- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tuy họ không học rộng tài cao, không xa hoa lộng lẫy nhưng ở họ vẫn ánh lên nét đẹp...
...chịu thương chịu khó, tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè.
Nhà tôi nằm trong 1 khu chợ nên hình ảnh các cô, các bác bán hàng ở chợ đã trở nên quen thuộc với tôi.
Những người phụ nữ ấy bắt đầu 1 ngày làm việc khi tôi còn đang cuộn tròn trong chiếc chăn ấm sực. Dù là những ngày mưa gió bão bùng hay những ngày nắng như đổ lửa, dù là mùng 2 Tết, họ vẫn đều đặn có mặt ở đây theo nhịp mưu sinh hối hả.
Họ ngồi sau những hàng hóa, miệng đon đả mời chào khách mua hàng, tay thoăn thoắt nhặt rau, thái thịt, đánh vảy cá... Gặp lúc đông khách, họ không dứt việc ra được, gói xôi đặt bên cạnh chưa kịp ăn đã nguội ngắt từ lúc nào.
Ở góc này, tôi bắt gặp 1 người đang quệt tay lau vội giọt mồ hôi trên má, ở góc kia, 1 người khác đang tủm tỉm cười, vuốt phẳng nếp những đồng tiền lẻ, có lẽ vì hôm nay lãi nhiều hơn hôm qua. Bỗng thấy cuộc sống sao bình dị quá!
Thì ra người ở chợ là thế đấy, nhiều khi họ có thể chua chát trút ra mọi bực dọc trong người nhưng rồi họ chẳng để bụng, nhỏ nhen chuyện gì. Có chăng cũng là "Khẩu xà tâm Phật" mà thôi.
Tôi nhớ lắm cái ngày đầu tiên mặc áo dài đến lớp, mấy cô bán hàng thấy tôi còn tấm tắc "Ái chà, ra dáng thiếu nữ quá!" làm đôi má tôi ửng hồng hây hây. Cả hôm tôi đi thi đại học cũng nhận được từ họ lời chúc "Bình tĩnh làm bài tốt nha cháu". Những sự quan tâm giản dị, ấm áp đó khiến tôi có cảm giác họ thật gần gũi biết bao. Cuộc sống chợ búa ồn ã, xô bồ vẫn không làm mất đi ở những người phụ nữ này sự nồng hậu, chân thành.
Tôi nhớ ngày bé, mỗi khi bị điểm kém, tôi lại bị mẹ dọa "Không gắng học cho giỏi, sau này ra chợ mà ngồi bán hàng". Ngày ấy, trong con mắt non nớt của tôi, những phụ nữ bán hàng ở chợ là những người ít học, ăn mặc xấu xí, quê mùa, nới năng bỗ bã... Thú thực là tôi không mấy thiện cảm với họ.
Tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè. (Ảnh Chí Lộc)
Nhưng thời gian trôi đi, giờ tôi đã là 1 cô gái trưởng thành. Tôi cảm thấy sự trưởng thành đó không phải vì được ngắm mình thướt tha trong tà áo dài hay vì số nến trên chiếc bánh sinh nhật của tôi đã đủ 18 cây mà vì tôi nhận ra vẻ đẹp hồn hậu, chất phác của những người phụ nữ dung dị ấy. Tuy họ không học rộng tài cao, không xa hoa lộng lẫy nhưng ở họ vẫn ánh lên nét đẹp chịu thương chịu khó, tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè.
Sắp đến 20/10, tôi đã chuẩn bị quà tặng bà, tặng mẹ và tôi cũng sẽ nhận được những món quà nho nhỏ. Nhưng tôi biết rằng không ít những phụ nữ trong khu chợ nhà mình chưa từng được nhận quà tặng trong ngày đặc biệt này, với họ đây cũng chỉ là 1 ngày bình thường mà thôi. Tôi không thể mua hoa và thiếp để tặng tất cả họ, chỉ mong rằng những dòng chữ này thay cho lời cảm ơn đến những con người đã cho tôi niềm tự hào khi được là người phụ nữ Việt Nam.
...chịu thương chịu khó, tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè.
Nhà tôi nằm trong 1 khu chợ nên hình ảnh các cô, các bác bán hàng ở chợ đã trở nên quen thuộc với tôi.
Những người phụ nữ ấy bắt đầu 1 ngày làm việc khi tôi còn đang cuộn tròn trong chiếc chăn ấm sực. Dù là những ngày mưa gió bão bùng hay những ngày nắng như đổ lửa, dù là mùng 2 Tết, họ vẫn đều đặn có mặt ở đây theo nhịp mưu sinh hối hả.
Họ ngồi sau những hàng hóa, miệng đon đả mời chào khách mua hàng, tay thoăn thoắt nhặt rau, thái thịt, đánh vảy cá... Gặp lúc đông khách, họ không dứt việc ra được, gói xôi đặt bên cạnh chưa kịp ăn đã nguội ngắt từ lúc nào.
Ở góc này, tôi bắt gặp 1 người đang quệt tay lau vội giọt mồ hôi trên má, ở góc kia, 1 người khác đang tủm tỉm cười, vuốt phẳng nếp những đồng tiền lẻ, có lẽ vì hôm nay lãi nhiều hơn hôm qua. Bỗng thấy cuộc sống sao bình dị quá!
Phiên Chợ Quê (Ảnh Chí Lộc)
Một lần đi chợ cùng mẹ, đang mua hàng thì tôi nghe thấy tiếng cãi vã ở bàn thịt gần đó. Chỉ có 2 người phụ nữ: 1 người mua, 1 người bán thôi mà cũng đủ ầm ĩ cả góc chợ. Tôi thấy cô bán thịt gân cổ lên cãi, mặt mày gay gắt, thỉnh thoảng còn văng ra những câu tục tĩu. Ôi hết hồn chim én! Nhưng mấy hôm sau ra chợ, suýt chút nữa tôi không nhận ra cô bán thịt chua ngoa, đáo để hôm nào khi thấy cô ấy nhẹ nhàng thả tờ tiền lẻ vào cái nón rách tàng của thằng bé ăn xin. Khi thằng bé bước đi vài bước, cô ấy còn gọi lại, dúi thêm vào tay nó chiếc bánh dày.
Thì ra người ở chợ là thế đấy, nhiều khi họ có thể chua chát trút ra mọi bực dọc trong người nhưng rồi họ chẳng để bụng, nhỏ nhen chuyện gì. Có chăng cũng là "Khẩu xà tâm Phật" mà thôi.
Tôi nhớ ngày bé, mỗi khi bị điểm kém, tôi lại bị mẹ dọa "Không gắng học cho giỏi, sau này ra chợ mà ngồi bán hàng". Ngày ấy, trong con mắt non nớt của tôi, những phụ nữ bán hàng ở chợ là những người ít học, ăn mặc xấu xí, quê mùa, nới năng bỗ bã... Thú thực là tôi không mấy thiện cảm với họ.
Tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè. (Ảnh Chí Lộc)
Nhưng thời gian trôi đi, giờ tôi đã là 1 cô gái trưởng thành. Tôi cảm thấy sự trưởng thành đó không phải vì được ngắm mình thướt tha trong tà áo dài hay vì số nến trên chiếc bánh sinh nhật của tôi đã đủ 18 cây mà vì tôi nhận ra vẻ đẹp hồn hậu, chất phác của những người phụ nữ dung dị ấy. Tuy họ không học rộng tài cao, không xa hoa lộng lẫy nhưng ở họ vẫn ánh lên nét đẹp chịu thương chịu khó, tần tảo nắng mưa, cóp nhặt, chắt chiu từng đòng bạc lẻ để con cái không phải thua bạn kém bè.
Sắp đến 20/10, tôi đã chuẩn bị quà tặng bà, tặng mẹ và tôi cũng sẽ nhận được những món quà nho nhỏ. Nhưng tôi biết rằng không ít những phụ nữ trong khu chợ nhà mình chưa từng được nhận quà tặng trong ngày đặc biệt này, với họ đây cũng chỉ là 1 ngày bình thường mà thôi. Tôi không thể mua hoa và thiếp để tặng tất cả họ, chỉ mong rằng những dòng chữ này thay cho lời cảm ơn đến những con người đã cho tôi niềm tự hào khi được là người phụ nữ Việt Nam.
Trần Thái Hồng – Hà Nội
Theo Mực Tím
Theo Mực Tím