Khái niệm chiếu sáng cơ bản (Phần 1)

haithuphuong91

Thành viên
Tham gia
1/9/2014
Bài viết
0
Trong bài viết này, TK Việt Nam sẽ giải thích cụ thể từng khái niệm cơ bản về chiếu sáng
Bản chất ánh sáng

Ánh sáng là 1 loại sóng điện từ, ánh sáng có thể nhìn thấy được có bước sóng từ 380-780nm.



ban-chat-anh-sang_1438656326.jpg




Nhiệt độ màu
Giá trị nhiệt độ màu càng cao, cảm giác lạnh (màu lạnh) càng mạnh, nhiệt độ màu càng thấp, cảm giác ấm

(màu nóng) càng mạnh. Nhiệt độ màu từ 5000K trở lên thuộc dãy màu lạnh, ánh sáng sẽ có màu trắng,

thậm chí xanh dương. Nhiệt độ màu từ 2700-3000K thuộc dãy màu ấm, ánh sáng sẽ có màu vàng. Màu

trắng trung tính sẽ từ 4000-4200K. Ánh sáng màu trắng có chút vàng. Ánh sáng mà mắt thường chúng ta

nhìn thấy được nằm trong đoạn ánh sáng ấm đến ánh sáng lạnh. Dựa vào quy định này mà người ta chế

tạo ra các bóng đèn cao áp ánh sáng vàng và ánh sáng trắng phục vụ các mục đích khác nhau.



nhiet-do-mau_1438656403.jpg



Ánh sáng ấm
Nhiệt độ màu dưới 3300K, gần giống với nhiệt độ màu của bóng đèn dây tóc, màu đỏ chiếm đa số, cho

cảm giác ấm, dễ chịu, thích hợp ứng dụng trong gia đình, căn hộ, khách sạn và những nơi cần ánh sáng có

nhiệt độ màu thấp.

Ánh sáng trung tính
Nhiệt độ màu từ 3300K-5300K, ánh sáng trung tính mang lại cảm giác vui vẻ, lạc quan, an tâm, thích hợp

ứng dụng trong các shop, showroom, bệnh viện, văn phòng công ty, tiệm ăn uống, nhà hàng, các trạm chờ

xe..

Ánh sáng lạnh
Nhiệt độ màu từ 5300K trở lên, gần với ánh sáng tự nhiên, mang lại cảm giác sáng rõ, giúp tập trung tinh

thần, ứng dụng trong các công ty, văn phòng, phòng hội nghị, phòng thiết kế, thư viện, các khu vực triển

lãm.

Chỉ số hoàn màu (CRI)
Hay còn gọi là độ hoàn màu, hay chỉ số màu (Ra), đại lượng dùng để đánh giá mức độ trung thực về màu

sắc của đối tượng được chiếu sáng bằng nguồn sáng ấy. Chỉ số màu (từ 0-100) càng cao, sự tái hiện của

nguồn sáng đối với màu sắc càng tự nhiên và trung thực. Các nguồn sáng khác nhau thì có chỉ số màu

khác nhau. Chỉ số hoàn màu là yếu tố rất quan trọng trong chiếu sáng thiết kế thời trang, in ấn, hội họa, đồ

trang sức, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản phẩm qua cảm nhận bằng mắt thường.

Các đại lượng cơ bản của ánh sáng
Quang thông (lm): Là thông lượng hữu ích trong hệ ánh sáng, hay nói cách khác là lượng ánh sáng phát

ra từ 1 nguồn sáng (nguồn sáng từ các đèn sân vườn hay đèn đường ...), đơn vị đo quang thông là

lumen, viết tắt là lm. Muốn đo quang thông cần có thiết bị đặc biệt mà thường chỉ có nhà sản xuất hoặc

phòng thí nghiệm mới có thể trang bị.

Quang hiệu (Hiệu suất phát sáng)của 1 nguồn sáng (lm/w): Là tỷ số quang thông phát ra trên công

suất của nguồn sáng, cũng có thể hiểu cách khác là với mỗi 1w công suất điện được tiêu hao thì có thể sản

sinh được bao nhiêu lm (quang thông), đây là đại lượng có liên quan đến vấn đề tiết kiệm điện năng.



quang-hieu_1438656496.jpg
 
×
Quay lại
Top Bottom