Tour du lịch Thung Nai - Lễ hội xuống đồng (Lồng Tồng) của người Mường: đây là lễ hội được tổ chức vào mồng 7 hàng năm của người Mường xưa, giống như các lễ hội xuống đồng của người Tày- Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…mục đích của lễ hội là để cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, đây cũng là thời gian để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Lễ hội xuống đồng được tổ chức hàng năm tại làng Cao, một làng cổ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo những người già trong làng, lễ hội đã có từ cách đây hơn 100 năm.
Đối với những người dân ở đây, lễ hội là dịp trọng đại và đặc biệt đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp trong năm mới. Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ: Người dân sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để dâng lễ cúng thành hoàng làng, đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội.
Phần hội: Sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như đánh đu, đánh bóng chuyền, đẩy gậy, hát đúm.
Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ hội xuống đồng đầu năm mới, các thiếu nữ người Mường lại xúng xính quần áo đẹp, trẻ con tung tăng chơi đùa các trò chơi cổ truyền, các mế diện những bộ váy truyền thống đẹp nhất xuống đường đi hội.
Các thiếu nữ mềm mại uyển chuyển múa các điệu múa truyền thống. Những khuôn mặt rạng ngời niềm vui, nụ cười e ấp và đôi má thiếu nữ ửng hồng bắt các ống kính máy quay, máy chụp làm việc liên tục. Với hàng nghìn người đứng, những cặp mắt chăm chú theo dõi và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ hàng giờ đồng hồ một cách mê say. Lễ hội xuống đồng là một lễ hội đặc sắc ko chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn mang tính đoàn kết gắn bó dân tộc. Lễ hội xuống đồng như tiếp thêm sinh lực mới cho người dân trong sản xuất và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hoá quê hương.
Ngay sau phần lễ, lãnh đạo và người dân địa phương sẽ xuống ruộng thực hiện những đường cày đầu tiên…
Tiếp sau đó là các thủ tục dựng cây cột ném còn, kèm theo đó là những môn thể thao kéo co, đẩy gậy, các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ không chuyên của bản làng.
Sau lễ cầu an, người chủ hội dắt một con trâu đực đã được chọn lựa từ trước để đi những đường cày đầu tiên. Người nông dân tin rằng, nếu đường cày thẳng thì năm ấy họ sẽ gặp được nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Theo nguồn: https://dulichthungnai.net/le-hoi-xuong-dong-cua-nguoi-muong.html
Lễ hội xuống đồng được tổ chức hàng năm tại làng Cao, một làng cổ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo những người già trong làng, lễ hội đã có từ cách đây hơn 100 năm.
Đối với những người dân ở đây, lễ hội là dịp trọng đại và đặc biệt đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp trong năm mới. Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ: Người dân sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để dâng lễ cúng thành hoàng làng, đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội.
Phần hội: Sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như đánh đu, đánh bóng chuyền, đẩy gậy, hát đúm.
Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ hội xuống đồng đầu năm mới, các thiếu nữ người Mường lại xúng xính quần áo đẹp, trẻ con tung tăng chơi đùa các trò chơi cổ truyền, các mế diện những bộ váy truyền thống đẹp nhất xuống đường đi hội.
Các thiếu nữ mềm mại uyển chuyển múa các điệu múa truyền thống. Những khuôn mặt rạng ngời niềm vui, nụ cười e ấp và đôi má thiếu nữ ửng hồng bắt các ống kính máy quay, máy chụp làm việc liên tục. Với hàng nghìn người đứng, những cặp mắt chăm chú theo dõi và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ hàng giờ đồng hồ một cách mê say. Lễ hội xuống đồng là một lễ hội đặc sắc ko chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn mang tính đoàn kết gắn bó dân tộc. Lễ hội xuống đồng như tiếp thêm sinh lực mới cho người dân trong sản xuất và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hoá quê hương.
Ngay sau phần lễ, lãnh đạo và người dân địa phương sẽ xuống ruộng thực hiện những đường cày đầu tiên…
Tiếp sau đó là các thủ tục dựng cây cột ném còn, kèm theo đó là những môn thể thao kéo co, đẩy gậy, các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ không chuyên của bản làng.
Sau lễ cầu an, người chủ hội dắt một con trâu đực đã được chọn lựa từ trước để đi những đường cày đầu tiên. Người nông dân tin rằng, nếu đường cày thẳng thì năm ấy họ sẽ gặp được nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Theo nguồn: https://dulichthungnai.net/le-hoi-xuong-dong-cua-nguoi-muong.html