- Tham gia
- 18/8/2011
- Bài viết
- 35
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nhắc đến chuyện yêu đương, Linh Nga (18t) lại giật mình thon thót. Nguyên nhân cũng bởi bố mẹ bạn ấy khá nghiêm khắc trong chuyện tình cảm của con cái.
Nỗi sợ thứ nhất: Sợ vì bị cấm đoán
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nhắc đến chuyện yêu đương, Linh Nga (18t) lại giật mình thon thót. Nguyên nhân cũng bởi bố mẹ bạn ấy khá nghiêm khắc trong chuyện tình cảm của con cái.
“Bố mẹ tớ từng tuyên bố, lúc đang học thì cấm có yêu đương gì. Yêu vào lại ảnh hưởng học hành. Thành ra tớ cũng chẳng dám có tư tưởng yêu ai nữa. Mỗi lần có ai đó hỏi: “Cháu có người yêu chưa?”, “Đại học rồi mà chưa yêu ai à, khó tin quá...”, tớ chưa kịp trả lời gì, bố mẹ đã hắng giọng, làm tớ chẳng dám nói gì nữa, chỉ cười trừ”, cô bạn thở dài.
Cũng gặp phải trường hợp như Linh Nga, Bảo Trâm (19t) chia sẻ rằng bố mẹ Trâm khá “cổ hủ” trong việc tình cảm, cứ sợ con yêu sớm, nên dù đã học đại học, Trâm vẫn chưa có một mối tình vắt vai.
Cô bạn tâm sự: “Tớ hiểu rằng bố mẹ cũng lo lắng cho tớ nên mới như vậy, nên cũng không dám làm trái ý bố mẹ, sợ bố mẹ lại buồn. Có lần cậu bạn hồi cấp 3 tỏ tình, tớ đã một mực từ chối, mặc dù tớ cũng có cảm tình với cậu ấy. Chắc cậu ấy sẽ không bao giờ hiểu được lý do vì sao tớ từ chối”, Bảo Trâm buồn buồn kể lại.
Nỗi sợ thứ hai: "Gương" của những người đi trước
Một nguyên nhân nữa khiến cho teen mình bỗng dưng sợ... yêu, đó là nhìn vào chuyện tình cảm không mấy thuận lợi của những người đi trước. Quan niệm của các bạn ấy là "trăm nghe không bằng một thấy", chẳng đâu thực tế hơn là nhìn vào những trải nghiệm của họ rồi biết đường mà... tránh.
Nhiều teen khi thấy chuyện tình yêu của bạn bè, anh chị bị đổ vỡ, rồi chia tay, đau khổ hết ngày này qua ngày khác đâm ra... sợ, không còn dám dính vào yêu đương nữa.
Thanh Hoài (18t) đưa ra ví dụ chứng minh cho nhận định của mình: “Chẳng nói đâu xa, bà chị họ của tớ là minh chứng hùng hồn nhất. Chị ấy yêu một anh học với nhau từ thời cấp 3, cũng sâu sắc và lâu bền phết ấy chứ, 5 năm đấy. Thế mà cuối cùng cũng chia tay.
Thấy chị ấy đau khổ ghê lắm, phải gầy đi mấy cân cơ ý, trông tiều tụy mà thương. Đấy yêu nhau thế mà còn chia tay, làm sao tớ dám tơ tưởng yêu đương. Sợ lắm!”, Hoài nhún vai.
Nỗi sợ thứ ba: Sợ quá khứ của chính mình
Người ta thường nói, nỗi đau thì lưu lại trong kí ức lâu hơn là niềm vui. Chính vì vậy, đôi khi trải qua một, vài lần thất tình, thậm chí đôi người trắc trở trong tình duyên thì còn nhiều hơn thế, một số bạn trở nên sợ yêu và được yêu.
Quả thật, nếu như với những ai coi chuyện tình cảm thực sự nghiêm túc, không phải yêu đương ngày một ngày hai, không phải là người thích sở hữu những mối tình chớp nhoáng thì mỗi lần chia tay thực sự là một lần đau khổ. Vì vậy cũng không quá ngạc nhiên khi mà các bạn ấy lại sợ... yêu.
“Sau khi chia tay với tình đầu, tớ thực sự mất niềm tin vào tình yêu, cũng không dám yêu ai nữa. Vì đúng là tớ rất sợ lại lặp lại vết xe đổ của lần trước. Cũng đã gần 2 năm sau tình yêu đầu, tớ vẫn chưa nhận lời bất cứ ai. Có lẽ, phải để thời gian cho vết thương cũ lành đã”, Linh Giang (19t) tâm sự.
Không phải chỉ có con gái mới yếu lòng vậy đâu nhé. Không ít teen boy nhà mình cũng... sợ yêu không kém con gái đâu. Cậu bạn Huy Hoàng cũng chia sẻ: “Đôi khi nhìn lại quá khứ, nghĩ đến chuyện cũ, người cũ, tớ vẫn chưa thể nào quên được. Lũ bạn nhiều lúc mai mối người này người nọ, nhưng tớ cười cười từ chối hết, tại... sợ phải chia tay như lần trước”.
Từ trước tới giờ, chúng mình cứ nghĩ rằng các chàng thì nhanh lấy lại tinh thần lắm, chia tay cô này là có cô khác ngay, nhưng đâu phải ai cũng thế, nhỉ?
Kết
Vẫn biết rằng trong cuộc sống có nhiều điều khiến chúng mình phải đắn đo, đong đếm xem có nên thực hiện hay không, có nên tiếp tục làm hay không. Với tình yêu, dĩ nhiên lại càng phải thận trọng. Nhưng nếu vì những nỗi sợ vô hình kia mà teen... không dám yêu, thì liệu rằng có phải bạn đã quá cứng nhắc rồi không?
Đừng vì thế mà sợ hãi hay thậm chí là xa lánh tình yêu, teen nhé. Bởi khi yêu, đâu chỉ có khổ đau, nó còn cho ta biết được vị ngọt của tình yêu, màu hồng của cuộc sống nữa. Vậy nên, hãy dũng cảm yêu thương để được yêu thương, bạn nhé!
Nỗi sợ thứ nhất: Sợ vì bị cấm đoán
Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nhắc đến chuyện yêu đương, Linh Nga (18t) lại giật mình thon thót. Nguyên nhân cũng bởi bố mẹ bạn ấy khá nghiêm khắc trong chuyện tình cảm của con cái.
“Bố mẹ tớ từng tuyên bố, lúc đang học thì cấm có yêu đương gì. Yêu vào lại ảnh hưởng học hành. Thành ra tớ cũng chẳng dám có tư tưởng yêu ai nữa. Mỗi lần có ai đó hỏi: “Cháu có người yêu chưa?”, “Đại học rồi mà chưa yêu ai à, khó tin quá...”, tớ chưa kịp trả lời gì, bố mẹ đã hắng giọng, làm tớ chẳng dám nói gì nữa, chỉ cười trừ”, cô bạn thở dài.
Cũng gặp phải trường hợp như Linh Nga, Bảo Trâm (19t) chia sẻ rằng bố mẹ Trâm khá “cổ hủ” trong việc tình cảm, cứ sợ con yêu sớm, nên dù đã học đại học, Trâm vẫn chưa có một mối tình vắt vai.
Cô bạn tâm sự: “Tớ hiểu rằng bố mẹ cũng lo lắng cho tớ nên mới như vậy, nên cũng không dám làm trái ý bố mẹ, sợ bố mẹ lại buồn. Có lần cậu bạn hồi cấp 3 tỏ tình, tớ đã một mực từ chối, mặc dù tớ cũng có cảm tình với cậu ấy. Chắc cậu ấy sẽ không bao giờ hiểu được lý do vì sao tớ từ chối”, Bảo Trâm buồn buồn kể lại.
Nỗi sợ thứ hai: "Gương" của những người đi trước
Một nguyên nhân nữa khiến cho teen mình bỗng dưng sợ... yêu, đó là nhìn vào chuyện tình cảm không mấy thuận lợi của những người đi trước. Quan niệm của các bạn ấy là "trăm nghe không bằng một thấy", chẳng đâu thực tế hơn là nhìn vào những trải nghiệm của họ rồi biết đường mà... tránh.
Nhiều teen khi thấy chuyện tình yêu của bạn bè, anh chị bị đổ vỡ, rồi chia tay, đau khổ hết ngày này qua ngày khác đâm ra... sợ, không còn dám dính vào yêu đương nữa.
Thanh Hoài (18t) đưa ra ví dụ chứng minh cho nhận định của mình: “Chẳng nói đâu xa, bà chị họ của tớ là minh chứng hùng hồn nhất. Chị ấy yêu một anh học với nhau từ thời cấp 3, cũng sâu sắc và lâu bền phết ấy chứ, 5 năm đấy. Thế mà cuối cùng cũng chia tay.
Thấy chị ấy đau khổ ghê lắm, phải gầy đi mấy cân cơ ý, trông tiều tụy mà thương. Đấy yêu nhau thế mà còn chia tay, làm sao tớ dám tơ tưởng yêu đương. Sợ lắm!”, Hoài nhún vai.
Nỗi sợ thứ ba: Sợ quá khứ của chính mình
Người ta thường nói, nỗi đau thì lưu lại trong kí ức lâu hơn là niềm vui. Chính vì vậy, đôi khi trải qua một, vài lần thất tình, thậm chí đôi người trắc trở trong tình duyên thì còn nhiều hơn thế, một số bạn trở nên sợ yêu và được yêu.
Quả thật, nếu như với những ai coi chuyện tình cảm thực sự nghiêm túc, không phải yêu đương ngày một ngày hai, không phải là người thích sở hữu những mối tình chớp nhoáng thì mỗi lần chia tay thực sự là một lần đau khổ. Vì vậy cũng không quá ngạc nhiên khi mà các bạn ấy lại sợ... yêu.
“Sau khi chia tay với tình đầu, tớ thực sự mất niềm tin vào tình yêu, cũng không dám yêu ai nữa. Vì đúng là tớ rất sợ lại lặp lại vết xe đổ của lần trước. Cũng đã gần 2 năm sau tình yêu đầu, tớ vẫn chưa nhận lời bất cứ ai. Có lẽ, phải để thời gian cho vết thương cũ lành đã”, Linh Giang (19t) tâm sự.
Không phải chỉ có con gái mới yếu lòng vậy đâu nhé. Không ít teen boy nhà mình cũng... sợ yêu không kém con gái đâu. Cậu bạn Huy Hoàng cũng chia sẻ: “Đôi khi nhìn lại quá khứ, nghĩ đến chuyện cũ, người cũ, tớ vẫn chưa thể nào quên được. Lũ bạn nhiều lúc mai mối người này người nọ, nhưng tớ cười cười từ chối hết, tại... sợ phải chia tay như lần trước”.
Từ trước tới giờ, chúng mình cứ nghĩ rằng các chàng thì nhanh lấy lại tinh thần lắm, chia tay cô này là có cô khác ngay, nhưng đâu phải ai cũng thế, nhỉ?
Kết
Vẫn biết rằng trong cuộc sống có nhiều điều khiến chúng mình phải đắn đo, đong đếm xem có nên thực hiện hay không, có nên tiếp tục làm hay không. Với tình yêu, dĩ nhiên lại càng phải thận trọng. Nhưng nếu vì những nỗi sợ vô hình kia mà teen... không dám yêu, thì liệu rằng có phải bạn đã quá cứng nhắc rồi không?
Đừng vì thế mà sợ hãi hay thậm chí là xa lánh tình yêu, teen nhé. Bởi khi yêu, đâu chỉ có khổ đau, nó còn cho ta biết được vị ngọt của tình yêu, màu hồng của cuộc sống nữa. Vậy nên, hãy dũng cảm yêu thương để được yêu thương, bạn nhé!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: