Người bị khàn tiếng kéo dài mà không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể bị ung thư thanh quản. Các viêm nhiễm gây khàn tiếng lâu dài mà không điều trị, đặc biệt là nam giới có cơ địa thuận lợi mắc bệnh như hút thuốc lá, uống rượu thì có thể dẫn đến ung thư thanh quản. Đây là một trong những triệu chứng ung thư cần quan tâm.
Khàn tiếng là một biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp, phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sưng huyết, viêm nhiễm thông thường cho đến các rối loạn thường xảy ra hoặc tổn thương nặng như ung thư thanh quản, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia đình bạn.
Theo omron yte, khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu còn nhẹ, chỉ giống như khànn giọng khi bị cúm. Tình trạng khản giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản ít có tác dụng. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau, lúc này khối u ở thanh quản đã tiến triển.
Người bệnh nếu bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần điều trị sớm những viêm nhiễm về mũi họng, không nên lạm dụng giọng quá nhiều, tránh hút thuốc, uống rượu và hít khói bụi; giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt điều độ, khoa học.
Cách tốt nhất để phòng ngừa khàn tiếng là tránh bị viêm họng, tránh nói nhiều, nói lớn và hãy nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Trong trường hợp khàn tiếngkéo dài cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.
Khàn tiếng là một biểu hiện rối loạn giọng nói thường gặp, phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sưng huyết, viêm nhiễm thông thường cho đến các rối loạn thường xảy ra hoặc tổn thương nặng như ung thư thanh quản, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia đình bạn.
Theo omron yte, khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu còn nhẹ, chỉ giống như khànn giọng khi bị cúm. Tình trạng khản giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản ít có tác dụng. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau, lúc này khối u ở thanh quản đã tiến triển.
Người bệnh nếu bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần điều trị sớm những viêm nhiễm về mũi họng, không nên lạm dụng giọng quá nhiều, tránh hút thuốc, uống rượu và hít khói bụi; giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt điều độ, khoa học.
Cách tốt nhất để phòng ngừa khàn tiếng là tránh bị viêm họng, tránh nói nhiều, nói lớn và hãy nói không với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Trong trường hợp khàn tiếngkéo dài cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị.