- Tham gia
- 18/7/2011
- Bài viết
- 165
Người bạn thân đột nhiên trở thành sếp của mình có lẽ là một trong những tình huống khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp phải trên con đường sự ngiệp. Đó là giai đoạn chuyển tiếp không mấy dễ dàng gì cho cả bạn và người đó. Nếu là một người nhạy cảm thì ắt hẳn người sếp mới của bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi trở thành quản lý của đồng nghiệp cũ và đặc biệt là bạn cũ của mình. Tình huống này đòi hỏi người quản lý mới phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể phân công công việc cho các bạn đồng nghiệp cũ một cách khéo léo mà không khiến họ nghĩ rằng bạn đang buộc họ làm những việc họ không thích chỉ vì bạn là sếp.
Được thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng của công ty mà không phải ai cũng có quyền được biết. Và sẽ rất khó khăn để bạn giữ mồm giữ miệng trước người bạn tâm giao của mình hoặc hạn chế tán gẫu với bạn mình trong các buổi nghỉ giữa giờ. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần vạch rõ ranh giới với bạn mình tại công ty. Đó là điều bạn phải làm trong tình huống này.
Thông thường, người không được đề bạt sẽ đố kỵ hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Trong khi người quản lý mới nhận được sự đào tạo và cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm thì những người không được đề bạt lại không nhận được bất kỳ hướng dẫn nào. Do đó, Dale Carnegie Training đã đưa ra một số gợi ý sau đây cho họ:
Đừng tỏ ra phẫn uất vì bạn của bạn thăng chức không phải để làm bạn tổn thương. Hơn nữa, bạn có thể sẽ là người tiếp theo được đề bạt.
Nếu cảm thấy buồn, hãy chia sẻ với một người bạn ngoài công ty. Đừng bao giờ tâm sự với ai đó trong công ty vì sẽ có ngày nó lọt vào tai người bạn thân của bạn.
Nên nhớ rằng người bạn của bạn cũng đang gặp khó khăn không khác gì bạn. Hãy nhẫn nại chờ xem mối quan hệ của các bạn sẽ tiến triển như thế nào.
Hãy tôn trọng sếp mình. Phê bình những khuyết điểm của bạn mình là điều tốt nhưng hãy tỏ ra tôn trọng vì người bạn ấy giờ đã là sếp của bạn.
Đừng tận dụng thái quá mối quan hệ với sếp, nhưng nên nhớ rằng mối quan hệ này có thể sẽ mang đến một số lợi ích nhất định trong công việc cũng như hoạt động làm việc nhóm của bạn.
Dale Carnegie Vietnam
Bạn đã trải qua tình huống phải làm cấp dưới của bạn thân chưa? Nếu có, bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào? Hãy thảo luận trong phần bình luận dưới đây.
Bài gốc : https://dacnhantam.com.vn/2011/03/10/khi-ban-than-tro-thanh-sep/
Được thăng chức cũng có nghĩa là bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng của công ty mà không phải ai cũng có quyền được biết. Và sẽ rất khó khăn để bạn giữ mồm giữ miệng trước người bạn tâm giao của mình hoặc hạn chế tán gẫu với bạn mình trong các buổi nghỉ giữa giờ. Tuy nhiên, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần vạch rõ ranh giới với bạn mình tại công ty. Đó là điều bạn phải làm trong tình huống này.
Thông thường, người không được đề bạt sẽ đố kỵ hoặc cảm thấy bị bỏ rơi. Trong khi người quản lý mới nhận được sự đào tạo và cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm thì những người không được đề bạt lại không nhận được bất kỳ hướng dẫn nào. Do đó, Dale Carnegie Training đã đưa ra một số gợi ý sau đây cho họ:
Đừng tỏ ra phẫn uất vì bạn của bạn thăng chức không phải để làm bạn tổn thương. Hơn nữa, bạn có thể sẽ là người tiếp theo được đề bạt.
Nếu cảm thấy buồn, hãy chia sẻ với một người bạn ngoài công ty. Đừng bao giờ tâm sự với ai đó trong công ty vì sẽ có ngày nó lọt vào tai người bạn thân của bạn.
Nên nhớ rằng người bạn của bạn cũng đang gặp khó khăn không khác gì bạn. Hãy nhẫn nại chờ xem mối quan hệ của các bạn sẽ tiến triển như thế nào.
Hãy tôn trọng sếp mình. Phê bình những khuyết điểm của bạn mình là điều tốt nhưng hãy tỏ ra tôn trọng vì người bạn ấy giờ đã là sếp của bạn.
Đừng tận dụng thái quá mối quan hệ với sếp, nhưng nên nhớ rằng mối quan hệ này có thể sẽ mang đến một số lợi ích nhất định trong công việc cũng như hoạt động làm việc nhóm của bạn.
Dale Carnegie Vietnam
Bạn đã trải qua tình huống phải làm cấp dưới của bạn thân chưa? Nếu có, bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào? Hãy thảo luận trong phần bình luận dưới đây.
Bài gốc : https://dacnhantam.com.vn/2011/03/10/khi-ban-than-tro-thanh-sep/