầu người đóng góp. Anh cho biết trước đây, mỗi hôm ra sân lại mua một hộp bóng mới (mỗi hộp 3 quả, giá khoảng 70 – 80 ngàn đồng, tuỳ mua ở cửa hàng hay mua ở sân); đánh hết trận thì vứt luôn mấy quả bóng lại cho sân (sẽ được người nhặt bóng bán lại cho những người chơi khác tiết kiệm không muốn mua bóng mới, với giá 5.000 đồng/quả). Bây giờ thì chính đội anh cũng lại chuyển sang chơi bóng lướt như vậy. Nghĩa là loại bóng tập mới dùng qua một vài lần, được gom bán thành túi 50 quả với giá 300 ngàn, hoặc 100 quả 450 ngàn ở các cửa hàng bán đồ thể thao.
“Anh em tập cho vui chứ có thi thố gì đâu mà phải cần chất lượng cao. Một túi bóng đánh được cả năm, cũng đỡ được nhiều chi phí cho mọi người”- Anh Hà cho biết. Trước kia, đội của anh chỉ 6 người, ai xin gia nhập cũng không đồng ý, bởi lẽ đã ghép đôi đánh. Nhưng gần đây thì đã lên tới 10 người, với lý do chia sẻ chi phí. Thậm chí từ nhiều năm nay, anh Hà đăng ký thường xuyên ở sân của Trung tâm TDTT và bơi lội Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội), thế nhưng gần đây đã phải chuyển xuống sân thuộc khu đô thị Định Công (quận Hoàng Mai). “Xa hơn chút nhưng mỗi tháng cũng đỡ được cả triệu tiền sân” - Anh Hà bật mí chiêu tiết kiệm.
Trước đây, tay vợt nghiệp dư này thường dùng loại băng xịn nhập khẩu, mỗi chiếc khoảng 100 ngàn (dùng được khoảng 1 tháng nếu đánh thường xuyên); nay đã chuyển sang băng cuộn, nghĩa là quấn đến đâu cắt ra đến đấy, với chưa đến 100 ngàn, quấn được cỡ chục lần. Tiết kiệm như vậy chẳng biết đã hết cỡ của những mày râu nghiền thể thao trong thời buổi kinh tế khó khăn?
Để đỡ tốn tiền nhậu, mấy ông bạn đồng nghiệp và hàng xóm thân thiết nghĩ ra chiêu nhậu ở nhà cho bớt tốn kém. Lần lượt ông này rồi ông kia tự biến nhà riêng thành quán bia trong chốc lát, hoặc hẹn họp bia trong 1, 2 tiếng vào ngày nghỉ, mấy ông tự chuẩn bị đồ nhắm ngồi nhâm nhi với nhau.
Theo giaoducthoidai.vn
Khoẻ hơn nhờ… tiết kiệm
Những cuộc tụ tập nhậu nhẹt cũng được tiết giảm do sự eo hẹp của túi tiền
Trước đây khi tiền còn rủng rỉnh, anh Tuệ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn cùng 4- 5 anh em đồng nghiệp mỗi ngày ra quán bia hơi chém gió rồi mới về ăn cơm tối. Mỗi bữa nhậu xong đứng lên thanh toán vài trăm nghìn. Có ngày trưa nhậu với đồng nghiệp, chiều nhậu với hàng xóm. Lắm hôm còn chưa tan dư âm của cuộc trước, đã có điện thoại ý ới gọi đến quán này quán nọ nhậu tiếp cuộc sau. Thế mà hơn một năm trở lại đây, những cuộc gặp gỡ ở quán bia như thế đã thưa dần. Bạn bè thân (phải là thân thật sự) lâu lâu mới nhắn tin, gọi điện rủ nhau tạt vào quán chốc lát làm dăm cốc bia rồi đứng dậy, chém gió ít hơn, tiền đỡ tốn hơn.
Để đỡ tốn tiền nhậu, mấy ông bạn đồng nghiệp và hàng xóm thân thiết nghĩ ra chiêu nhậu ở nhà cho bớt tốn kém. Lần lượt ông này rồi ông kia tự biến nhà riêng thành quán bia trong chốc lát, hoặc hẹn họp bia trong 1, 2 tiếng vào ngày nghỉ, mấy ông tự chuẩn bị đồ nhắm ngồi nhâm nhi với nhau.
Bớt la cà nhậu nhẹt, thời gian nhậu ngắn hơn, chi phí nhậu ít đi, đó là một thực tế xuất hiện ngày một rõ trong giới đàn ông công sở ở Hà Nội hiện nay. Anh Lời (phường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội), làm trong một công ty xuất nhập cảnh, trước đây hầu như tuần nào anh cũng có vài buổi về nhà muộn trong tình trạng đã say ngất ngưởng. Nhưng gần một năm trở lại đây, gần như cứ hết giờ hành chính đã thấy anh có mặt ở nhà. Khỏi phải nói chị Thuý, vợ anh Lời vui ra mặt thế nào. “Biết là công ty làm ăn khó khăn hơn, nhưng cái đáng lo hơn là sức khoẻ của anh ấy. Có tuổi rồi, ngày nào cũng rượu chè thì sức trâu cũng không chịu được nữa là người”- Chị Thuý tâm sự.
Là người kinh doanh tự do, anh Hà (phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) có tiếng giao tiếp rộng, đồng nghĩa với việc nhậu nhẹt nhiều hơn cơm nhà. Lâu ngày bặt tin, gặp lại gần đây vui miệng hỏi dạo này có hay ngồi nhậu mỗi chiều nữa không, anh bảo trước một tuần 3- 4 bữa thì giờ cả tháng mới 1- 2 bữa. “Đối tác quan trọng hay bạn cũ lâu ngày thì phải ngồi uống. Chứ giờ chi nhiều hơn thu thế này, có quay vòng mỗi ông trả một bữa thì cũng hết cả tiền mua sữa cho con”.
Đội tennis anh Hà tham gia, vốn tập hợp anh em trong cùng khu dân cư, trước đây cũng thường xuyên cá cược tiền thắng thua với nhau. Những bữa nhậu, hay két bia sau mỗi trận đấu tennis hàng tối là chuyện thường tình. Nhưng từ gần nửa năm nay, cá cược tiền hay ngồi uống mấy cốc bia sau buổi chơi thể thao cũng đã giảm. Anh Hà cho biết chi phí cho môn thể thao này trung bình mỗi người đã hết khoảng trên dưới 1 triệu đồng/ tháng, thêm tiền ăn uống nhậu nhẹt (dù là chung chi) vào nữa, lương công nhân viên chức thì không thể kham nổi. “Thế mà khỏe người ra ấy chứ, xong buổi bóng, có thời gian thì anh em ngồi làm ly trà đá rồi về ngủ. Như trước, lắm hôm đánh đã mệt, lại nhậu nhẹt đến nửa đêm, hôm sau lết bết mới dậy nổi, vợ bảo các ông lấy cớ đi nhậu chứ thể thao thể thung cái gì”- anh Hà nói vui.
Chi phí cho những thú vui thể thao của dân công sở cũng phải cắt giảm nhiều trong thời buổi kinh tế khó khăn
Một thú vui khác đối với phần đông đàn ông con trai là thể thao. Trẻ, khỏe thì bóng đá; có chút tuổi nhưng không nhiều tiền lắm thì bóng bàn, tennis; có điều kiện nữa thì chơi golf...
Ở đây nói về tầm trung phổ biến nhất đối với dân công sở là tennis. Anh Phú (dân công sở ở một quận nội thành Hà Nội) dù công việc bận nhưng tuần nào cũng phải thu xếp 3 buổi tối để ra sân. Cô vợ có lần than: “Ông này riêng tiền giày cũng vài chục triệu mỗi năm”. Chơi tennis di chuyển nhiều, với cường độ cao trên sàn sân cứng, đi giày thể thao xịn thì cũng chỉ 2- 3 tháng chơi bóng liên tục là giày mòn đế. Như người ta thì mang ra cửa hàng thể thao dán lại đế cho tiết kiệm thì anh Phú lại đi mua luôn đôi giày mới, để đôi giày cũ cho bạn bè (một đôi giày đánh tennis loại thường cũng phải cỡ 200- 300 USD/đôi). Gần đây mấy tháng rồi không thấy ông bạn sắm mới đôi giày nào nữa, hỏi ra mới biết công ty làm ăn khó khăn, cắt giảm nhiều khoản, nên chi tiêu cho thể thao cũng phải tiết kiệm, không sắm bừa như trước nữa. Thậm chí, anh Phú còn đang tìm hiểu xem dán đế giày thể thao ở đâu vừa tốt vừa rẻ, hay căng lại vợt thì nên đến chỗ nào có giá cả hợp lý.
Trở lại với anh Hà ở phường Kim Liên. Anh cũng tham gia một đội tennis từ khá lâu và giữ vai trò đội trưởng. Anh Hà chuyên chịu trách nhiệm đặt sân, chi phí tiền nước uống, chuẩn bị bóng cho anh em, đến cuối tháng tổng hợp hết bao nhiêu mới cộng lại để chia đầu người đóng góp. Anh cho biết trước đây, mỗi hôm ra sân lại mua một hộp bóng mới (mỗi hộp 3 quả, giá khoảng 70 – 80 ngàn đồng, tuỳ mua ở cửa hàng hay mua ở sân); đánh hết trận thì vứt luôn mấy quả bóng lại cho sân (sẽ được người nhặt bóng bán lại cho những người chơi khác tiết kiệm không muốn mua bóng mới, với giá 5.000 đồng/quả). Bây giờ thì chính đội anh cũng lại chuyển sang chơi bóng lướt như vậy. Nghĩa là loại bóng tập mới dùng qua một vài lần, được gom bán thành túi 50 quả với giá 300 ngàn, hoặc 100 quả 450 ngàn ở các cửa hàng bán đồ thể thao.
“Anh em tập cho vui chứ có thi thố gì đâu mà phải cần chất lượng cao. Một túi bóng đánh được cả năm, cũng đỡ được nhiều chi phí cho mọi người”- Anh Hà cho biết. Trước kia, đội của anh chỉ 6 người, ai xin gia nhập cũng không đồng ý, bởi lẽ đã ghép đôi đánh. Nhưng gần đây thì đã lên tới 10 người, với lý do chia sẻ chi phí. Thậm chí từ nhiều năm nay, anh Hà đăng ký thường xuyên ở sân của Trung tâm TDTT và bơi lội Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội), thế nhưng gần đây đã phải chuyển xuống sân thuộc khu đô thị Định Công (quận Hoàng Mai). “Xa hơn chút nhưng mỗi tháng cũng đỡ được cả triệu tiền sân” - Anh Hà bật mí chiêu tiết kiệm.
Trước đây, tay vợt nghiệp dư này thường dùng loại băng xịn nhập khẩu, mỗi chiếc khoảng 100 ngàn (dùng được khoảng 1 tháng nếu đánh thường xuyên); nay đã chuyển sang băng cuộn, nghĩa là quấn đến đâu cắt ra đến đấy, với chưa đến 100 ngàn, quấn được cỡ chục lần. Tiết kiệm như vậy chẳng biết đã hết cỡ của những mày râu nghiền thể thao trong thời buổi kinh tế khó khăn?
Để đỡ tốn tiền nhậu, mấy ông bạn đồng nghiệp và hàng xóm thân thiết nghĩ ra chiêu nhậu ở nhà cho bớt tốn kém. Lần lượt ông này rồi ông kia tự biến nhà riêng thành quán bia trong chốc lát, hoặc hẹn họp bia trong 1, 2 tiếng vào ngày nghỉ, mấy ông tự chuẩn bị đồ nhắm ngồi nhâm nhi với nhau.
Theo giaoducthoidai.vn