Khám Phá Ngôn Ngữ Diệu Kì Nhật Bản

Tham gia
29/8/2014
Bài viết
20
Khám Phá Ngôn Ngữ Diệu Kì Nhật Bản

Nếu bạn đanghọc tiếng nhật, hoặc đang muốn khám phá thứ ngôn ngữ kì diệu này thì chúng tôi xin chia sẻ cho bạn các thông tin bổ ích , dưới đây là tổng hợp các kĩ năng thực tế màtrung tâm tiếng nhậtSOFL chia sẻ :

Tiếng Nhậtđược viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác. Một số lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hoặc được tạo ra theo kiểu của tiếng Hán, qua giai đoạn ít nhất 1.500 năm. Từ cuối thế kỷ 19, tiếng Nhật đã mượn một lượng từ vựng đáng kể từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anh. Do mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nhật Bản và Hà Lan vào thế kỷ thứ 17, tiếng Hà Lan cũng có ảnh hưởng, với những từ như bīru (từ bier; "bia") và kōhī (từ koffie; "cà phê").


Đặc điểm thú vị :

Âm vị của tiếng Nhật, ngoại trừ âm "っ" (phụ âm đôi) và "ん" (âm gảy), mang đặc điểm của ngôn ngữ theo âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, ngoài ra tiếng Nhật tiêu chuẩn cũng như đa số các phương ngữ tiếng Nhật được nói theo từng nhịp đều nhau. Ngữ điệu trong tiếng Nhật là ngữ điệu cao thấp. Trong bộ từ vựng Đại Hòa (大和 Yamato), các nguyên tắc sau đây được áp dụng

1. Các âm thuộc hàng "ら" (ra) gồm có /ra/ /ri/ /ru/ /re/ /ro/, không đứng ở đầu một từ (do đó các từ bắt đầu bằng hàng "ら" rất hiếm gặp trong tiếng Nhật. Những từ như raku (楽, "lạc"), rappa (らっぱ, "kèn"), ringo (りんご, "táo"), v.v. không phải là từ trong bộ từ vựng Yamato)

2. Âm kêu không đứng ở đầu một từ (những từ như daku (抱く, "ôm"), dore (どれ, "cái nào"), ba (場, "nơi chốn"), bara (薔薇, hoa hồng) v.v... là do thế hệ sau sửa đổi)

3. Các nguyên âm cùng một nguồn gốc không được liền kề nhau (a'o (青, "màu xanh"), ka'i (貝, con sò) trước đây được đọc lần lượt là [awo], [kapi], [kaɸi])

Những nguyên tắc khác được đề cập ở phần Phân loại cũng như Âm vị.

Về câu, thứ tự các thành phần trong một câu là "chủ ngữ - bổ ngữ - vị ngữ". Bổ ngữ đứng trước từ cần bổ ngữ. Ngoài ra, để hiển thị danh từ cách, không chỉ đổi thứ tự và chia từ vĩ (phần đuôi từ), mà còn thêm từ khóa thể hiện chức năng ngữ pháp (trợ từ) vào cuối (chắp dính). Do đó, xét về mặt phân loại ngôn ngữ, theo quan điểm về thứ tự trong câu theo ngôn ngữ kiểu SOV (ngôn ngữ theo dạng "chủ-thụ-động" hay subject-object-verb), tiếng Nhật được xếp vào loại ngôn ngữ chắp dính về hình thái (xem thêm phần Ngữ pháp).

Về từ vựng, ngoài bộ từ vựng Yamato, tiếng Nhật sử dụng rất nhiều chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc, ngoài ra gần đây từ vựng phương Tây ngày càng nhiều hơn trong kho từ mượn của tiếng Nhật (xem thêm Hệ thống từ vựng).

Về biểu thị thái độ, tiếng Nhật có một hệ thống kính ngữ đa dạng về ngữ pháp và từ vựng để biểu hiện mối quan hệ một cách khôn khéo của người nói đối với người nghe và người được đề cập đến (xem thêm Biểu thị thái độ).

Về phương ngữ, có sự khác nhau lớn giữa miền Đông và miền Tây của Nhật Bản cũng như ở nhóm đảo Ryūkyū. Hơn nữa, nếu nhìn vào chi tiết, ở mỗi địa phương lại có một phương ngữ khác nhau (xem thêm Phương ngữ).

Các đặc trưng của ngôn ngữ còn được thể hiện, đầu tiên là ở sự phức tạp của hệ thống chữ viết rất dễ nhận thấy. Kanji (漢字, Hán tự) (được sử dụng với cả cách đọc âm Hán (音読み, onyomi) lẫn âm Nhật (訓読み, "kunyomi")), hiragana (平仮名, "Bình giả danh"), katakana (片仮名, "Phiến giả danh") và bảng rōmaji v.v., nhiều người cho rằng một ngôn ngữ thường xuyên phối hợp hơn 3 kiểu chữ khác nhau như vậy là có một không hai (xem thêm Hệ thống chữ viết). Ngoài ra, đại từ nhân xưng rất đa dạng như dùng watakushi, watashi, boku, ore đều để chỉ ngôi thứ nhất và anata, anta, kimi, omae để chỉ ngôi thứ hai, v.v. cũng là một đặc điểm của tiếng Nhật (Xem thêm Đại từ nhân xưng).
 
×
Quay lại
Top Bottom