- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Trong tháng 2 năm 2013, các nhà khảo sát Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hội Hang động Berlin CHLB Đức đã tiến hành khảo sát sơ bộ nhóm hang động nguồn gốc dung nham tại khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, dọc theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt.
Trước kia các hang động này được mô tả bởi nhiều tác giả khác nhau, trong đó có mô tả của nhà động vật học Louis Deharveng trong chuyến khảo sát hỗn hợp Viện sinh học nhiệt đới và Bảo tàng thiên nhiên Paris, 1995. Khoảng Kỷ Đệ tứ, các hang động này được hình thành khi dòng dung nham chảy từ rất nhiều núi lửa hình nón nhỏ ở huyện Phú Tân, Phú Lộc và Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Quá trình này tạo ra các đoạn hang động hình ống điển hình gần bề mặt, mà chỉ được biết đến khi miệng hang sụp đổ. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tổng cộng 11 ống/hang dung nham với tổng chiều dài 1,8 km cho tất cả các hang.
Hang động dài nhất được tìm thấy là “Hang dơi Km 122” được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gẫy tạo ra hai hang "Hang dơi 1 và Hang dơi 2". Trong Hang dơi có một vài đoạn phân nhánh và kết nối lại, cũng như có nhiều “lối vào”. Nơi được ghi nhận là rộng nhất của Hang Dơi có chiều cao lên tới 4 m và chiều rộng 10 m.
Trong Hang dơi 1 có một đoạn dài nhất, liên tục, không đứt gãy với chiều dài là 426 mét, được gọi là “Hang dơi 1 Km 122”. Nếu xem như đây là một hang động duy nhất của hệ thống (tính luôn phần sụp đổ) thì phần hang này có tổng chiều dài đến 534 mét và được coi là hang dung nham dài nhất Đông Nam Á tính cho đến thời điểm hiện nay (trước đây ống dung nham dài nhất được biết đến ở Đông Nam Á là Gua Lawah, Indonesia, với chiều dài 400 mét).
Trong một số hang/ ống dung nham ở Tân Phú, sự sống hang động biểu hiện khá phong phú. Dơi là loài hiện diện khá nhiều với quần thể lên đến hàng ngàn cá thể trong một số hang động. Nhiều loài động vật khác thuộc nhóm nhện, rết, bọ cạp, dế hang, ruồi, động vật có vú giống như chồn…cũng được ghi nhận. Ngoài ra còn có nhiều loài khác nhau của nhóm ếch nhái cũng được quan sát tại một số các hang động ẩm ướt và chứa nước.
Amblypyge: Loài Phrynichus orientalis
Weygoldt,1998
Scutigère: Loài Thereuopoda longicornis
(Fabricius 1793)
Loài Dơi, có thể loài cf. Hipposideros pomona
Hình ảnh một số loài động vật trong Hang dơi
Phát hiện này được dự kiến sẽ xuất bản một báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, bao gồm bản đồ và mô tả của các hang động, trong loạt ấn phẩm speleological Berlin Speleoclub ([url]https://www.speleo-berlin.de/en_publikationen.php)[/URL].
Tin và ảnh: Trương Bá Vương, Viện Sinh học nhiệt đới và Michael Laumanns Hội hang động Berlin
Trước kia các hang động này được mô tả bởi nhiều tác giả khác nhau, trong đó có mô tả của nhà động vật học Louis Deharveng trong chuyến khảo sát hỗn hợp Viện sinh học nhiệt đới và Bảo tàng thiên nhiên Paris, 1995. Khoảng Kỷ Đệ tứ, các hang động này được hình thành khi dòng dung nham chảy từ rất nhiều núi lửa hình nón nhỏ ở huyện Phú Tân, Phú Lộc và Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Quá trình này tạo ra các đoạn hang động hình ống điển hình gần bề mặt, mà chỉ được biết đến khi miệng hang sụp đổ. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tổng cộng 11 ống/hang dung nham với tổng chiều dài 1,8 km cho tất cả các hang.
Chỗ rộng nhất của hang dơi
Hang động dài nhất được tìm thấy là “Hang dơi Km 122” được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gẫy tạo ra hai hang "Hang dơi 1 và Hang dơi 2". Trong Hang dơi có một vài đoạn phân nhánh và kết nối lại, cũng như có nhiều “lối vào”. Nơi được ghi nhận là rộng nhất của Hang Dơi có chiều cao lên tới 4 m và chiều rộng 10 m.
Trong Hang dơi 1 có một đoạn dài nhất, liên tục, không đứt gãy với chiều dài là 426 mét, được gọi là “Hang dơi 1 Km 122”. Nếu xem như đây là một hang động duy nhất của hệ thống (tính luôn phần sụp đổ) thì phần hang này có tổng chiều dài đến 534 mét và được coi là hang dung nham dài nhất Đông Nam Á tính cho đến thời điểm hiện nay (trước đây ống dung nham dài nhất được biết đến ở Đông Nam Á là Gua Lawah, Indonesia, với chiều dài 400 mét).
Trong một số hang/ ống dung nham ở Tân Phú, sự sống hang động biểu hiện khá phong phú. Dơi là loài hiện diện khá nhiều với quần thể lên đến hàng ngàn cá thể trong một số hang động. Nhiều loài động vật khác thuộc nhóm nhện, rết, bọ cạp, dế hang, ruồi, động vật có vú giống như chồn…cũng được ghi nhận. Ngoài ra còn có nhiều loài khác nhau của nhóm ếch nhái cũng được quan sát tại một số các hang động ẩm ướt và chứa nước.
Amblypyge: Loài Phrynichus orientalis
Weygoldt,1998
Scutigère: Loài Thereuopoda longicornis
(Fabricius 1793)
Loài Dơi, có thể loài cf. Hipposideros pomona
Hình ảnh một số loài động vật trong Hang dơi
Phát hiện này được dự kiến sẽ xuất bản một báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, bao gồm bản đồ và mô tả của các hang động, trong loạt ấn phẩm speleological Berlin Speleoclub ([url]https://www.speleo-berlin.de/en_publikationen.php)[/URL].
Tin và ảnh: Trương Bá Vương, Viện Sinh học nhiệt đới và Michael Laumanns Hội hang động Berlin
Hiệu chỉnh: