Khám phá cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng

ductuan699999

Banned
Tham gia
28/4/2023
Bài viết
0
Cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng là cái tên quen thuộc với người dân Đà Nẵng. Trong tương lai, đây sẽ là điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế; tại sao vậy? Cùng nhau khám phá chi tiết về cây cầu này qua bài viết sau đây. Nguồn: nhavin.info

Cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng – Chứng nhân lịch sử​

Lịch sử hình thành cầu Nguyễn Văn Trỗi – Cầu lâu đời nhất Đà Nẵng​

Cầu Nguyễn Văn Trỗi được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Năm 1978, cầu được dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bêtông cốt thép. Năm 1996, mặt cầu lại được thay bằng các tấm thép để giảm trọng lượng (do kết cấu móng bị yếu). Cùng với cầu Long Hồ, dẫn từ thành phố Cam Ranh vào sân bay Cam Ranh – Khánh Hòa (cũng do Hãng RMK xây dựng những năm 1960), cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu có kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam.

Cầu sau ngày giải phóng​

Tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đươc đặt cho cây cầu
Tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đươc đặt cho cây cầu – Một cây cầu là chứng nhân lịch sử
Cầu Nguyễn Văn Trỗi cũ mang tên Jean de Lattre de Tassigny – một vị tướng người Pháp. Tới sau năm 1975, cầu mới được đặt theo tên người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc – Nguyễn Văn Trỗi. Sau ngày đất nước thống nhất, cây cầu vinh dự mang tên người anh hùng xứ Quảng-Nguyễn Văn Trỗi. Cầu nhanh chóng được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và được xem là tuyến đường bộ huyết mạch nối liền hai bờ Đông –Tây sông Hàn cho đến khi cầu quay Sông Hàn được đưa vào sử dụng năm 2000.

38 năm sau ngày giải phóng, với tốc độ phát triển nhanh chóng Đà Nẵng đã khoác lên mình diện mạo mới năng động và hiện đại, khẳng định tầm vóc “thành phố phát triển động lực của khu vực miền Trung- Tây Nguyên”. Diện mạo đô thị thành phố ngày càng phát triển, nhiều công trình hạ tầng đô thị được xây dựng, trên dòng sông Hàn thơ mộng đã xuất hiện thêm cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước nối liền đôi bờ Đông – Tây, thì cầu Nguyễn Văn Trỗi vẫn trầm mặc lặng lẽ chuyên chở bao phận đời ngược xuôi.

Check in tại Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Check in tại Cầu Nguyễn Văn Trỗi

Vị trí cầu Nguyễn Văn Trỗi​

Từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, bạn đi theo đường Duy Tân tới đường Trần Thị Lý khoảng 15 phút là tới cầu Nguyễn Văn Trỗi. Hoặc bạn cũng có thể đặt phòng tại khách sạn gần cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng để tiện khám phá các điểm du lịch ngay trung tâm thành phố, dạo bước trên những cây cầu sông Hàn nổi tiếng của Đà Nẵng như cầu Rồng, cầu Tình yêu, cầu quay sông Hàn – cầu quay duy nhất tại Việt Nam hiện nay, cầu Thuận Phước – cầu dây võng dài nhất cả nước…

Cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý
Cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý

Phố đi bộ cầu Nguyễn Văn Trỗi – Đòn bẩy thúc đẩy du lịch Đà Nẵng sau dịch​

Vị trí phố đi bộ – Nơi trung tâm nhất của thành phố​

Có ai đó đã nói với tôi rằng: Nếu bạn muốn khám phá một vùng đất, hãy đến nơi người ta tụ tập giao thương nhiều nhất. Điều đó quả thực đúng vì mỗi khi đóng vai trò là một khách du lịch đến với các vùng đất, tôi thường hòa vào dòng người tại phố đi bộ. Phố đi bộ hội tụ rất nhiều giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của thành phố. Đơn cử như ở Việt Nam có phố đi bộ Nguyễn Huệ quận 1; và phố đi bộ Hồ Gươm ở Hà Nội. Cảm nhận chung với các con phố đi bộ này là sự náo nhiệt; sự tụ họp; và sự giao thương từ rất nhiều đối tượng. Qua sự giao lưu đó, mỗi chúng ta lưu giữ về một vùng đất nhanh hơn qua các trải nghiệm.

  • Sự náo nhiệt – Sự tụ họp: Vâng đúng vậy, phố đi bộ là nơi mà mỗi khi vui hay mỗi khi buồn ta lui tới. Nó như một sự tất – lẽ – dĩ – ngẫu khi bất kỳ ai đó muốn ra ngoài chơi. Dường như đó là điều được lập trình sẵn trong đầu mỗi cá nhân khi phải kiếm tìm một chỗ ăn chơi.
  • Sự giao thương: Là nơi được truyền thông trong nước và quốc tế ưu ái; Nơi mà những vị khách nước ngoài đến phải đi mòn gót chân và “ăn sập” khu phố ấy mới là phố đi bộ. Và thực tế phố đi bộ cần phải có đầy đủ các hoạt động vui chơi giải trí như ẩm thực, giải trí, dịch vụ các loại… Điều này, một cách vô hình, đã thúc đẩy giao thương qua hoạt động mua – bán và sử dụng dịch vụ tại khu phố.
  • Giao thương cũng là đòn bẩy thúc đẩy giá trị bất động sản: Thử hỏi giá nhà khu phố đi bộ Nguyễn Huệ hay Hồ Gươm? Chắc chắn sẽ được câu nhận xét là mức giá trên trời. Nhưng thực tế chứng minh rằng, chính các hoạt động giao thương và các hoạt động thỏa mãn và cung cấp hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu số đông; đã tạo nên sự tăng giá mạnh mẽ của khu vực này. Đây thực chất cũng là câu chuyện cung – cầu khi nguồn cầu vui chơi và giải trí tại một tuyến phố được rất nhiều người kỳ vọng và mong đợi. Từ những kỳ vọng và mong đợi đó đã biến thành hành động vui chơi, giải trí… Và từ vui chơi, giải trí kéo theo là câu chuyện dịch vụ đi kèm… Và bất động sản lại lên ngôi.
Phố đi bộ Hồ Gươm


Phố đi bộ Hồ Gươm

Phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài ra Bến Bach Đằng đông đúc


Phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài ra Bến Bach Đằng đông đúc
Bùi Viện cũng là khu phố ăn chơi nổi tiếng
Bùi Viện cũng là khu phố ăn chơi nổi tiếng
Cùng với những con phố đi bộ, nhiều CĐT cũng đưa ra những ý tưởng táo bạo về các con phố đi bộ trong dự án để khẳng định giá trị bất động sản của mình. Nhưng thiết nghĩ, phố đi bộ phải của thành phố mới đủ sức “mạnh mẽ” kéo giá bất động sản nhờ tính giá trị “điểm đến cao”.

Phố đi bộ Vinhomes Ocean Park
Phố đi bộ Vinhomes Ocean Park – Một số CĐT dùng tiềm lực để tạo nên các tuyến phố đi bộ nhằm gia tăng giá trị bất động sản

Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi – Điểm đến lý tưởng​

Khi nơi đây trở thành tuyến phố đi bộ; chắc chắn là điểm check-in vạn người mê. Một điểm đến “MUST GO” và “MUST TRY” của du khách trong nước và quốc tế bởi một số đặc điểm sau:

Yếu tố độc lạ của cầu đi bộ​

Thật là hiếm có khi có một cây cầu làm phố đi bộ. Thành phố Hồ Chí Minh đã mong ước về một cây cầu đi bộ phố Nguyễn Huệ nhưng mã chỉ là đề xuất. Ấy vậy mà Đà Nẵng có sẵn cây cầu, có sẵn hạ tầng chỉ đợi được mang vào khai thác để trở thành điểm đến.

Cầu đi bộ Nguyễn Huệ
Cầu đi bộ từ Thủ Thiêm sang Nguyễn Huệ Quận 1. Mới dừng ở phối cảnh
Cầu đi bộ nối phố đi bộ Nguyễn Huệ đề xuất
Cầu đi bộ nối phố đi bộ Nguyễn Huệ đề xuất
Trong khi tp Hồ Chí Minh mong muốn những cây cầu đi bộ nhưng chỉ dừng ở đề xuất thì Đà Nẵng đã nghiễm nhiên có một con phố đỉnh của đỉnh.

Yếu tố vị trí “PHẢI ĐI QUA”​

Tương đồng như cầu Quay hay cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi có thể trở thành một địa điểm “HÚT KHÁCH” khi nằm ngay cạnh cầu Trần Thị Lý. Với vai trò trung chuyển của mình, đi qua sông Hàn, đến biển Mỹ Khê, cây cầu Nguyễn Văn Trỗi hoàn toàn có tiềm lực mạnh về vị trí.

Vị trí từ sân bay tòa căn hộ Sun Grand City Paronama
Vị trí từ sân bay đi qua cầu Trần Thị Lý ra biển Mỹ Khê. Tuyến phố đi bộ hình thành sẽ hút lượng lớn người đến ăn chơi.

Yếu tố hạ tầng thúc đẩy mạnh mẽ​

Đà Nẵng cần những điểm mới để hút khách du lịch sau đại dịch. Và có thể cầu Nguyễn Văn Trỗi chính là tiền đề của câu chuyện du lịch đổi mới. Một điểm hút traffic mạnh mẽ khi được đầu tư bài bản công viên và phố đi bộ ven sông. Hơn nữa bến du thuyền ngay cạnh đó cũng tạo nên sức hút tương tự cho cầu Nguyễn Văn Trỗi.

Bến du thuyền - Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng cạnh cầu Trần Thị Lý
Bến du thuyền – Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng. Trên cầu là lễ hội, các chương trình. Ngay chân cầu Nguyễn Văn Trỗi là bến du thuyền…
Nói tóm lại, phố đi bộ cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ là điểm “hút traffic” cực lớn trong thời gian tới. Đây sẽ là điểm phải check-in của du khách đến với Đà Nẵng.
 
×
Quay lại
Top Bottom