Sỏi thận, căn bệnh ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Căn bệnh đến với chúng ta khá nhanh nếu không phát hiện và điều trị đúng lúc, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh thường được phát hiện qua các cơn đau, tuy nhiên ở mỗi mức độ bệnh lý khác nhau, biểu hiện và vị trí của cơn đau cũng khác nhau. Và nếu chúng ta bị sỏi thận thì sẽ đau ở đâu và đau như thế nào? Hãy cùng đến với bài chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nữa về một số thông tin về bệnh sỏi thận.
Trong quá trình hình thành và phát triển, triệu chứng sỏi thận thường không rõ rệt. Chỉ đến khi có những cơn đau hoặc phát hiện ra sỏi khi đi tiểu người bệnh mới biết. Ngày nay tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng tăng, do thói quen ngại vận động, ngồi nhiều, ngại uống nước hoặc uống quá ít, quá lạm dụng thuốc, các thực phẩm chức năng, sữa,…để bổ sung canxi và các dưỡng chất cho cơ thể. Ngay khi phát hiện ra bệnh, các bạn nên đến ngay các trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Sỏi thận đau ở đâu và đau như thế nào?
Khi mắc bệnh sỏi thận, biểu hiện thường thấy chính là những cơn đau quặn thắt khu vực thắt lưng, hông sau đó lan xuống bụng dưới. Vì khi đó, những hòn sỏi sẽ kích thích hoặt động của đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng co thắt, tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu sẽ bị ứ đọng lại trong thận làm tăng áp lực bể thận dẫn đến những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng thận. Nếu sỏi đi xuống bàng quang theo đường tiết niệu, sẽ gây ra những cơn đau vùng hông và bụng dưới, do trong quá trình di chuyển sỏi cọ sát, làm xước những nơi mà nó đi qua.
Bên cạnh đó, khi bị sỏi thận sẽ kèm theo các biểu hiện khác như: đau ê ẩm vùng thắt lưng, nhất là khi vận động mạnh cơn đau càng dữ dội,…Bệnh nhân luôn có cảm giác quặn thắt từ bên trong, nằm kiểu gì cũng vẫn thấy đau,thường kéo dài trong vòng từ 20 – 60 phút, cùng với đó là tình trạng sốt, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, sườn và hạ sườn sau đó lan dần xuống vùng hông, bụng dưới, đùi và bộ phận sinh dục ( thường xảy ra ở nam giới).
Những cơn đau này xuất hiện khá đột ngột, không theo một quy tắc hay chu trình nào cả. Có thể người người bệnh cảm thấy đau dữ dỗi, mặt tái đi, đổ mồ hôi lạnh thậm chí là sốt cao, đái ra máu, ra mủ,...
Làm thế nào để giảm bớt cơn đau sỏi thận
Để giảm bớt cơn đau do sỏi thận gây ra, các bạn nên:
+ Nằm yên nghỉ ngơi, không nên nằm nghiêng vì nó có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, hạn chế vận động động nặng, mạnh.
+ Chờm nước nóng ấm lên khu vực đau: lưng, bụng,.., hơi ấm sẽ làm tăng lưu thông máu và dịu cơn đau tạm thời.
+ Uống nhiều nước ấm giúp giảm cơn đau do sỏi thận gây ra rất tốt. Nếu mỗi ngày cơ thể được cung cấp từ 2-3 lít nước sẽ rất tốt cho sức khoẻ và góp phần đẩy sỏi thận ra ngoài. Bên cạnh đó, nước còn giúp rửa sạch vi khuẩn và các tế bảo chết nằm trong thận. Theo nghiên cứu thì với những sỏi thận nhỏ có kích thước nhỏ hơn 4 mm, nếu có một dòng nước đủ mạnh chúng sẽ được đẩy ra ngoài một cách tợ nhiên.
+ Uống thuốc giảm đau: Khi áp dụng cách này người bệnh nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng, không nên quá phụ thuộc, lạm dụng thuốc vì nó có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, thường đối với các trường bợp bị sỏi thận sẽ được khuyên dùng paracetamol hoặc acetaminophen.
Chú ý:
- Không dùng Aspirin liều cao, vì trong thuốc này có chứa thành phần làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch dẫn đến tăng khả năng hình thành sỏi thận.
- Không nên uống NSAIDs – thuốc chống viêm nếu không có có chỉ định của bác sỹ. Vì nó rất nguy hiểm đối với những người bị suy giảm các chức năng thận.
+ Xin tư vấn của bác sỹ về việc dùng kháng sinh trong hỗ trợ điều trị, vì kháng sinh sẽ giúp kháng viêm, điều trị các trường hợp bị nhiễm trùng dường tiết niệu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Như vậy sẽ giảm được các cơn đau do sỏi thận gây ra.
Với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho các bạn biết rõ được: "Sỏi thận đau ở đâu? Đau ra sao? Và cách nào để giảm những cơn đau sỏi thận? Từ đó có thể phát hiện được bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời và có được phương pháp điều trị đúng nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Trong quá trình hình thành và phát triển, triệu chứng sỏi thận thường không rõ rệt. Chỉ đến khi có những cơn đau hoặc phát hiện ra sỏi khi đi tiểu người bệnh mới biết. Ngày nay tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng tăng, do thói quen ngại vận động, ngồi nhiều, ngại uống nước hoặc uống quá ít, quá lạm dụng thuốc, các thực phẩm chức năng, sữa,…để bổ sung canxi và các dưỡng chất cho cơ thể. Ngay khi phát hiện ra bệnh, các bạn nên đến ngay các trung tâm y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Sỏi thận đau ở đâu và đau như thế nào?
Khi mắc bệnh sỏi thận, biểu hiện thường thấy chính là những cơn đau quặn thắt khu vực thắt lưng, hông sau đó lan xuống bụng dưới. Vì khi đó, những hòn sỏi sẽ kích thích hoặt động của đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng co thắt, tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này nước tiểu sẽ bị ứ đọng lại trong thận làm tăng áp lực bể thận dẫn đến những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng thận. Nếu sỏi đi xuống bàng quang theo đường tiết niệu, sẽ gây ra những cơn đau vùng hông và bụng dưới, do trong quá trình di chuyển sỏi cọ sát, làm xước những nơi mà nó đi qua.
Bên cạnh đó, khi bị sỏi thận sẽ kèm theo các biểu hiện khác như: đau ê ẩm vùng thắt lưng, nhất là khi vận động mạnh cơn đau càng dữ dội,…Bệnh nhân luôn có cảm giác quặn thắt từ bên trong, nằm kiểu gì cũng vẫn thấy đau,thường kéo dài trong vòng từ 20 – 60 phút, cùng với đó là tình trạng sốt, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, sườn và hạ sườn sau đó lan dần xuống vùng hông, bụng dưới, đùi và bộ phận sinh dục ( thường xảy ra ở nam giới).
Những cơn đau này xuất hiện khá đột ngột, không theo một quy tắc hay chu trình nào cả. Có thể người người bệnh cảm thấy đau dữ dỗi, mặt tái đi, đổ mồ hôi lạnh thậm chí là sốt cao, đái ra máu, ra mủ,...
Làm thế nào để giảm bớt cơn đau sỏi thận
Để giảm bớt cơn đau do sỏi thận gây ra, các bạn nên:
+ Nằm yên nghỉ ngơi, không nên nằm nghiêng vì nó có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, hạn chế vận động động nặng, mạnh.
+ Chờm nước nóng ấm lên khu vực đau: lưng, bụng,.., hơi ấm sẽ làm tăng lưu thông máu và dịu cơn đau tạm thời.
+ Uống nhiều nước ấm giúp giảm cơn đau do sỏi thận gây ra rất tốt. Nếu mỗi ngày cơ thể được cung cấp từ 2-3 lít nước sẽ rất tốt cho sức khoẻ và góp phần đẩy sỏi thận ra ngoài. Bên cạnh đó, nước còn giúp rửa sạch vi khuẩn và các tế bảo chết nằm trong thận. Theo nghiên cứu thì với những sỏi thận nhỏ có kích thước nhỏ hơn 4 mm, nếu có một dòng nước đủ mạnh chúng sẽ được đẩy ra ngoài một cách tợ nhiên.
+ Uống thuốc giảm đau: Khi áp dụng cách này người bệnh nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng, không nên quá phụ thuộc, lạm dụng thuốc vì nó có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, thường đối với các trường bợp bị sỏi thận sẽ được khuyên dùng paracetamol hoặc acetaminophen.
Chú ý:
- Không dùng Aspirin liều cao, vì trong thuốc này có chứa thành phần làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch dẫn đến tăng khả năng hình thành sỏi thận.
- Không nên uống NSAIDs – thuốc chống viêm nếu không có có chỉ định của bác sỹ. Vì nó rất nguy hiểm đối với những người bị suy giảm các chức năng thận.
+ Xin tư vấn của bác sỹ về việc dùng kháng sinh trong hỗ trợ điều trị, vì kháng sinh sẽ giúp kháng viêm, điều trị các trường hợp bị nhiễm trùng dường tiết niệu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Như vậy sẽ giảm được các cơn đau do sỏi thận gây ra.
Với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho các bạn biết rõ được: "Sỏi thận đau ở đâu? Đau ra sao? Và cách nào để giảm những cơn đau sỏi thận? Từ đó có thể phát hiện được bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời và có được phương pháp điều trị đúng nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!