- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Cụng ly là một nét văn hóa thú vị mà không phải nơi nào cũng giống nhau. Chú ý cách cụng ly khi được mời đến một bữa tiệc cũng là cách “ghi điểm” trước mặt bạn bè, đồng nghiệp.
Nhật Bản
Khi cùng uống rượu, bạn không được phép tự rót đồ uống cho mình vì nó mang hàm ý như thể bạn là chủ nhà, điều này có vẻ khá khiếm nhã. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rót đồ uống cho những người bạn ngồi cạnh mình.
Đừng tự rót rượu cho mình tại nhà một người Nhật Bản vì đó là hành động khiếm nhã
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng không tự rót đồ uống cho bản thân, ngoài ra phong tục nhận và trao đồ uống tại đây cũng rất quan trọng: khi người phục vụ rót rượu từ chai ra ly thì người nhận sẽ phải giữ ly bằng cả hai tay.
Trung Quốc
Người Trung Quốc thích rót rượu tràn ly để biểu trưng cho tình cảm tràn đầy. Khi nâng ly, cũng cần giữ cho ly của mình thấp hơn ly rượu của chủ nhà và người già hơn để tỏ ý tôn trọng.
Người Trung Quốc luôn đặt ly thấp hơn chủ nhà và người lớn tuổi
Pháp
Khi rót đồ uống, người Pháp không bao giờ rót đầy ly, họ thích nhìn vào mắt nhau và uống từng ngụm nhỏ một cách nhẹ nhàng.
Đức
Khi nâng cốc tại Đức, hãy nhớ nhìn vào mắt đối phương và cụng ly sao cho phát ra tiếng kêu leng keng giòn tan, nếu không, bạn sẽ phải chịu “hậu quả” là 7 năm chuyện “mây mưa” không tốt lành theo quan niệm của người Đức.
Tại Đức, tiếng chạm ly càng giòn giã bao nhiêu, bữa tiệc lại càng vui vẻ bây nhiêu
Nga
Ở Nga, mọi người hay nói những câu chúc mừng tốt đẹp dài dành cho nhau sau mỗi lần cạn chén. Một khi bạn được gia chủ rót rượu mời thì phải uống cạn mới được đặt chén xuống, dù bạn là người không hay rượu đi chăng nữa.
Hungary
Khi uống rượu ở Hungary, hãy nhớ đừng chạm ly phát ra tiếng leng keng, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối về pháp lý. Nguyên nhân của sự việc có vẻ vô lý này là vào năm 1849, một nhóm quân người Áo đã ăn mừng bằng cách chạm ly kêu leng keng sau khi chiếm đóng được Hungary.
Chú ý chạm ly một cách nhẹ nhàng đối với người Hungary
Cộng hòa Czech
Người Czech không bao giờ đặt chéo tay lúc nâng cốc chúc mừng, vì người ta tin rằng, đặt chéo tay khi uống sẽ khiến đời sống tình cảm không được thuận buồm xuôi gió.
Văn hóa cụng ly ở mỗi nước rất khác nhau
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa khác nhau lại có một cách cụng ly riêng biệt. Tìm hiểu những văn hóa trong cách sinh hoạt, ăn uống sẽ mang đến cho bạn kiến thức và sự hiểu biết phong phú.
Nhật Bản
Khi cùng uống rượu, bạn không được phép tự rót đồ uống cho mình vì nó mang hàm ý như thể bạn là chủ nhà, điều này có vẻ khá khiếm nhã. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rót đồ uống cho những người bạn ngồi cạnh mình.
Đừng tự rót rượu cho mình tại nhà một người Nhật Bản vì đó là hành động khiếm nhã
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng không tự rót đồ uống cho bản thân, ngoài ra phong tục nhận và trao đồ uống tại đây cũng rất quan trọng: khi người phục vụ rót rượu từ chai ra ly thì người nhận sẽ phải giữ ly bằng cả hai tay.
Trung Quốc
Người Trung Quốc thích rót rượu tràn ly để biểu trưng cho tình cảm tràn đầy. Khi nâng ly, cũng cần giữ cho ly của mình thấp hơn ly rượu của chủ nhà và người già hơn để tỏ ý tôn trọng.
Người Trung Quốc luôn đặt ly thấp hơn chủ nhà và người lớn tuổi
Pháp
Khi rót đồ uống, người Pháp không bao giờ rót đầy ly, họ thích nhìn vào mắt nhau và uống từng ngụm nhỏ một cách nhẹ nhàng.
Đức
Khi nâng cốc tại Đức, hãy nhớ nhìn vào mắt đối phương và cụng ly sao cho phát ra tiếng kêu leng keng giòn tan, nếu không, bạn sẽ phải chịu “hậu quả” là 7 năm chuyện “mây mưa” không tốt lành theo quan niệm của người Đức.
Tại Đức, tiếng chạm ly càng giòn giã bao nhiêu, bữa tiệc lại càng vui vẻ bây nhiêu
Nga
Ở Nga, mọi người hay nói những câu chúc mừng tốt đẹp dài dành cho nhau sau mỗi lần cạn chén. Một khi bạn được gia chủ rót rượu mời thì phải uống cạn mới được đặt chén xuống, dù bạn là người không hay rượu đi chăng nữa.
Hungary
Khi uống rượu ở Hungary, hãy nhớ đừng chạm ly phát ra tiếng leng keng, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối về pháp lý. Nguyên nhân của sự việc có vẻ vô lý này là vào năm 1849, một nhóm quân người Áo đã ăn mừng bằng cách chạm ly kêu leng keng sau khi chiếm đóng được Hungary.
Chú ý chạm ly một cách nhẹ nhàng đối với người Hungary
Cộng hòa Czech
Người Czech không bao giờ đặt chéo tay lúc nâng cốc chúc mừng, vì người ta tin rằng, đặt chéo tay khi uống sẽ khiến đời sống tình cảm không được thuận buồm xuôi gió.
Văn hóa cụng ly ở mỗi nước rất khác nhau
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa khác nhau lại có một cách cụng ly riêng biệt. Tìm hiểu những văn hóa trong cách sinh hoạt, ăn uống sẽ mang đến cho bạn kiến thức và sự hiểu biết phong phú.
Phunutoday