- Tham gia
- 10/8/2010
- Bài viết
- 214
Đừng coi thường sức khỏe của móng tay, bởi móng tay khỏe mạnh không chỉ mang lại vẻ đẹp mà nó còn thể hiện tình trạng dinh dưỡng cơ thể của bạn. Hãy lưu tâm khi móng tay của bạn có những biểu hiện dưới đây...
Thiếu ẩm
Cũng giống như da, móng tay, móng chân cũng cần được hydrat hóa (dưỡng ẩm, giảm sự mất nước) đầy đủ. Khi không được dưỡng ẩm đầy đủ, móng tay trở nên khô và dễ gãy, phần da quanh móng bong tróc... Đó cũng là những biểu hiện thường thấy khi cơ thể mất nước. Giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước chính là chìa khóa để có những móng tay đẹp và khỏe mạnh.
Thiếu protein
Móng tay được hình thành từ protein, hay còn gọi là chất sừng. Khi cơ thể thiếu protein, trên móng tay sẽ xuất hiện những dải màu trắng mờ, rất giòn và dễ gãy. Bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng này.
Thiếu vitamin A
Vitamin A tham gia vào sự toàn vẹn về cấu trúc của móng. Vì thế, thiếu Vitamin A, móng tay trở nên mềm, mỏng manh và dễ bị xước. Tình trạng này cũng thường gặp khi cơ thể bị thiếu hụt biotin. Các thực phẩm sữa và chế biến từ sữa, rau và trái cây có màu vàng cam, các loại quả có hạt và đậu... là những món ăn sẽ bù đắp cho bạn lượng vitamin A thiếu hụt này.
Thiếu Vitamin B12
Thiếu Vitamin B12 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng tay, làm cho móng trở nên khô, cong lại ở phần đầu móng và móng sẫm màu hơn bình thường.
Thiếu vitamin C và folate
Thiếu Vitamin C có thể gây ra những đốm nâu và xước măng rô trên móng tay. Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi và các loại rau như bắp cải, ớt xanh, rau lá xanh... giúp bổ sung vitamin C và folate (acid folic).
Thiếu khoáng chất
Can-xi, phốt pho, magiê, silic, lưu huỳnh và selen là những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung và móng tay nói riêng. Bổ sung đầy đủ các khoáng chất trên, bạn sẽ sở hữu những móng tay khỏe mạnh. Ngược lại, thiếu các khoáng chất này sẽ gây khô móng, gãy móng... do biến dạng cấu trúc protein như keratin, collagen.
Thiếu sắt
Cơ thể thiếu sắt sẽ khiến móng tay có màu nhợt nhạt, giòn và trong chế độ ăn uống được thể hiện như móng tay nhợt nhạt, giòn. Đây là hai trong số các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Thiếu kẽm
Màu sắc móng tay thay đổi, có đốm trắng, nhợt nhạt, phát triển không đều... có thể là do thiếu hụt kẽm. Ở mức độ trầm trọng, rối loạn do thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến căn bệnh viêm da đầu chi ruột. Các loại ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt có thể bổ sung nhu cầu về kẽm cho cơ thể.
Cũng giống như da, móng tay, móng chân cũng cần được hydrat hóa (dưỡng ẩm, giảm sự mất nước) đầy đủ. Khi không được dưỡng ẩm đầy đủ, móng tay trở nên khô và dễ gãy, phần da quanh móng bong tróc... Đó cũng là những biểu hiện thường thấy khi cơ thể mất nước. Giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước chính là chìa khóa để có những móng tay đẹp và khỏe mạnh.
Thiếu protein
Móng tay được hình thành từ protein, hay còn gọi là chất sừng. Khi cơ thể thiếu protein, trên móng tay sẽ xuất hiện những dải màu trắng mờ, rất giòn và dễ gãy. Bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng này.
Thiếu vitamin A
Vitamin A tham gia vào sự toàn vẹn về cấu trúc của móng. Vì thế, thiếu Vitamin A, móng tay trở nên mềm, mỏng manh và dễ bị xước. Tình trạng này cũng thường gặp khi cơ thể bị thiếu hụt biotin. Các thực phẩm sữa và chế biến từ sữa, rau và trái cây có màu vàng cam, các loại quả có hạt và đậu... là những món ăn sẽ bù đắp cho bạn lượng vitamin A thiếu hụt này.
Thiếu Vitamin B12
Thiếu Vitamin B12 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng tay, làm cho móng trở nên khô, cong lại ở phần đầu móng và móng sẫm màu hơn bình thường.
Thiếu vitamin C và folate
Thiếu Vitamin C có thể gây ra những đốm nâu và xước măng rô trên móng tay. Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi và các loại rau như bắp cải, ớt xanh, rau lá xanh... giúp bổ sung vitamin C và folate (acid folic).
Thiếu khoáng chất
Can-xi, phốt pho, magiê, silic, lưu huỳnh và selen là những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung và móng tay nói riêng. Bổ sung đầy đủ các khoáng chất trên, bạn sẽ sở hữu những móng tay khỏe mạnh. Ngược lại, thiếu các khoáng chất này sẽ gây khô móng, gãy móng... do biến dạng cấu trúc protein như keratin, collagen.
Thiếu sắt
Cơ thể thiếu sắt sẽ khiến móng tay có màu nhợt nhạt, giòn và trong chế độ ăn uống được thể hiện như móng tay nhợt nhạt, giòn. Đây là hai trong số các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.
Thiếu kẽm
Màu sắc móng tay thay đổi, có đốm trắng, nhợt nhạt, phát triển không đều... có thể là do thiếu hụt kẽm. Ở mức độ trầm trọng, rối loạn do thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến căn bệnh viêm da đầu chi ruột. Các loại ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt có thể bổ sung nhu cầu về kẽm cho cơ thể.
Theo Health Central
Hiệu chỉnh bởi quản lý: