- Tham gia
- 22/10/2012
- Bài viết
- 259
Khi bị hiểu lầm !
Đừng cố nói với số đông sự thật, khi họ chỉ muốn nghe những gì họ nghĩ. Hãy luôn là chính mình thôi!
Trong đời, ai cũng ít nhất một lần bị hiểu lầm. Nhưng quan trọng là chúng ta ứng xử thế nào, chấp nhận bị oan hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa? Cuộc sống này đôi khi "thật giả khó phân bua".
Dù là hiểu lầm người khác hay bị người khác hiểu lầm thì ta cũng mang cảm giác dằn vặt như nhau. Khi bị hiểu lầm, mình sẽ cảm thấy tổn thương rất nhiều, bản thân ngay thẳng nhưng bị mọi người cho là xấu xa, không đáng tin. Còn hiểu lầm người khác, mình rơi vào trạng thái có lỗi khi hấp tấp vội vàng, ăn năn khi khiến bạn mình trằn trọc… Sau những hiểu lầm không đáng có, liệu rằng các mối quan hệ có còn như xưa, hay thay vào đó là sự nghi ngờ, lo sợ?
Nếu bạn đã từng bị “oan”, đừng thanh minh hay bày tỏ thái độ gì cả. Sẽ không ai tin bạn vào lúc đó và cũng nên tránh đổ lỗi, hay tỏ ra chê trách bất kì điều gì. Nếu bạn trong sạch, thời gian sẽ trả lời tất cả. Nhiều trường hợp bị hiểu lầm mà mãi đến một thời gian rất dài, có khi cả một đời người mới được “giải oan”.
Một lý do khác khiến sự hiểu lầm ngày càng đi khó tháo gỡ: đó là do cái tôi và sự hèn nhát. “Cái tôi” là vì ít ai chịu nhận lỗi về phần mình, cứ khăng khăng bảo rằng mình bị oan ức, mình trong sạch. Còn hèn nhát là vì không chịu đối diện với sự thật, không chịu bảo vệ lẽ phải, không chịu cùng ngồi lại với nhau và phân tích ngọn ngành vấn đề, chỉ áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân vì sĩ diện.
Khi hiểu lầm ai đó, có thể bạn sẽ nuối tiếc mãi, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm sống, để nhìn nhận vấn đề đa chiều và sâu sắc hơn. Nếu nhờ hiểu lầm người khác mà biết thay đổi bản thân theo hướng tích cực thì đó cũng là điều xứng đáng…
Cuộc sống đôi khi cần những hiểu lầm, vì biết đâu được, nhờ thử thách đó mà học được nhiều điều khác, chẳng hạn như sự chân thành, tình người và cách thứ tha…
Tóm lại, chuyện gì cũng có hướng giải quyết, thay vì buồn rầu, tự cho phép mình bị tổn thương hay cảm thấy có lỗi, hãy luôn giữ nụ cười lạc quan là đủ
Khi bị hiểu lầm !
Đừng cố nói với số đông sự thật, khi họ chỉ muốn nghe những gì họ nghĩ. Hãy luôn là chính mình thôi!
Trong đời, ai cũng ít nhất một lần bị hiểu lầm. Nhưng quan trọng là chúng ta ứng xử thế nào, chấp nhận bị oan hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa? Cuộc sống này đôi khi "thật giả khó phân bua".
Dù là hiểu lầm người khác hay bị người khác hiểu lầm thì ta cũng mang cảm giác dằn vặt như nhau. Khi bị hiểu lầm, mình sẽ cảm thấy tổn thương rất nhiều, bản thân ngay thẳng nhưng bị mọi người cho là xấu xa, không đáng tin. Còn hiểu lầm người khác, mình rơi vào trạng thái có lỗi khi hấp tấp vội vàng, ăn năn khi khiến bạn mình trằn trọc… Sau những hiểu lầm không đáng có, liệu rằng các mối quan hệ có còn như xưa, hay thay vào đó là sự nghi ngờ, lo sợ?
Nếu bạn đã từng bị “oan”, đừng thanh minh hay bày tỏ thái độ gì cả. Sẽ không ai tin bạn vào lúc đó và cũng nên tránh đổ lỗi, hay tỏ ra chê trách bất kì điều gì. Nếu bạn trong sạch, thời gian sẽ trả lời tất cả. Nhiều trường hợp bị hiểu lầm mà mãi đến một thời gian rất dài, có khi cả một đời người mới được “giải oan”.
Một lý do khác khiến sự hiểu lầm ngày càng đi khó tháo gỡ: đó là do cái tôi và sự hèn nhát. “Cái tôi” là vì ít ai chịu nhận lỗi về phần mình, cứ khăng khăng bảo rằng mình bị oan ức, mình trong sạch. Còn hèn nhát là vì không chịu đối diện với sự thật, không chịu bảo vệ lẽ phải, không chịu cùng ngồi lại với nhau và phân tích ngọn ngành vấn đề, chỉ áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân vì sĩ diện.
Khi hiểu lầm ai đó, có thể bạn sẽ nuối tiếc mãi, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm sống, để nhìn nhận vấn đề đa chiều và sâu sắc hơn. Nếu nhờ hiểu lầm người khác mà biết thay đổi bản thân theo hướng tích cực thì đó cũng là điều xứng đáng…
Cuộc sống đôi khi cần những hiểu lầm, vì biết đâu được, nhờ thử thách đó mà học được nhiều điều khác, chẳng hạn như sự chân thành, tình người và cách thứ tha…
Tóm lại, chuyện gì cũng có hướng giải quyết, thay vì buồn rầu, tự cho phép mình bị tổn thương hay cảm thấy có lỗi, hãy luôn giữ nụ cười lạc quan là đủ
Đừng cố nói với số đông sự thật, khi họ chỉ muốn nghe những gì họ nghĩ. Hãy luôn là chính mình thôi!
Trong đời, ai cũng ít nhất một lần bị hiểu lầm. Nhưng quan trọng là chúng ta ứng xử thế nào, chấp nhận bị oan hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa? Cuộc sống này đôi khi "thật giả khó phân bua".
Dù là hiểu lầm người khác hay bị người khác hiểu lầm thì ta cũng mang cảm giác dằn vặt như nhau. Khi bị hiểu lầm, mình sẽ cảm thấy tổn thương rất nhiều, bản thân ngay thẳng nhưng bị mọi người cho là xấu xa, không đáng tin. Còn hiểu lầm người khác, mình rơi vào trạng thái có lỗi khi hấp tấp vội vàng, ăn năn khi khiến bạn mình trằn trọc… Sau những hiểu lầm không đáng có, liệu rằng các mối quan hệ có còn như xưa, hay thay vào đó là sự nghi ngờ, lo sợ?
Nếu bạn đã từng bị “oan”, đừng thanh minh hay bày tỏ thái độ gì cả. Sẽ không ai tin bạn vào lúc đó và cũng nên tránh đổ lỗi, hay tỏ ra chê trách bất kì điều gì. Nếu bạn trong sạch, thời gian sẽ trả lời tất cả. Nhiều trường hợp bị hiểu lầm mà mãi đến một thời gian rất dài, có khi cả một đời người mới được “giải oan”.
Một lý do khác khiến sự hiểu lầm ngày càng đi khó tháo gỡ: đó là do cái tôi và sự hèn nhát. “Cái tôi” là vì ít ai chịu nhận lỗi về phần mình, cứ khăng khăng bảo rằng mình bị oan ức, mình trong sạch. Còn hèn nhát là vì không chịu đối diện với sự thật, không chịu bảo vệ lẽ phải, không chịu cùng ngồi lại với nhau và phân tích ngọn ngành vấn đề, chỉ áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân vì sĩ diện.
Khi hiểu lầm ai đó, có thể bạn sẽ nuối tiếc mãi, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm sống, để nhìn nhận vấn đề đa chiều và sâu sắc hơn. Nếu nhờ hiểu lầm người khác mà biết thay đổi bản thân theo hướng tích cực thì đó cũng là điều xứng đáng…
Cuộc sống đôi khi cần những hiểu lầm, vì biết đâu được, nhờ thử thách đó mà học được nhiều điều khác, chẳng hạn như sự chân thành, tình người và cách thứ tha…
Tóm lại, chuyện gì cũng có hướng giải quyết, thay vì buồn rầu, tự cho phép mình bị tổn thương hay cảm thấy có lỗi, hãy luôn giữ nụ cười lạc quan là đủ
Khi bị hiểu lầm !
Đừng cố nói với số đông sự thật, khi họ chỉ muốn nghe những gì họ nghĩ. Hãy luôn là chính mình thôi!
Trong đời, ai cũng ít nhất một lần bị hiểu lầm. Nhưng quan trọng là chúng ta ứng xử thế nào, chấp nhận bị oan hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa? Cuộc sống này đôi khi "thật giả khó phân bua".
Dù là hiểu lầm người khác hay bị người khác hiểu lầm thì ta cũng mang cảm giác dằn vặt như nhau. Khi bị hiểu lầm, mình sẽ cảm thấy tổn thương rất nhiều, bản thân ngay thẳng nhưng bị mọi người cho là xấu xa, không đáng tin. Còn hiểu lầm người khác, mình rơi vào trạng thái có lỗi khi hấp tấp vội vàng, ăn năn khi khiến bạn mình trằn trọc… Sau những hiểu lầm không đáng có, liệu rằng các mối quan hệ có còn như xưa, hay thay vào đó là sự nghi ngờ, lo sợ?
Nếu bạn đã từng bị “oan”, đừng thanh minh hay bày tỏ thái độ gì cả. Sẽ không ai tin bạn vào lúc đó và cũng nên tránh đổ lỗi, hay tỏ ra chê trách bất kì điều gì. Nếu bạn trong sạch, thời gian sẽ trả lời tất cả. Nhiều trường hợp bị hiểu lầm mà mãi đến một thời gian rất dài, có khi cả một đời người mới được “giải oan”.
Một lý do khác khiến sự hiểu lầm ngày càng đi khó tháo gỡ: đó là do cái tôi và sự hèn nhát. “Cái tôi” là vì ít ai chịu nhận lỗi về phần mình, cứ khăng khăng bảo rằng mình bị oan ức, mình trong sạch. Còn hèn nhát là vì không chịu đối diện với sự thật, không chịu bảo vệ lẽ phải, không chịu cùng ngồi lại với nhau và phân tích ngọn ngành vấn đề, chỉ áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân vì sĩ diện.
Khi hiểu lầm ai đó, có thể bạn sẽ nuối tiếc mãi, ân hận mãi vì sự thiếu sót của bản thân mình. Hãy xem như đó là một bài học, một kinh nghiệm sống, để nhìn nhận vấn đề đa chiều và sâu sắc hơn. Nếu nhờ hiểu lầm người khác mà biết thay đổi bản thân theo hướng tích cực thì đó cũng là điều xứng đáng…
Cuộc sống đôi khi cần những hiểu lầm, vì biết đâu được, nhờ thử thách đó mà học được nhiều điều khác, chẳng hạn như sự chân thành, tình người và cách thứ tha…
Tóm lại, chuyện gì cũng có hướng giải quyết, thay vì buồn rầu, tự cho phép mình bị tổn thương hay cảm thấy có lỗi, hãy luôn giữ nụ cười lạc quan là đủ