- Tham gia
- 8/5/2012
- Bài viết
- 11
Ngoài tháp Chăm huyền bí, những vườn nho bát ngát, Phan Rang còn được biết đến với làng gốm Bàu Trúc, nơi những người phụ nữ Chăm ngày ngày thổi hồn vào từng mảnh gốm, khiến nó trở nên tinh xảo, sắc nét.
Những sản phẩm gốm Bàu Trúc.
Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm gọi là Palay Hamuk), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang 10km về hướng nam. Gốm Bàu Trúc có ba cái lạ và một điều đặc biệt. Lạ vì gốm được làm hoàn toàn bằng tay, các dụng cụ tạo hình thô sơ, thợ làm gốm đều là phụ nữ. Điều đặc biệt là gốm của nơi này nổi tiếng đẹp, bền, dẻo nhờ loại đất sép lấy ở sông Quao. Loại đất sét này khi cho ra thành phẩm luôn lên màu đẹp, bề mặt láng mịn. Nước hay thức ăn để trong đó lâu hư và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài.
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ Chăm từ thời xa xưa. Điều đó cũng giải thích tại sao làm gốm vất vả nhưng khi bước chân vào làng, du khách bắt gặp hình ảnh những người thợ nữ trộn, nhào đất, tạo hình, trang trí hoa văn... còn đàn ông chỉ tham gia vào những công đoạn như đập tơi đất, nung gốm. Sự phân biệt và đặc trưng “chỉ có phụ nữ mới được làm gốm” còn thể hiện rõ nét ở điểm nếu du khách hỏi giá một sản phẩm tại đây thì một em bé mới biết nói có thể báo giá, nhưng một cụ ông tóc bạc phơ thì không. Hay những em gái từ 5 tuổi đã học làm gốm, trước lúc cưới phải thông thạo tất cả kỹ thuật tạo hình, còn các bé trai thì ngược lại.
Các thợ gốm tạo hình cho sản phẩm của mình nhờ bàn tay khéo léo và những bước chân quanh cột đá tròn làm trụ, chứ không dựa vào bàn xoay. Từ những bước chân này, khối đất sét mềm mịn ban đầu, dần uyển chuyển thành hình một khối rỗng tròn trịa, rồi thành hình thành lọ hoa, bình nước. Thoạt nhìn thì khá dễ, nên vài du khách tò mò tỏ ý muốn đi thử, song chỉ được vài vòng đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Lúc đó mới cảm nhận được câu “làm bằng tay, xoay bằng đít” không phải là cách nói ẩn dụ.
Sau khi được tạo hình xong, sản phẩm được chuyển tiếp cho người thợ đảm nhiệm vai trò trang trí hoa văn. Khác với những nơi khác, hoa văn trên những vật dụng bằng gốm ở nơi đây được tạo hình bằng những dụng cụ đơn giản đến nỗi, ai chưa tận mắt thấy bàn tay thoăn thoắt của người thợ làm gốm tạo những chiếc bánh xe đồ chơi, cây gậy, chiếc lá, vỏ sò, vỏ ốc…trên những chiếc bình, vật dụng bằng gốm... thì sẽ tưởng đó là những thứ đồ chơi hư, cũ của trẻ con chứ không phải là dụng cụ làm gốm. Những vật dụng thô sơ ấy, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, những bông hoa, đồi núi, cây cối, sóng biển… dần hiện lên mang những nét đẹp rất riêng, vừa dịu dàng như một cô gái Chăm, vừa mạnh mẽ, sừng sững như những ngọn tháp của vùng đất này.
Thợ gốm đang tạo hình cho sản phẩm với những bánh xe đồ chơi, muỗng ăn cơm, vỏ sò...
Sau công đoạn tạo hình, gốm được đem phơi nắng và đốt lộ thiên (chất rơm củi xung quanh sản phẩm). Không chỉ trau chuốt khi tạo hình, khi đã vào lò, gốm còn được chăm chút từng nét màu (màu được chiết xuất từ trái dông, trái thị trên rừng). Sau khi nung khoảng vài giờ, gốm được lấy ra, phun màu, rồi tiếp tục cho vào nung tiếp. Kết quả của việc tạo màu là gốm sẽ có những màu đặc trưng như vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu....
Người yêu thích gốm Chăm thì thấy được nét đẹp của văn hóa Chămpa trong từng sản phẩm. Người đã quen với những sản phẩm bóng loáng, mịn màng đến từng milimet của các loại gốm khác lại không thích những vệt cháy đen, xám xịt. Nhưng cái đẹp của gốm Chăm không vì thế mà mai một. Điều đó có thể thấy qua số lượng gốm du khách mua về làm quà hay sự xuất hiện của nó ở những khu resort, khách sạn lớn trải dài từ Bắc vào Nam.
Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm gọi là Palay Hamuk), thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang 10km về hướng nam. Gốm Bàu Trúc có ba cái lạ và một điều đặc biệt. Lạ vì gốm được làm hoàn toàn bằng tay, các dụng cụ tạo hình thô sơ, thợ làm gốm đều là phụ nữ. Điều đặc biệt là gốm của nơi này nổi tiếng đẹp, bền, dẻo nhờ loại đất sép lấy ở sông Quao. Loại đất sét này khi cho ra thành phẩm luôn lên màu đẹp, bề mặt láng mịn. Nước hay thức ăn để trong đó lâu hư và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài.
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ Chăm từ thời xa xưa. Điều đó cũng giải thích tại sao làm gốm vất vả nhưng khi bước chân vào làng, du khách bắt gặp hình ảnh những người thợ nữ trộn, nhào đất, tạo hình, trang trí hoa văn... còn đàn ông chỉ tham gia vào những công đoạn như đập tơi đất, nung gốm. Sự phân biệt và đặc trưng “chỉ có phụ nữ mới được làm gốm” còn thể hiện rõ nét ở điểm nếu du khách hỏi giá một sản phẩm tại đây thì một em bé mới biết nói có thể báo giá, nhưng một cụ ông tóc bạc phơ thì không. Hay những em gái từ 5 tuổi đã học làm gốm, trước lúc cưới phải thông thạo tất cả kỹ thuật tạo hình, còn các bé trai thì ngược lại.
Sau những bước chân xoay tròn của người thợ làm gốm, chiếc bình bằng đất hiện ra tròn vành và rõ nét.
Các thợ gốm tạo hình cho sản phẩm của mình nhờ bàn tay khéo léo và những bước chân quanh cột đá tròn làm trụ, chứ không dựa vào bàn xoay. Từ những bước chân này, khối đất sét mềm mịn ban đầu, dần uyển chuyển thành hình một khối rỗng tròn trịa, rồi thành hình thành lọ hoa, bình nước. Thoạt nhìn thì khá dễ, nên vài du khách tò mò tỏ ý muốn đi thử, song chỉ được vài vòng đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Lúc đó mới cảm nhận được câu “làm bằng tay, xoay bằng đít” không phải là cách nói ẩn dụ.
Sau khi được tạo hình xong, sản phẩm được chuyển tiếp cho người thợ đảm nhiệm vai trò trang trí hoa văn. Khác với những nơi khác, hoa văn trên những vật dụng bằng gốm ở nơi đây được tạo hình bằng những dụng cụ đơn giản đến nỗi, ai chưa tận mắt thấy bàn tay thoăn thoắt của người thợ làm gốm tạo những chiếc bánh xe đồ chơi, cây gậy, chiếc lá, vỏ sò, vỏ ốc…trên những chiếc bình, vật dụng bằng gốm... thì sẽ tưởng đó là những thứ đồ chơi hư, cũ của trẻ con chứ không phải là dụng cụ làm gốm. Những vật dụng thô sơ ấy, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, những bông hoa, đồi núi, cây cối, sóng biển… dần hiện lên mang những nét đẹp rất riêng, vừa dịu dàng như một cô gái Chăm, vừa mạnh mẽ, sừng sững như những ngọn tháp của vùng đất này.
Sau công đoạn tạo hình, gốm được đem phơi nắng và đốt lộ thiên (chất rơm củi xung quanh sản phẩm). Không chỉ trau chuốt khi tạo hình, khi đã vào lò, gốm còn được chăm chút từng nét màu (màu được chiết xuất từ trái dông, trái thị trên rừng). Sau khi nung khoảng vài giờ, gốm được lấy ra, phun màu, rồi tiếp tục cho vào nung tiếp. Kết quả của việc tạo màu là gốm sẽ có những màu đặc trưng như vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu....
Người yêu thích gốm Chăm thì thấy được nét đẹp của văn hóa Chămpa trong từng sản phẩm. Người đã quen với những sản phẩm bóng loáng, mịn màng đến từng milimet của các loại gốm khác lại không thích những vệt cháy đen, xám xịt. Nhưng cái đẹp của gốm Chăm không vì thế mà mai một. Điều đó có thể thấy qua số lượng gốm du khách mua về làm quà hay sự xuất hiện của nó ở những khu resort, khách sạn lớn trải dài từ Bắc vào Nam.