Khi con không đi ngoài có phải là con bị táo bón?

minhhuyen1011

Banned
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Nhiều mẹ với tâm lý lo lắng chỉ cần thấy con không ị một ngày là đã khẳng định bé bị táo bón rồi tìm cách chữa trị. Điều này là hoàn toàn sau lầm vì tùy từng độ tuổi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi


Nếu trẻ bị táo bón thì thời gian đại tiện của bé sẽ bị giãn cách hơn nên sau 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần. Phân không cứng nhưng sẽ keo lại như đất sét. Ngoài ra, bé hay khó chịu và quấy khóc, mặt đỏ bừng khi đi ị
Nguyên nhân bé bị táo bón trong giai đoạn này thường là do bé uống sữa công thức vì sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ. Với những bé bú mẹ sẽ có những lần đại tiện cách nhau vài ngày bời vì lượng sữa mẹ bé nạp vào sẽ được chuyển hóa một cách triệt để. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên theo dõi thói quen đi tiêu của bé. Tùy thuộc vào việc bé ăn gì và mức độ tiêu hóa của cơ thể mà số lần đi vệ sinh cũng khác nhau.

tao-bon.jpg

Trẻ từ 3- 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, nhiều bé ngoài sữa mẹ ra còn ăn thêm các loại bột dinh dưỡng. Vì vậy mà nguy cơ bị táo bón của trẻ cũng sẽ cao hơn. Mẹ hãy lưu ý nếu thấy bé có các biểu hiện sau:

–Phân cứng, nhỏ

–Số lần đi tiêu dãn cách, khoảng 3-4 ngày

–Mặt bé đỏ bừng mỗi khi đi vệ sinh

tao-bon.jpg

Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phổ biến nhất cho các trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh vì giai đoạn này bé đã bắt đầu ăn dặm. Khi bị táo bón cũng có những biểu hiện tương tự như giai đoạn bé từ 3-6 tháng tuổi nhưng mức độ biểu hện sẽ nặng và rõ rệt hơn.

–Phân không chỉ cứng mà có thể còn kèm theo một ít máu do bị tổn thương vùng niêm mạc hậu môn

–Khoảng cách giữa các lần đi tiêu cách nhau khá xa

–Bụng bé căng đầy, sờ vào thấy cứng

Mẹ cần làm gì khi con bị táo bón?

tam-cho-be.jpg

Khi con bị táo bón mẹ cần bình tĩnh để có những biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Ngoài tình trạng bệnh nặng, cần đi khám bác sĩ thì mẹ có thể thử những cách sau để giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Massage cho bé: Mẹ cầm hai chân của bé trong tay rồi nhẹ nhàng đẩy đầu gối của bé về phía trước, mô phỏng theo từng động tác đạp xe. Cách khác là mẹ có thể massage vùng bụng dưới rốn của bé một cách nhẹ nhàng, thêm một chút lực với vùng bụng căng và cứng.

Cho bé tắm nước ấm: Mẹ cho bé ngâm mình trong nước ấm một lúc có thể thư giãn vùng cơ bụng, giảm khó chịu do đầy bụng và kích thích được nhu động ruột

Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho bé: Lợi khuẩn probotic có vai trò quan trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp giảm tình trạng trẻ bị táo bón, tiêu chảy.
 
×
Quay lại
Top Bottom