Khám phá mọi thứ về khái niệm thị trường nghách

yennhi2509

Thành viên
Tham gia
14/10/2019
Bài viết
0
1. Thị trường nghách là gì ?
1.1) Định nghĩa
Trước khi tìm hiểu thế nào là thị trường ngách, chúng ta hãy tìm hiểu, nắm rõ định nghĩa thế nào “thị trường”
Phần mềm bán hàng tạp hoá
+) Thị trường: là môi trường cho phép người mua và người bán giao thương hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và thông tin. Sự tương tác này chỉ rõ tính chất cung và cầu của thị trường, vì vậy có thể nói, đây là nguồn gốc cơ sở của nền kinh tế.

Vậy thị trường ngách là gì ?

+) Thị trường ngách: là cách phân loại chi tiết hơn, là tập hơn con của thị trường. Có thể hiểu đơn giản, một thị trường lớn được phân nhỏ thành nhiều thị trường nhỏ, và những thị trường nhỏ sẽ có các thị trường ngách.

1.2) Đặc điểm
Khác với thị trường chung, phục vụ cho mọi đối tượng khác nhau, thị trường ngách sẽ chỉ hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng nhất định.

Thị trường nghách là một phân khúc nhỏ góp phần cấu tạo thành một thị trường lớn. Cũng giống như việc mỗi cá nhân đảm nhiệm một chức vụ khác nhau sẽ cấu tạo thành một công ty, doanh nghiệp vậy.

Có thể tìm thấy thị trường nghách ở tất cả mọi ngành nghề.

Quy mô của thị trường ngách rất nhỏ, chỉ tập trung phân phối sản phẩm cho một nhóm đối tượng nhất định.

Mô hình này có quy mô nhỏ, mang tính chuyên môn hóa cao, có khả năng thu hút một lượng khách hàng ổn định nên sẽ là lựa chọn an toàn đối với những người đang có ý định khởi nghiệp.

2. Xác định thị trường ngách phù hợp
2. 1 Sản phẩm kịp xu hướng
Xu hướng, trào lưu, những thứ được tạo ra bởi con người, có độ nổi tiếng nhất định trong một thời gian ngắn.

Theo tâm lý con người, thích đi theo số đông, nên xu hướng mới thường sẽ được hưởng ứng rất nhiều. Sản phẩm bắt kịp xu hướng là sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.

Xây dựng thị trường ngách để bắt kịp xu hướng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng được tên tuổi cho thương hiệu.

2.2 Giải quyết vấn đề nhỏ của khách hàng
Trong cuộc sống, luôn luôn tồn tại những vấn đề nhỏ khiến chúng ta phải suy nghĩ, lo lắng, thậm chí khó chịu. Hãy tận dụng chính điều này để tạo ra những sản phẩm có khả năng giải quyết những vấn đề đó của khách hàng.

2.3 Google keyword planner
Google Keyword Planner là một ứng dụng phổ biến của Google liên quan đến lập kế hoạch từ khóa. Với keyword planner, người dùng có thể xác định được lượt tìm kiếm các từ khóa trung bình của website trên phạm vi thế giới hay một quốc gia nào đó và mức cạnh tranh giữa tần suất xuất hiện của các từ khóa đó. Việc xác định được mức độ xuất hiện của từ khóa đó sẽ giúp bạn nhận ra đâu là sản phẩm mà được nhiều người quan tâm.

Một tính năng khác của ứng dụng này đó là kết hợp các từ khóa lại với nhau để tạo nên từ khóa mới, cung cấp thêm cho người dùng nhiều thông tin xoay quanh từ khóa. Với công dụng của mình, đây sẽ là ứng dụng hỗ trợ bạn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh.

2.4 Tìm hiểu sàn thương mại điện tử
Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của những sàn thương mại điện tử trong thời buổi 4.0 như hiện nay. Phải kể đến những trang lớn như Shoppe, Amazon, Lazada với độ phủ sóng rộng rãi. Bạn có thể tận dụng độ phủ sóng của những trang này để tìm hiểu xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng.Từ đó, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh sẽ mạch lạc, không tốn thời gian.

3. Ưu, nhược điểm khi đầu tư vào thị trường ngách
3.1) Ưu điểm:
+) Gia tăng mối quan hệ khách hàng:

Chỉ chuyên dành cho một đối tượng nhất định là đặc điểm lớn nhất của loại thị trường này, do vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng được lượng khách hàng trung thành, thân quen ổn định. Ngoài ra, khi một khách hàng mới có nhu cầu tương tự, họ sẽ được những khách hàng thân quen giới thiệu, giúp tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.

+) Giảm bớt sự cạnh tranh:

Thương trường là chiến trường, luôn tồn tại những cuộc cạnh tranh gay gắt. Do vậy, nếu chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định, sự cạnh tranh sẽ giảm xuống tối đa.

+) Chuyên môn hóa thị trường:

Ví dụ, trong thị trường mỹ phẩm cho phụ nữ có rất nhiều mặt hàng đa dạng, vậy nên nếu bạn muốn chuyên một lĩnh vực, sản phẩm cụ thể, đó chính là thị trường ngách.

+) Tiết kiệm nguồn lực, tài nguyên:

Vì không phải kinh doanh, quản lí nhiều mặt hàng cùng một lúc nên nguồn lực, nguyên liệu cần sử dụng cũng sẽ ít hơn rất nhiều, tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Một ưu điểm phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+) Tăng độ nhận diện thương hiệu:

Khi xây dựng được một lượng khách hàng thân quen, ổn định, những khách hàng đó của bạn sẽ giới thiệu với những người xung quanh, review trên các trang mạng xã hội, từ đó độ nhận diện thương hiệu cũng sẽ tăng lên.

3.2) Nhược điểm:
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên, trên đời này không tồn tại bất cứ thứ gì hoàn hảo, thị trường ngách cũng vậy:

+) Quy mô:

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp sẽ chọn thị trường nghách vì quy mô nhỏ sẽ đỡ tốn chi phí hơn, tuy nhiên, về lâu về dài sẽ không thể phát triển mạnh hơn với quy mô như vậy.

Cũng xuất phát từ quy mô nhỏ, lợi nhuận trên từng sản phẩm tại thị trường ngách sẽ cao nhưng thu nhập chung thường sẽ rất thấp.

+) Thiếu tính ổn định:

Ngay cả khi xây dựng được khách hàng thân quen, nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận một sự thật, ai cũng sẽ thay đổi và đi theo xu hướng, không ai mãi mãi chỉ dùng một loại sản phẩm. Vậy nên, khi thị trường thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên bị động vì chỉ phân phối đúng một loại sản phẩm.

+) Làm giảm sự lựa chọn của khách hàng:

Sự giới hạn về sản phẩm cũng khiến cho khách hàng của bạn trở nên dần chán khi lựa chọn. Thông thường, khi đi mua hàng mà không có một mục đích cụ thể nào, chỉ là đi mua theo cảm tính, khách hàng sẽ muốn có sự đa dạng hơn về lựa chọn.
phan mem quan ly ban hang
 
×
Quay lại
Top Bottom