Erwin Rommel
Banned
- Tham gia
- 22/4/2012
- Bài viết
- 184
Link https://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=9619
Những sự khác biệt sau đây được tác giả nhận xét thông qua kinh nghiệm cá nhân về đa số trường hợp trong cuộc sống, có lẽ không có số liệu hay dẫn chứng lý thuyết . Vì thế chỉ mong các bạn tham khảo và tham gia nhận xét cho vui . Tác giả hy vọng những nhận xét kinh nghiệm này có thể giúp cho ta có cả thái độ học hỏi lẫn tránh sai từ bạn Hàn Quốc trong quá trình hai quốc gia ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau.
1. Người Hàn có tật xấu mà người Việt sẽ rất "ghê" , đó là khạc nhổ với tần suất cao thường xuyên, nhổ ngay bất cứ chỗ nào có thể. Người Việt thì bị người Hàn "chê" vì hay thọc tay ngoáy mũi .
2. Người Hàn đánh răng rất lâu và lục sục bàn chải đánh răng cùng kem trắng xóa trong mồm để tiếp tục làm việc , thậm chí nói chuyện , dùng máy tính ... nơi công cộng. Người Việt đánh răng trong nhà vệ sinh , dứt điểm rồi mới ra ngoài vì người Việt xem điều đó là tế nhị , lịch sự.
3. Nhiều người Hàn xem hành động trung tiện phát ra tiếng kêu là bình thường . Người Việt thì lấy làm vô cùng xấu hổ.
4. Người Hàn ít khi ăn kết hợp các món ăn. Họ ăn thịt nướng xong rồi mới gọi cơm hoặc mì ra ăn, không ăn chung thịt và mì . Người Việt thì ăn kết hợp các món lại, không ăn "cơm không" hoặc "mì không người lái".
5. Các địa phương của Hàn Quốc thường không có nhiều đặc sản vùng miền. Việt Nam thì mỗi tỉnh mỗi địa phương, thậm chí mỗi làng mỗi xã đều có những thổ sản đặc trưng quý của mình.
6. Từ lâu, người Hàn tin tưởng "quốc nội sản" là nhất về chất lượng, thậm chí có thái độ ngờ vực hàng nước ngoài. Người Việt thì sính hàng ngoại nói chung.
7. Người Hàn ít khi mời khách đến nhà chơi. Người Việt thì trọng đãi khi khách đến nhà chơi.
8. Người Hàn thường ở lại công sở hoặc đi ra ngoài ăn uống trong ngày nghỉ . Người Việt thì thích xum vầy quanh gia đình trong không khí ấm cúng hạnh phúc (không tính những gia đình có xung đột).
9. Người Hàn có vẻ không kềm chế cảm xúc của mình , nóng giận hay vui buồn đều tỏ rõ ra ngoài . Người Việt thì có xu hướng ôn hòa , thích sự điềm tĩnh.
10. Người Hàn có thể cãi nhau to giữa đường về những việc trong nhà, hoặc trai gái giận dỗi khóc lóc giữa đường trước con mắt thiên hạ. Người Việt thi "vợ chồng đóng cửa bảo nhau" , xem việc gia đình là riêng tư . Người Việt nói chung là thích "kín đáo".
11. Người Hàn thanh toán bữa ăn tại quầy . Người Việt thì thanh toán tại bàn.
12. Nhiều phụ nữ Việt Nam đóng vai trò chủ gia đình, "tổng giám đốc" của gia đình. Phụ nữ Hàn Quốc thì sinh con xong thường nghỉ ở nhà hầu hạ phục dịch gia đình, bỏ phí kiến thức sau bao năm đèn sách.
13. Người Việt nhìn chung khá tuềnh toàng trong ăn mặc theo tinh thần giản dị, thoải mái. Người Hàn thì rất kỹ tính và lấy làm quan trọng việc ăn mặc.
14. Ẩm thực Hàn Quốc ít món hơn ẩm thực Việt Nam rất nhiều lần.
15. Ẩm thực Hàn Quốc ít gia vị hơn ẩm thực Việt Nam rất nhiều lần.
16. Ẩm thực Hàn Quốc không chú trọng mùi thơm, nhiều món thậm chí không có mùi gì đặc trưng ngoài mùi của nguyên liệu chính . Trong khi đó hương vị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của món ăn Việt Nam.
17. Món ăn Hàn Quốc chủ yếu là 1 hoặc 2 vị chính : chua - ngọt (ảnh hưởng món Tàu), rất ngọt (món Hàn) , chua - cay (dùng kim chi) , cay - mặn (các loại canh truyền thống), cay ngọt . Trong khi đó món ăn Việt Nam thường là đa vị (theo giáo sư Trần Văn Khê) kết hợp nhiều vị khác nhau , nhiều nguyên liệu khác nhau , chế biến theo trình tự và nguyên tắc tối ưu .
18. Món ăn Hàn Quốc chủ yếu là chế biến one-pot (trút chung vào nấu sùng sục lên) . Món ăn Việt Nam thì multi-pot , chế biến làm nhiều khâu , cái nào cho trước , cái nào cho vào sau đều theo nguyên tắc tối ưu đảm bảo dinh dưỡng và độ tươi cao nhất.
19. Hàn Quốc thường chế biến các nguyên liệu mà ít tẩm uớp . Việt Nam thì quan trọng việc tẩm ướp hương liệu để món ăn ngon và thơm , khử mùi tanh của thịt động vật .
20. Hàn Quốc có rất ít nhạc cụ truyền thống , và rất giống một số nhạc cụ của Trung Quốc . Việt Nam thì có cả một kho hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau trong văn hóa 54 dân tộc anh em. Nhạc cụ truyền thống của Việt Nam sáng tạo trên sự đơn giản mà tinh tế , tách biệt khỏi dòng nhạc cụ châu Á theo kiểu Trung Quốc .
21. Ngày nay người Hàn xem việc hôn nhân quan trọng vấn đề cơ sở kinh tế của hai bên trước khi kết hôn. Người Việt thì xem hôn nhân là một quan hệ "bạn đời" , cùng cam cùng khổ , cùng sướng cùng vui ... lấy nhau rồi đôi vợ chồng sẽ chung tay xây dựng gia đình , thay vì "sáp nhập" trên cơ sở kinh tế có sẵn .
22. Người Hàn nhìn chung là không giỏi nấu nướng và không quan tâm chuyện ẩm thực. Món ăn Hàn Quốc vì thế rất đơn giản, có khi chỉ là mua thịt tươi về quăng lên vỉ nướng rồi chấm tương ăn thế thôi. Người Việt Nam thì dù biết dù không cũng đều có thể nấu nướng chế biến món ăn khi cần thiết và người Việt không dễ dãi ăn uống mà thường cầu kỳ , cẩn thận.
23. Người Việt đề cao nét đẹp tự nhiên tươi trẻ , hầu hết phụ nữ chỉ trang điểm khi có dịp quan trọng , bình thường thì giản dị để dành tâm sức cho công việc , học tập . Trong khi đó phụ nữ Hàn Quốc tuyệt đại đa số đều son phấn , kể cả những cụ già phều phào sắp thăng cũng không rời cây son, hộp phấn. Nhiều cô gái trẻ Hàn Quốc chấp nhận rơi xương lìa da của mình để được đẹp qua con đường giải phẫu thẩm mỹ .
24. Người Việt đề cao "công dung ngôn hạnh" của phụ nữ . Qua đó người phụ nữ được đánh giá cao là người phụ nữ duyên dáng , hấp dẫn . Người đàn ông thì lịch lãm , ga lăng , điềm đạm , có tư cách . Người Hàn thì ăn to nói lớn , xem trọng vẻ hình thức bề ngoài.
25. Người Việt thường tìm cách nói khéo , nói tránh , nói sao cho đạt được mục đích của mình mà không làm mích lòng tha nhân . Người Hàn thì hay nói sổ toẹt , thẳng thừng.
26. Thanh niên Việt Nam có vẻ ham mê mày mò tìm hiểu máy móc, tự chữa xe , chữa máy như người châu Âu, xem đó là "nam tính" , là thú vui khám phá sáng tạo. Còn thanh niên Hàn Quốc thì nhìn chung không giỏi, thậm chí ngờ nghệch, và không quan tâm nhiều chuyện này. Thanh niên Hàn Quốc quan trọng việc chải chuốt và ăn mặc .
27. Người Việt không có nhiều đièu kiện học giỏi tiếng Anh , chủ yếu là học trong nước . Người Hàn thì du học nước ngoài để học tiếng Anh. Nhưng người Việt nói được tiếng Anh hơn người Hàn nhìn theo số đông. Điểm thi Anh văn người Việt không cao, nhưng giao tiếp thì mạnh dạn hơn nhiều.
28. Người Hàn không quan trọng việc rượu ngon hay dở, cứ alcohol 27độ soju là tu cho đến khi say. Còn người Việt thì rất quý các loại rượu khác nhau vì hương vị của rượu cũng là một thú vui thưởng thức.
29. Người Hàn không lấy việc trần truồng trước người khác là xấu hổ. Trong các nhà sauna tăm hơi , từ lớn đến bé đều trần truồng tồng ngồng ăn ngủ nằm ngồi đứng trước mặt nhau. Người Việt thì không như thế , rất kín đáo , ở nơi công cộng cũng nói chung là muốn che đậy .
30. Người Việt xem người nước ngoài nhìn chung là như nhau, bình đẳng với nhau không kể giàu nghèo (trừ khi có mục đích kinh tế). Người Hàn thì trọng thị người châu Âu hơn hẳn người châu Á và châu Phi.
31. Người Hàn thích vận động , leo núi, đi bộ . Người Việt thích các môn thể thao cụ thể có tính giải trí hơn là tập luyện thuần túy.
32. Người Hàn xem người trẻ hơn hoặc vị trí thấp hơn thì phải phục tùng và phục vụ kẻ trên. Người Việt Nam thì xem đạo lý "kính trên nhường dưới" làm quan trọng , anh nhường em, nam nhường nữ , mạnh nhường yếu ... Ngoài ra quan hệ trên dưới của người Việt có phần thoáng và bình đẳng hơn trên tư cách đều là người của xã hội .
33. Người Hàn lấy làm buồn cười những gì có tính hài hước đơn giản, thậm chí thô thiển. Người Việt thì đánh giá cao kiểu hài hước bất ngờ, thông minh , châm biếm ... đòi hỏi phải có vốn sống mới cảm nhận được.
34. Người Hàn khi thuyết trình seminar thường học thuộc lòng rồi đọc vanh vách ra . Người Việt thì xem đó là lúc trình bày, giải thích theo kiến thức mình nắm vững.
35. Người Hàn thường tỏ sự quan tâm bằng việc can thiệp mạnh , dạy bảo người khác. Người Việt khi quan tâm thì thường phân tích hơn thiệt cho tha nhân nghe , rồi từ đó gợi ý cho tha nhân phương hướng giải quyết vấn đề .
36. Người Hàn hoặc vâng mệnh đồng ý , hoặc bất đồng cãi nhau trong các vấn đề chung. Người Việt thiên về hòa giải , bàn thảo , thuyết phục .
37. Người Hàn bảo thủ , bảo hộ thị trường và văn hóa trong nước . Ngược lại tìm cách tuyên truyền thâm nhập vào quốc gia khác bằng mọi cách. Người Việt thì xem sự sòng phẳng , cao thượng (fair-play) là hay. Có thể dễ thấy những ý kiến cực đoan dân tộc thường được người Hàn tán thưởng, còn ở Việt Nam thì sẽ luôn có ý kiến phản đối , kêu gọi "hòa nhập" , "hiện đại" .
38. Người Hàn dù đi đâu cũng giữ cho mình một nét rất Hàn Quốc . Người Việt thì "nhập gia tùy tục" hơi thái quá , thường học đòi bắt chước nước ngoài .
39. Tên của người Hàn tuyệt đại đa số có 3 chữ hoặc 2 chữ . Tên người Việt thì đa số là 3 chữ hoặc 4 chữ, nhưng cũng tùy thích , có khi dài đến 6-7 chữ .
40. Người Hàn thiên về sự thuần nhất giống nhau . Người Việt thích sự đa dạng phong phú .
41. Nhiều người Hàn vừa đi đại tiện vừa nói chuyện trên điện thoại di động . Với người Việt thì việc giải quyết các nhu cầu cá nhân là điều tế nhị , lịch sự tránh. Người Việt không phải giờ hỏi nhau theo kiểu "Anh đi ị à ?" , còn người Hàn đôi khi thấy họ hỏi với nhau khi có mặt người khác câu hỏi như thế, có khi nam nữ hỏi nhau.
42. Người Việt dùng đũa gỗ , đũa tre, đũa nhựa , đầu đũa to vì cho rằng như thế thì gắp dễ , ăn không bị nóng. Người Hàn thì dùng đũa sắt , tiết diện nhỏ , hơi nhọn ở đầu .
43. Người Việt khi ăn món ăn thường ăn miếng nhỏ , ăn chậm , nghiền ngẫm thưởng thức vị món ăn . Người Hàn thì ăn miếng to , ăn nhanh , nuốt vội khi món ăn là ngon.
44. Người Việt xem quán cà phê là nơi thư giãn , gặp gỡ, không khí riêng biệt lãng mạn , vì thế quán cà phê Việt Nam rất trau chuốt trang trí nội thất , mỗi quán có một gout nhạc riêng phục vụ cho khách của mình. Người Hàn thì quán cà phê thường không mở nhạc hoặc mở rất nhỏ . Quán cà phê Hàn Quốc đơn giản hơn nhiều lần so với quán cà phê Việt Nam. Nữ giới và tình nhân đến uống cà phê là chủ yếu . Còn ở Việt Nam chủ yếu lại là nam giới hơn là nữ .
45. Người Việt thích ăn những gì có mùi thơm đa dạng . Người Hàn thì rất sợ những món ăn có mùi rau cỏ gia vị .
46. Người bán hàng ở Hàn Quốc đại đa số đều chào đón khách hàng bằng nụ cười và chào hỏi rất rõ ràng trước sau, thể hiện sự tôn trọng khách. Người bán hàng ở Việt Nam thì thường là không chảo hỏi khách và cũng ít cười . Nhưng trong đời sống, người Việt cười nhiều hơn người Hàn.
47. Sinh viên Hàn Quốc nhậu nhẹt , tụ tập trong các "đông-a-ri" , các câu lạc bộ ... nhiều thời gian trong học kỳ. Sinh viên Việt Nam thì học xong ở trường lại đi học thêm sinh ngữ để chuẩn bị cho tương lai.
48. Người Hàn đánh giá công việc theo nỗ lực . Người Việt đánh giá công việc theo hiệu quả cuối cùng.
49. Người Hàn uống cà phê gần như chỉ có sữa, rất nhạt. Người Việt thích uống cà phê đậm , mạnh mà Trung Nguyên có slogan "Đậm, mạnh chưa đủ, phải đúng gout".
50. Người già ở Hàn Quốc đi đâu cũng thường một mình hoặc hai cụ với nhau. Người già ở Việt Nam đi đâu thường muốn con cháu đưa đi, những người già nào không có con cháu đưa đón thì cảm thấy rất tủi thân.
51. Người Việt rất thích tranh luận và thảo luận bằng lý lẽ. Người Hàn không có thói quen đó , cụ thể là trên các trang thảo luận như Daum Cafe hoặc Naver Blog , cũng như vô số các diễn đàn khác, không thấy có các phát biểu mang tính thảo luận.
52. Nam giới Hàn Quốc ngày nay có xu hướng thích bóng bẩy , ẻo lả. Nếu đặt một cái gương to nơi công cộng thì có đến 8-9/10 bạn nam trẻ đi qua soi vuốt, ngắm nghía , chỉnh trang tóc tai. (nữ giới thì 11/10). Nam giới Việt Nam thì chưa có xu hướng đó, thích ra oai ta đây, thích làm anh hùng , thích tỏ ra gồ ghề , mạnh mẽ ...
53. Nam giới Hàn Quốc tuyệt đại đa số là mày râu nhẵn nhụi. Nam giới Việt Nam thì có một bộ phận thích để ria mép.
54. Hàn Quốc không có văn hóa tip , bồi dưỡng cho nhân viên dịch vụ bởi vì đã tính trong giá dịch vụ rồi. Việt Nam thì thường có vụ tip tiếc , "puộc boa" ...
55. Diễn viên hoặc người nổi tiếng của Hàn Quốc mà bị tai tiếng đời tư thì bị tẩy chay tức khắc . Ở Việt Nam thì được truyền thông chú ý hơn , vô hình chung lại càng thêm nổi tiếng.
56. Mẹ chồng Hàn Quốc qua phim ảnh cũng như đời thường ta dễ thấy là rất khắt khe với con dâu . Thực tế là con dâu không dám cãi mẹ chồng. Ở Việt Nam thì không , ai đúng ai sai mới là vấn đề cuối chứ không phải vị trí trên dưới .
57. Người Hàn dùng internet hầu như chỉ dùng các website nội địa . Người Việt thì thoáng hơn , cởi mở dùng tất cả các website có thể dùng.
58. Người Hàn ngoan ngoãn lên sử dụng internet và khai ID chứng minh nhân dân của mình trong hầu hết các dịch vụ internet. Còn người Việt Nam thì phản đối rầm rầm chuyện dịch vụ internet ghi lại CMND người sử dụng.
59. Người Hàn thích những thú vui có tính "chính thống" theo phong trào . Người Việt thích sáng tạo ra những thú vui riêng của mình.
60. Người già Hàn Quốc vào cuối tuần thường đi chơi theo hội với nhau. Người Việt thì ông bà thường thích được xum vầy cùng con cháu vào cuối tuần, xem trọng không khí gia đình đầm ấm.
Bổ sung
-Với người Hàn, bạn thân cùng giới có những hành động âu yếm thậm chí quá trớn như đặt tay lên những bộ phận nhạy cảm của nhau (ví dụ sờ mông, ngực, vỗ bụng với nữ, đặt tay bộ phận sinh dục, đùi với nam ...) là chuyện bình thường; với Việt Nam thì thế là bệnh hoạn.
-Người Việt thích chơi chữ, thích những kiểu đùa thông minh, sâu cay; ghét những kiểu đùa theo cách làm công kích người khác về các vấn đề như vệ sinh cá nhân, ngôn ngữ ... vì cho thế là xúc phạm; người Hàn ngược lại, coi kiểu đùa thông minh, sâu cay là xúc phạm, thích kiểu đùa "thô bỉ".
-Người Việt hay có tính "tự ti dân tộc"; người Hàn thích "tự sướng dân tộc".
-Người Việt sính ngoại, người Hàn sính nội (cái này ta nên xem xét học tập).
-Người Việt thích theo chuẩn quốc tế, người Hàn thích theo chuẩn Hàn, ví dụ khi giao tiếp với nhau mà cần dùng tiếng Anh, người Việt cố gắng phát âm chuẩn kiểu Anh hoặc Mỹ, người Hàn nói tiếng Anh kiểu Hàn (mặc dù có thể nói đúng chuẩn Mỹ).
-Thức ăn Việt Nam thực tế là chế biến đơn giản, rau luộc, thịt kho, chén cơm nóng là ngon, người Hàn thì thì thích cuốn các thứ lại làm 1, ăn chung.
-Nữ giới Hàn lạm dụng mỹ phẩm từ nhỏ (15 tuổi đã bắt đầu sử dụng, thậm chí còn sớm hơn) và trông già trước tuổi, nữ giới Việt thường chỉ sử dụng mỹ phẩm thường xuyên khi đã ngoài 25 tuổi.
-Người Việt thoáng nên bất cứ thứ gì cũng thượng vàng hạ cám đủ cả, từ cà phê bệt công viên cho đến cà phê nhạc sống, từ cơm bụi đến nhà hàng 5 sao, ở Hàn có vẻ thiếu phần bình dân.
-Người Hàn thích mặc lễ phục, đồ truyền thống trong những ngày lễ, người Việt thích mặc đồ đẹp và hiện đại trong những ngày như vậy (nên học bạn).
-Nam giới Việt phần đông tích tỏ ra hào sảng, anh hùng và tát nhiên trong số đó cũng có khối "anh hùng rơm", "anh hùng núp" rởm đời; nam giới Hàn nói chung hướng đến hình ảnh "mỹ nam", xinh trai nhưng trong đó có những "mỹ nam" rất galant, mạnh mẽ.
61. Nam nữ Hàn Quốc đùa cợt nhau khá cợt nhả , thậm chí bá vai bẹo má , bế ẵm , bất kể có bạn trai bạn gái chưa hay không. (Phản đối thì sẽ bị ác cảm). Nam nữ Việt Nam dù thân cũng giữ khoảng cách đáng kể trong hành động cử chỉ và lời ăn tiếng nói.
62. Hàn Quốc hay dùng tuên-chang (tương đậu) để nấu lấy vị ngọt cho canh. Người Việt thì nấu bằng xương hoặc thịt.
63. Người Việt Nam dùng các loại nước chấm pha từ chanh, đường và nước mắm. Hàn Quốc dùng các loại tương sốt .
64. Người Hàn chào hỏi , chúc tụng đều theo các mẫu quy tắc ngôn ngữ có sẵn cứng nhắc, sáo rỗng. Người Việt chào hỏi , chúc tụng tùy theo hoàn cảnh và người nói người nghe mà cách thể hiện cũng như nội dung hoàn toàn khác nhau.
65. Món ăn nhanh phổ biến nhất của Hàn Quốc là mì ăn liền, sau đó đến cơm cuộn lá kim, rồi đến các loại bánh ngọt và sandwich và hamburger. Người Việt không thích thức ăn nhanh mà luôn sẵn có hàng quán với hằng hà sa số các loại cháo , cơm , phở , hủ tiếu , mì , xôi , bánh ...
66. Cả hai dân tộc đều có ngày lễ và Tết . Người Hàn trong những ngày này về thăm ông bà cha mẹ theo luật lệ , không ai dám làm trái. Làm luật xong rồi thì về nhà đi chơi, ăn bánh nếp ngọt (tok), nấu mi-yok-kuk (canh tảo) , ăn khoảng 4-5 loại món ăn truyền thống như sườn bò xào ngọt , miến ngọt (chap-che) ... Người Việt thì cũng về quây quần quanh ông bà cha mẹ, nhưng không thể thiếu việc trang hoàng làm đẹp nhà cửa , lau chùi dọn dẹp những gì của năm cũ , mua hoa mua cây cối về bày biện tưng bừng . Thức ăn ngày Tết của người Việt thì đủ các loại gia súc và gia cầm , hải sản và nông sản , trái cây và rau quả ...
67. Người Việt vốn thích tóc tai gọn gàng cắt ngắn , mặc dù có thể để râu . Người Hàn nam giới thích tóc hơi dài , vuốt keo , lù xù ... sau này ảnh hưởng đến thanh niên Việt Nam mê phim Hàn.
68. Người Hàn có xu hướng ăn mặc tóc tai giống hệt nhau tùy theo tuổi tác và thành phần xã hội. Người Việt mỗi người một gout riêng của mình , không ai giống ai .
69. Người Hàn thích ăn các món ăn chế biến sẵn . Người Việt thích các món tươi sống , phụ nữ Việt Nam cũng rất thích chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng cho gia đình .
70. Người Hàn đã quen với internet đến mức cái gì cũng dùng internet. Người Việt thì chỉ có một phần giới trẻ dùng internet chuyên nghiệp , còn lại chỉ chat chit tào lao.
71. Người Hàn cũng thích chơi đá bóng nhưng số lớn không thích xem đá bóng , trừ khi đó là trận đấu quan trọng của đội tuyển quốc gia. Người Hàn cũng không theo dõi và không quan tâm các giải đấu quốc tế. Người Việt Nam thì là đất nước rất hâm mộ các giải đấu bóng đá châu Âu và Nam Mỹ .
72. Người Hàn xem thể thao cũng rất kỳ lạ , chỉ reo hò , ồ à theo kịch tính trận đấu chứ tuyệt đối không nói chuyện , không bình luận , không nhận xét trận đấu trong khi xem. Người Việt thì xem trận đấu là lúc để thưởng thức, vừa trò chuyện vừa xem, vưa cho ý kiến vừa ... tranh cãi rất sôi nổi.
73. Người Hàn Quốc thích nhất là xem bóng chày. Người Việt Nam thích nhất là xem bóng đá.
74. Người Hàn không có nhiều lễ hội mang tính tín ngưỡng , nhưng nhà thờ Tin Lành rất bùng nổ và những người cuồng nhiệt truyền đạo thì nhiều vô số. Người Việt chỉ một số theo tôn giáo , nhưng lễ hội có tính tín ngưỡng rất cao , thờ tưởng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh thành hoàng...
75. Trang trí nội thất của người Việt gần đây theo phong cách trang nhã , hiện đại . Trang trí nội thất của người Hàn thì theo phong cách châu Âu quý tộc.
76. Nhà của người Việt quan niệm "nhà cao cửa rộng . Nhà người Hàn thì thấp , nhiều phòng tủn mủn .
77. Người Việt có nhà chủ yếu là cho thuê mặt tiền làm kinh doanh. Người Hàn có nhà to ở khu dân cư thì hầu hết là ngăn phòng cho thuê.
78. Người Việt thích sở hữu căn nhà biệt lập , có vườn , có sân. Người Hàn thì thích ở chung cư công nghiệp để được hưởng các dịch vụ đi kèm. Nhà riêng ở Hàn Quốc nếu cùng diện tích thì rẻ hơn chung cư.
79. Người Việt rất sợ di chuyển trên những phương tiện "bịt bùng" , yếm khí. Người Hàn thì cả mùa đông lẫn mùa hè , tàu xe đều đóng kín mít để chạy máy sưởi hoặc máy điều hòa . Người Việt sang Hàn không quen , hầu hết đều ít nhiều bị say xe.
80. Đậu phụ phổ biến ở cả hai quốc gia. Nhưng người Hàn Quốc ăn đậu phụ mềm (như tào phớ) với nước mắm ớt . Người Việt thì ăn với nước cốt dừa và nước đường caramen gừng . Người Việt còn dùng đậu phụ rán để chế biến rất nhiều món ăn , bên cạnh đậu phụ tươi. Người Hàn thì hầu như chỉ dùng đậu phụ tươi nấu nát nhừ với canh, còn đậu phụ rán giòn (yu-bu) thì dùng cho mì u-đông , nét văn hóa của Nhật Bản . Cũng có món đậu rán, nhưng người Hàn rán đậu chỉ rán sơ rồi cho nước mắm hành ớt tưới lên.
81. Người Hàn thường đề cao tính kỷ luật và nghĩa vụ , xem rằng ai cũng như ai nên tập thể là quan trọng. Người Việt thì thường hay có tâm lý bất phục, phản đối các quyết định từ trên xuống và viện dẫn lý do bảo vệ các quyền tự do cá nhân.
82. Hàn Quốc cũng rất nhiều thủ tục và giấy tờ , nhưng nhờ có vi tính hóa và sự trách nhiệm của nhân viên nên giải quyết nhanh. Việt Nam thì thủ tục và giấy tờ chưa chắc đã nhiều hơn, nhưng do giải quyết thủ công và "ngâm" nên tốn rất nhiều thời gian.
83. Chi phí cho các thủ tục luật pháp ở Hàn Quốc là rất cao . Chi phí đó ở Việt Nam thì rẻ bèo, nhưng muốn nhanh thì cần "bôi trơn".
84. Người Hàn khi thấy sếp vào phòng thì nhân viên đều sợ sệt đứng dậy hoặc trả vờ làm việc . Người Việt thì chào rồi tiếp tục ngồi làm việc, thậm chí còn đùa sếp.
85. Trẻ con Hàn Quốc ít tụ tập bạn hàng xóm chơi với nhau ngoài đường, nếu có thì thường có sự kèm dắt của các bà mẹ ngồi nói chuyện với nhau. Trẻ con Việt Nam thì ầm ĩ cả làng cả xóm.
86. Kiểu ăn truyền thống của người Hàn là ngồi bệt trên đất và dùng bàn thấp. Người Việt thì dùng bàn ghế ăn, hoặc nếu không có , phải ngồi trên đất hay trên gi.ường thì mâm cơm để trên mặt đất hoặc mặt gi.ường. Người Hàn không nâng bát khi ăn , họ dùng đũa gắp và dùng thìa vét. Còn người Việt thì nâng bát ăn, dùng đũa lùa cơm vào miệng (cơm Việt không dính như cơm Hàn Quốc).
87. Bữa ăn của người Hàn thường chỉ có 1 món chính nhưng có cả chục món rau dưa ăn kèm. Bữa ăn của người Việt thường có nhiều hơn 2 món chính và rau dưa ăn kèm chỉ có 1 hoặc 2 dĩa dưa cà hoặc nước chấm.
88. Người Việt quý khoai tây . Người Hàn rất quý khoai lang.
89. Người Việt dùng hành lá nhỏ và hành tím củ . Người Hàn chủ yếu dùng hành tây và hành lá to.
90. Người Việt chiên rán đa dạng, người Hàn khi chiên rán cái gì thì thường là tẩm bột hút rất nhiều dầu mỡ.
Ảnh : Bàn ăn thịnh soạn của Hàn Quốc với món cơm niêu trộn các loại hạt và khoai
91. Trong nội thất, người Hàn thường dùng giấy dán tường , người Việt thường dùng sơn, vôi.
92. Người Hàn thường xây nhà với màu sắc đơn giản, người Việt thường dùng màu sắc thậm chí lòe loẹt .
93. Người Hàn nấu cơm trộn thêm các loại củ, hạt và xem đó mới là quý. Người Việt thích cơm trắng , ngoài ra còn biết dùng gạo nếp đồ lên thành vô vàn món xôi hương vị khác nhau.
94. Người Hàn thích đậu đỏ . Người Việt quý đậu xanh. Người Hàn ăn các loại giá đậu tương hạt to, sợi cứng, mùi ngai ngái . Giá đậu xanh đắt hơn và cũng ít người ăn. Người Việt ăn giá đậu xanh hạt mềm nhỏ, sợi trắng ngắn và nhỏ hơn, mùi thơm.
95. Ở Việt Nam mua bán bình dân thường phải mặc cả . Ở Hàn Quốc thường không mặc cả , nếu mặc cả có khi người bán cho là ... xúc phạm họ mà sẽ đuổi khách đi luôn.
96. Ở Hàn Quốc mua thực phẩm, điển hình là các loại thịt, người bán luôn hỏi rất kỹ là mua để làm gì, rồi họ "tư vấn" có phần áp đặt người mua phải dùng để nấu món này món nọ theo cách của Hàn Quốc. (cực kỳ vô duyên và ngu ngốc - )
97. Người Hàn hầu như chỉ ăn cá biển . Người Việt thì chuộng cá nước ngọt, cá sông, ao , hồ ...
98. Người Hàn nói điện thoại rất to , không ngại người khác nghe. Người Việt nói chuyện điện thoại có phần kín đáo hơn.
99. Đám cưới người Hàn tổ chức tuốt tuột ở wedding hall (sảnh cưới) thuê ở ngoài . Với đám cưới kiểu sang trọng giàu có, thực khách ngồi ăn tiệc tại bàn . Với đám cưới kiểu bình dân , thực khách chứng kiến lễ lạt cưới xin xong rồi đưa tiền mừng (để được) nhận vé ăn (!?) , cô dâu chú rể có khi là biến luôn không thấy đâu nữa. Đám cưới Việt Nam thì nghèo giàu gì cũng theo phong cách lễ hội : hát hò , nhảy múa , cô dâu chú rể đi khắp lượt chào hỏi mọi người , bá vai bá cổ , chúc tụng chúc tiếc , giao lưu hỏi han rất vui ...
100. Ở Hàn Quốc thuê nhà bao giờ cũng phải đặt cọc một số tiền gọi là làm tin . Lại có kiểu thuê nhà chỉ đóng tiền cọc (sau này rút lại) chứ không đóng tiền tháng. Còn ở Việt Nam thường tiền cọc là tiền ứng trước hoặc một số tiền để đề phòng trường hợp hỏng hóc nhà cửa.
101/ Tại Việt Nam , hớt tóc bình dân (không tính hớt tóc trá hình) thì chủ yếu là nam giới . Còn ở Hàn là các bà ajuma. Hầu như không thấy hoặc rất ít khi thấy nam giới làm công việc này.
102/ Ở Việt Nam , công nhân dọn vệ sinh phòng vệ sinh nam thường là nam và tất nhiên phòng vệ sinh nữ thường là nữ . Ở Hàn thì chỉ có các bà các cô mới phải làm việc "thấp kém" này , còn các ông bận làm việc cao quý . Kết quả là đôi khi đang giải quyết tâm sự thì có bà xông vào quét dọn , chăm chăm như soi vào chỗ cần phải che giấu của con người
103/ Báo chí Hàn Quốc hầu như rất ít đưa tin về bóng đá thế giới . Báo chí Việt Nam và thế giới thì luôn có mục nóng hổi về những sự kiện và nhân vật thể thao lớn trên thế giới .
104/ Truyền hình Hàn Quốc hầu như không phát sóng các giải bóng đá châu lục hoặc quốc tế , nếu có thì là trận đấu của MU với Park Ji seong hoặc trận đấu nào đó có cầu thủ Hàn Quốc tham gia . Truyền hình các nước trong đó có Việt Nam thì thường có mục bóng đá quốc tế thu hút khán giả .
105/ Các quán xá của Hàn Quốc không bao giờ đưa hình ảnh bóng đá quốc tế , và người dân cũng chả quan tâm . Quán xá cà phê Việt Nam thì luôn truyền hình các giải bóng đá nổi tiếng trong và ngoài nước .
106/ Khi có giải đấu quốc tế, người Hàn Quốc sẽ vô cùng náo nức tham gia ủng hộ , tưa thể như họ yêu bóng đá nhất trên đời . Nhưng nếu không có cầu thủ Hàn Quốc nào thò mặt vào thì sự kiện ấy cũng tựa như chưa bao giờ xảy ra vì chả ai thèm đếm xỉa . Ngược lại , người Việt Nam và các nước khác nói chung thì náo nức theo dõi , hòa vào niềm vui , hồn nhiên thưởng thức bóng đá .
107/ Người Hàn quốc hầu như không biết ai là cầu thủ nổi tiếng thế giới , CLB nào hiện đang đương kim vô địch giải ABC của châu Âu . Người Việt Nam thì đến hơn nửa cánh đàn ông là vanh vách .
108. Trong văn hóa truyền thống của người Hàn , con dâu phải chăm sóc gia đình nhà chồng. Do đó phụ nữ sau khi có con thì rất đông không thể tiếp tục đi làm vì quá bận hầu hạ gia đình chồng cũng như nuôi con (họ rất hạn chế việc gửi con đi nhà trẻ). Còn trong văn hóa truyền thống của người Việt , phụ nữ tuy đóng vai trò nội trợ nhưng không đặt nặng việc hầu hạ gia đình chồng như vậy.
109. Do đó , ngoài xã hội Hàn , những phụ nữ đi kiếm tiền chủ yếu là 2 dạng : 1/ các cô gái trẻ chưa có chồng 2/ các bà trung niên buôn bán . Ngược lại , xã hội Việt Nam thì phụ nữ ngoài xã hội có đủ mọi lứa tuổi , mọi địa vị , mọi ngành nghề
110.Ở Việt Nam: khi nói sự kiện trong nước, người ta cũng thường so sánh với nước ngoài "ở nước ngoài người ta thế lày thế kia..." mặc dầu chả biết con cóc gì về nước ngoài, lắm cô lắm bà lắm ông lắm chú cả đời còn chưa ra Bắc vào Nam nữa là đi nước khác.
111.Ở Hàn Quốc: khi nói sự kiện nước ngoài, thể nào 100 lần như 99 lần là sẽ nghe các bạn Hàn nói với nhau liền : "u-ri nara đô ..." (Tổ quốc chúng ta cũng ... thế này thế kia).
Ví dụ cụ thể : https://kr.kpost.search.yahoo.com/mes...f-fc81d6db919b
Bài viết trên về "mỹ nhân ăn mày" ở Trung Quốc. Và trong các comment phía dưới quả nhiên là có cái đoạn "ủ-rí na ra đô ... các cô gái thế này nhiều lắm"
Những sự khác biệt sau đây được tác giả nhận xét thông qua kinh nghiệm cá nhân về đa số trường hợp trong cuộc sống, có lẽ không có số liệu hay dẫn chứng lý thuyết . Vì thế chỉ mong các bạn tham khảo và tham gia nhận xét cho vui . Tác giả hy vọng những nhận xét kinh nghiệm này có thể giúp cho ta có cả thái độ học hỏi lẫn tránh sai từ bạn Hàn Quốc trong quá trình hai quốc gia ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau.
1. Người Hàn có tật xấu mà người Việt sẽ rất "ghê" , đó là khạc nhổ với tần suất cao thường xuyên, nhổ ngay bất cứ chỗ nào có thể. Người Việt thì bị người Hàn "chê" vì hay thọc tay ngoáy mũi .
2. Người Hàn đánh răng rất lâu và lục sục bàn chải đánh răng cùng kem trắng xóa trong mồm để tiếp tục làm việc , thậm chí nói chuyện , dùng máy tính ... nơi công cộng. Người Việt đánh răng trong nhà vệ sinh , dứt điểm rồi mới ra ngoài vì người Việt xem điều đó là tế nhị , lịch sự.
3. Nhiều người Hàn xem hành động trung tiện phát ra tiếng kêu là bình thường . Người Việt thì lấy làm vô cùng xấu hổ.
4. Người Hàn ít khi ăn kết hợp các món ăn. Họ ăn thịt nướng xong rồi mới gọi cơm hoặc mì ra ăn, không ăn chung thịt và mì . Người Việt thì ăn kết hợp các món lại, không ăn "cơm không" hoặc "mì không người lái".
5. Các địa phương của Hàn Quốc thường không có nhiều đặc sản vùng miền. Việt Nam thì mỗi tỉnh mỗi địa phương, thậm chí mỗi làng mỗi xã đều có những thổ sản đặc trưng quý của mình.
6. Từ lâu, người Hàn tin tưởng "quốc nội sản" là nhất về chất lượng, thậm chí có thái độ ngờ vực hàng nước ngoài. Người Việt thì sính hàng ngoại nói chung.
7. Người Hàn ít khi mời khách đến nhà chơi. Người Việt thì trọng đãi khi khách đến nhà chơi.
8. Người Hàn thường ở lại công sở hoặc đi ra ngoài ăn uống trong ngày nghỉ . Người Việt thì thích xum vầy quanh gia đình trong không khí ấm cúng hạnh phúc (không tính những gia đình có xung đột).
9. Người Hàn có vẻ không kềm chế cảm xúc của mình , nóng giận hay vui buồn đều tỏ rõ ra ngoài . Người Việt thì có xu hướng ôn hòa , thích sự điềm tĩnh.
10. Người Hàn có thể cãi nhau to giữa đường về những việc trong nhà, hoặc trai gái giận dỗi khóc lóc giữa đường trước con mắt thiên hạ. Người Việt thi "vợ chồng đóng cửa bảo nhau" , xem việc gia đình là riêng tư . Người Việt nói chung là thích "kín đáo".
11. Người Hàn thanh toán bữa ăn tại quầy . Người Việt thì thanh toán tại bàn.
12. Nhiều phụ nữ Việt Nam đóng vai trò chủ gia đình, "tổng giám đốc" của gia đình. Phụ nữ Hàn Quốc thì sinh con xong thường nghỉ ở nhà hầu hạ phục dịch gia đình, bỏ phí kiến thức sau bao năm đèn sách.
13. Người Việt nhìn chung khá tuềnh toàng trong ăn mặc theo tinh thần giản dị, thoải mái. Người Hàn thì rất kỹ tính và lấy làm quan trọng việc ăn mặc.
14. Ẩm thực Hàn Quốc ít món hơn ẩm thực Việt Nam rất nhiều lần.
15. Ẩm thực Hàn Quốc ít gia vị hơn ẩm thực Việt Nam rất nhiều lần.
16. Ẩm thực Hàn Quốc không chú trọng mùi thơm, nhiều món thậm chí không có mùi gì đặc trưng ngoài mùi của nguyên liệu chính . Trong khi đó hương vị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của món ăn Việt Nam.
17. Món ăn Hàn Quốc chủ yếu là 1 hoặc 2 vị chính : chua - ngọt (ảnh hưởng món Tàu), rất ngọt (món Hàn) , chua - cay (dùng kim chi) , cay - mặn (các loại canh truyền thống), cay ngọt . Trong khi đó món ăn Việt Nam thường là đa vị (theo giáo sư Trần Văn Khê) kết hợp nhiều vị khác nhau , nhiều nguyên liệu khác nhau , chế biến theo trình tự và nguyên tắc tối ưu .
18. Món ăn Hàn Quốc chủ yếu là chế biến one-pot (trút chung vào nấu sùng sục lên) . Món ăn Việt Nam thì multi-pot , chế biến làm nhiều khâu , cái nào cho trước , cái nào cho vào sau đều theo nguyên tắc tối ưu đảm bảo dinh dưỡng và độ tươi cao nhất.
19. Hàn Quốc thường chế biến các nguyên liệu mà ít tẩm uớp . Việt Nam thì quan trọng việc tẩm ướp hương liệu để món ăn ngon và thơm , khử mùi tanh của thịt động vật .
20. Hàn Quốc có rất ít nhạc cụ truyền thống , và rất giống một số nhạc cụ của Trung Quốc . Việt Nam thì có cả một kho hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau trong văn hóa 54 dân tộc anh em. Nhạc cụ truyền thống của Việt Nam sáng tạo trên sự đơn giản mà tinh tế , tách biệt khỏi dòng nhạc cụ châu Á theo kiểu Trung Quốc .
21. Ngày nay người Hàn xem việc hôn nhân quan trọng vấn đề cơ sở kinh tế của hai bên trước khi kết hôn. Người Việt thì xem hôn nhân là một quan hệ "bạn đời" , cùng cam cùng khổ , cùng sướng cùng vui ... lấy nhau rồi đôi vợ chồng sẽ chung tay xây dựng gia đình , thay vì "sáp nhập" trên cơ sở kinh tế có sẵn .
22. Người Hàn nhìn chung là không giỏi nấu nướng và không quan tâm chuyện ẩm thực. Món ăn Hàn Quốc vì thế rất đơn giản, có khi chỉ là mua thịt tươi về quăng lên vỉ nướng rồi chấm tương ăn thế thôi. Người Việt Nam thì dù biết dù không cũng đều có thể nấu nướng chế biến món ăn khi cần thiết và người Việt không dễ dãi ăn uống mà thường cầu kỳ , cẩn thận.
23. Người Việt đề cao nét đẹp tự nhiên tươi trẻ , hầu hết phụ nữ chỉ trang điểm khi có dịp quan trọng , bình thường thì giản dị để dành tâm sức cho công việc , học tập . Trong khi đó phụ nữ Hàn Quốc tuyệt đại đa số đều son phấn , kể cả những cụ già phều phào sắp thăng cũng không rời cây son, hộp phấn. Nhiều cô gái trẻ Hàn Quốc chấp nhận rơi xương lìa da của mình để được đẹp qua con đường giải phẫu thẩm mỹ .
24. Người Việt đề cao "công dung ngôn hạnh" của phụ nữ . Qua đó người phụ nữ được đánh giá cao là người phụ nữ duyên dáng , hấp dẫn . Người đàn ông thì lịch lãm , ga lăng , điềm đạm , có tư cách . Người Hàn thì ăn to nói lớn , xem trọng vẻ hình thức bề ngoài.
25. Người Việt thường tìm cách nói khéo , nói tránh , nói sao cho đạt được mục đích của mình mà không làm mích lòng tha nhân . Người Hàn thì hay nói sổ toẹt , thẳng thừng.
26. Thanh niên Việt Nam có vẻ ham mê mày mò tìm hiểu máy móc, tự chữa xe , chữa máy như người châu Âu, xem đó là "nam tính" , là thú vui khám phá sáng tạo. Còn thanh niên Hàn Quốc thì nhìn chung không giỏi, thậm chí ngờ nghệch, và không quan tâm nhiều chuyện này. Thanh niên Hàn Quốc quan trọng việc chải chuốt và ăn mặc .
27. Người Việt không có nhiều đièu kiện học giỏi tiếng Anh , chủ yếu là học trong nước . Người Hàn thì du học nước ngoài để học tiếng Anh. Nhưng người Việt nói được tiếng Anh hơn người Hàn nhìn theo số đông. Điểm thi Anh văn người Việt không cao, nhưng giao tiếp thì mạnh dạn hơn nhiều.
28. Người Hàn không quan trọng việc rượu ngon hay dở, cứ alcohol 27độ soju là tu cho đến khi say. Còn người Việt thì rất quý các loại rượu khác nhau vì hương vị của rượu cũng là một thú vui thưởng thức.
29. Người Hàn không lấy việc trần truồng trước người khác là xấu hổ. Trong các nhà sauna tăm hơi , từ lớn đến bé đều trần truồng tồng ngồng ăn ngủ nằm ngồi đứng trước mặt nhau. Người Việt thì không như thế , rất kín đáo , ở nơi công cộng cũng nói chung là muốn che đậy .
30. Người Việt xem người nước ngoài nhìn chung là như nhau, bình đẳng với nhau không kể giàu nghèo (trừ khi có mục đích kinh tế). Người Hàn thì trọng thị người châu Âu hơn hẳn người châu Á và châu Phi.
31. Người Hàn thích vận động , leo núi, đi bộ . Người Việt thích các môn thể thao cụ thể có tính giải trí hơn là tập luyện thuần túy.
32. Người Hàn xem người trẻ hơn hoặc vị trí thấp hơn thì phải phục tùng và phục vụ kẻ trên. Người Việt Nam thì xem đạo lý "kính trên nhường dưới" làm quan trọng , anh nhường em, nam nhường nữ , mạnh nhường yếu ... Ngoài ra quan hệ trên dưới của người Việt có phần thoáng và bình đẳng hơn trên tư cách đều là người của xã hội .
33. Người Hàn lấy làm buồn cười những gì có tính hài hước đơn giản, thậm chí thô thiển. Người Việt thì đánh giá cao kiểu hài hước bất ngờ, thông minh , châm biếm ... đòi hỏi phải có vốn sống mới cảm nhận được.
34. Người Hàn khi thuyết trình seminar thường học thuộc lòng rồi đọc vanh vách ra . Người Việt thì xem đó là lúc trình bày, giải thích theo kiến thức mình nắm vững.
35. Người Hàn thường tỏ sự quan tâm bằng việc can thiệp mạnh , dạy bảo người khác. Người Việt khi quan tâm thì thường phân tích hơn thiệt cho tha nhân nghe , rồi từ đó gợi ý cho tha nhân phương hướng giải quyết vấn đề .
36. Người Hàn hoặc vâng mệnh đồng ý , hoặc bất đồng cãi nhau trong các vấn đề chung. Người Việt thiên về hòa giải , bàn thảo , thuyết phục .
37. Người Hàn bảo thủ , bảo hộ thị trường và văn hóa trong nước . Ngược lại tìm cách tuyên truyền thâm nhập vào quốc gia khác bằng mọi cách. Người Việt thì xem sự sòng phẳng , cao thượng (fair-play) là hay. Có thể dễ thấy những ý kiến cực đoan dân tộc thường được người Hàn tán thưởng, còn ở Việt Nam thì sẽ luôn có ý kiến phản đối , kêu gọi "hòa nhập" , "hiện đại" .
38. Người Hàn dù đi đâu cũng giữ cho mình một nét rất Hàn Quốc . Người Việt thì "nhập gia tùy tục" hơi thái quá , thường học đòi bắt chước nước ngoài .
39. Tên của người Hàn tuyệt đại đa số có 3 chữ hoặc 2 chữ . Tên người Việt thì đa số là 3 chữ hoặc 4 chữ, nhưng cũng tùy thích , có khi dài đến 6-7 chữ .
40. Người Hàn thiên về sự thuần nhất giống nhau . Người Việt thích sự đa dạng phong phú .
41. Nhiều người Hàn vừa đi đại tiện vừa nói chuyện trên điện thoại di động . Với người Việt thì việc giải quyết các nhu cầu cá nhân là điều tế nhị , lịch sự tránh. Người Việt không phải giờ hỏi nhau theo kiểu "Anh đi ị à ?" , còn người Hàn đôi khi thấy họ hỏi với nhau khi có mặt người khác câu hỏi như thế, có khi nam nữ hỏi nhau.
42. Người Việt dùng đũa gỗ , đũa tre, đũa nhựa , đầu đũa to vì cho rằng như thế thì gắp dễ , ăn không bị nóng. Người Hàn thì dùng đũa sắt , tiết diện nhỏ , hơi nhọn ở đầu .
43. Người Việt khi ăn món ăn thường ăn miếng nhỏ , ăn chậm , nghiền ngẫm thưởng thức vị món ăn . Người Hàn thì ăn miếng to , ăn nhanh , nuốt vội khi món ăn là ngon.
44. Người Việt xem quán cà phê là nơi thư giãn , gặp gỡ, không khí riêng biệt lãng mạn , vì thế quán cà phê Việt Nam rất trau chuốt trang trí nội thất , mỗi quán có một gout nhạc riêng phục vụ cho khách của mình. Người Hàn thì quán cà phê thường không mở nhạc hoặc mở rất nhỏ . Quán cà phê Hàn Quốc đơn giản hơn nhiều lần so với quán cà phê Việt Nam. Nữ giới và tình nhân đến uống cà phê là chủ yếu . Còn ở Việt Nam chủ yếu lại là nam giới hơn là nữ .
45. Người Việt thích ăn những gì có mùi thơm đa dạng . Người Hàn thì rất sợ những món ăn có mùi rau cỏ gia vị .
46. Người bán hàng ở Hàn Quốc đại đa số đều chào đón khách hàng bằng nụ cười và chào hỏi rất rõ ràng trước sau, thể hiện sự tôn trọng khách. Người bán hàng ở Việt Nam thì thường là không chảo hỏi khách và cũng ít cười . Nhưng trong đời sống, người Việt cười nhiều hơn người Hàn.
47. Sinh viên Hàn Quốc nhậu nhẹt , tụ tập trong các "đông-a-ri" , các câu lạc bộ ... nhiều thời gian trong học kỳ. Sinh viên Việt Nam thì học xong ở trường lại đi học thêm sinh ngữ để chuẩn bị cho tương lai.
48. Người Hàn đánh giá công việc theo nỗ lực . Người Việt đánh giá công việc theo hiệu quả cuối cùng.
49. Người Hàn uống cà phê gần như chỉ có sữa, rất nhạt. Người Việt thích uống cà phê đậm , mạnh mà Trung Nguyên có slogan "Đậm, mạnh chưa đủ, phải đúng gout".
50. Người già ở Hàn Quốc đi đâu cũng thường một mình hoặc hai cụ với nhau. Người già ở Việt Nam đi đâu thường muốn con cháu đưa đi, những người già nào không có con cháu đưa đón thì cảm thấy rất tủi thân.
51. Người Việt rất thích tranh luận và thảo luận bằng lý lẽ. Người Hàn không có thói quen đó , cụ thể là trên các trang thảo luận như Daum Cafe hoặc Naver Blog , cũng như vô số các diễn đàn khác, không thấy có các phát biểu mang tính thảo luận.
52. Nam giới Hàn Quốc ngày nay có xu hướng thích bóng bẩy , ẻo lả. Nếu đặt một cái gương to nơi công cộng thì có đến 8-9/10 bạn nam trẻ đi qua soi vuốt, ngắm nghía , chỉnh trang tóc tai. (nữ giới thì 11/10). Nam giới Việt Nam thì chưa có xu hướng đó, thích ra oai ta đây, thích làm anh hùng , thích tỏ ra gồ ghề , mạnh mẽ ...
53. Nam giới Hàn Quốc tuyệt đại đa số là mày râu nhẵn nhụi. Nam giới Việt Nam thì có một bộ phận thích để ria mép.
54. Hàn Quốc không có văn hóa tip , bồi dưỡng cho nhân viên dịch vụ bởi vì đã tính trong giá dịch vụ rồi. Việt Nam thì thường có vụ tip tiếc , "puộc boa" ...
55. Diễn viên hoặc người nổi tiếng của Hàn Quốc mà bị tai tiếng đời tư thì bị tẩy chay tức khắc . Ở Việt Nam thì được truyền thông chú ý hơn , vô hình chung lại càng thêm nổi tiếng.
56. Mẹ chồng Hàn Quốc qua phim ảnh cũng như đời thường ta dễ thấy là rất khắt khe với con dâu . Thực tế là con dâu không dám cãi mẹ chồng. Ở Việt Nam thì không , ai đúng ai sai mới là vấn đề cuối chứ không phải vị trí trên dưới .
57. Người Hàn dùng internet hầu như chỉ dùng các website nội địa . Người Việt thì thoáng hơn , cởi mở dùng tất cả các website có thể dùng.
58. Người Hàn ngoan ngoãn lên sử dụng internet và khai ID chứng minh nhân dân của mình trong hầu hết các dịch vụ internet. Còn người Việt Nam thì phản đối rầm rầm chuyện dịch vụ internet ghi lại CMND người sử dụng.
59. Người Hàn thích những thú vui có tính "chính thống" theo phong trào . Người Việt thích sáng tạo ra những thú vui riêng của mình.
60. Người già Hàn Quốc vào cuối tuần thường đi chơi theo hội với nhau. Người Việt thì ông bà thường thích được xum vầy cùng con cháu vào cuối tuần, xem trọng không khí gia đình đầm ấm.
Bổ sung
-Với người Hàn, bạn thân cùng giới có những hành động âu yếm thậm chí quá trớn như đặt tay lên những bộ phận nhạy cảm của nhau (ví dụ sờ mông, ngực, vỗ bụng với nữ, đặt tay bộ phận sinh dục, đùi với nam ...) là chuyện bình thường; với Việt Nam thì thế là bệnh hoạn.
-Người Việt thích chơi chữ, thích những kiểu đùa thông minh, sâu cay; ghét những kiểu đùa theo cách làm công kích người khác về các vấn đề như vệ sinh cá nhân, ngôn ngữ ... vì cho thế là xúc phạm; người Hàn ngược lại, coi kiểu đùa thông minh, sâu cay là xúc phạm, thích kiểu đùa "thô bỉ".
-Người Việt hay có tính "tự ti dân tộc"; người Hàn thích "tự sướng dân tộc".
-Người Việt sính ngoại, người Hàn sính nội (cái này ta nên xem xét học tập).
-Người Việt thích theo chuẩn quốc tế, người Hàn thích theo chuẩn Hàn, ví dụ khi giao tiếp với nhau mà cần dùng tiếng Anh, người Việt cố gắng phát âm chuẩn kiểu Anh hoặc Mỹ, người Hàn nói tiếng Anh kiểu Hàn (mặc dù có thể nói đúng chuẩn Mỹ).
-Thức ăn Việt Nam thực tế là chế biến đơn giản, rau luộc, thịt kho, chén cơm nóng là ngon, người Hàn thì thì thích cuốn các thứ lại làm 1, ăn chung.
-Nữ giới Hàn lạm dụng mỹ phẩm từ nhỏ (15 tuổi đã bắt đầu sử dụng, thậm chí còn sớm hơn) và trông già trước tuổi, nữ giới Việt thường chỉ sử dụng mỹ phẩm thường xuyên khi đã ngoài 25 tuổi.
-Người Việt thoáng nên bất cứ thứ gì cũng thượng vàng hạ cám đủ cả, từ cà phê bệt công viên cho đến cà phê nhạc sống, từ cơm bụi đến nhà hàng 5 sao, ở Hàn có vẻ thiếu phần bình dân.
-Người Hàn thích mặc lễ phục, đồ truyền thống trong những ngày lễ, người Việt thích mặc đồ đẹp và hiện đại trong những ngày như vậy (nên học bạn).
-Nam giới Việt phần đông tích tỏ ra hào sảng, anh hùng và tát nhiên trong số đó cũng có khối "anh hùng rơm", "anh hùng núp" rởm đời; nam giới Hàn nói chung hướng đến hình ảnh "mỹ nam", xinh trai nhưng trong đó có những "mỹ nam" rất galant, mạnh mẽ.
61. Nam nữ Hàn Quốc đùa cợt nhau khá cợt nhả , thậm chí bá vai bẹo má , bế ẵm , bất kể có bạn trai bạn gái chưa hay không. (Phản đối thì sẽ bị ác cảm). Nam nữ Việt Nam dù thân cũng giữ khoảng cách đáng kể trong hành động cử chỉ và lời ăn tiếng nói.
62. Hàn Quốc hay dùng tuên-chang (tương đậu) để nấu lấy vị ngọt cho canh. Người Việt thì nấu bằng xương hoặc thịt.
63. Người Việt Nam dùng các loại nước chấm pha từ chanh, đường và nước mắm. Hàn Quốc dùng các loại tương sốt .
64. Người Hàn chào hỏi , chúc tụng đều theo các mẫu quy tắc ngôn ngữ có sẵn cứng nhắc, sáo rỗng. Người Việt chào hỏi , chúc tụng tùy theo hoàn cảnh và người nói người nghe mà cách thể hiện cũng như nội dung hoàn toàn khác nhau.
65. Món ăn nhanh phổ biến nhất của Hàn Quốc là mì ăn liền, sau đó đến cơm cuộn lá kim, rồi đến các loại bánh ngọt và sandwich và hamburger. Người Việt không thích thức ăn nhanh mà luôn sẵn có hàng quán với hằng hà sa số các loại cháo , cơm , phở , hủ tiếu , mì , xôi , bánh ...
66. Cả hai dân tộc đều có ngày lễ và Tết . Người Hàn trong những ngày này về thăm ông bà cha mẹ theo luật lệ , không ai dám làm trái. Làm luật xong rồi thì về nhà đi chơi, ăn bánh nếp ngọt (tok), nấu mi-yok-kuk (canh tảo) , ăn khoảng 4-5 loại món ăn truyền thống như sườn bò xào ngọt , miến ngọt (chap-che) ... Người Việt thì cũng về quây quần quanh ông bà cha mẹ, nhưng không thể thiếu việc trang hoàng làm đẹp nhà cửa , lau chùi dọn dẹp những gì của năm cũ , mua hoa mua cây cối về bày biện tưng bừng . Thức ăn ngày Tết của người Việt thì đủ các loại gia súc và gia cầm , hải sản và nông sản , trái cây và rau quả ...
67. Người Việt vốn thích tóc tai gọn gàng cắt ngắn , mặc dù có thể để râu . Người Hàn nam giới thích tóc hơi dài , vuốt keo , lù xù ... sau này ảnh hưởng đến thanh niên Việt Nam mê phim Hàn.
68. Người Hàn có xu hướng ăn mặc tóc tai giống hệt nhau tùy theo tuổi tác và thành phần xã hội. Người Việt mỗi người một gout riêng của mình , không ai giống ai .
69. Người Hàn thích ăn các món ăn chế biến sẵn . Người Việt thích các món tươi sống , phụ nữ Việt Nam cũng rất thích chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng cho gia đình .
70. Người Hàn đã quen với internet đến mức cái gì cũng dùng internet. Người Việt thì chỉ có một phần giới trẻ dùng internet chuyên nghiệp , còn lại chỉ chat chit tào lao.
71. Người Hàn cũng thích chơi đá bóng nhưng số lớn không thích xem đá bóng , trừ khi đó là trận đấu quan trọng của đội tuyển quốc gia. Người Hàn cũng không theo dõi và không quan tâm các giải đấu quốc tế. Người Việt Nam thì là đất nước rất hâm mộ các giải đấu bóng đá châu Âu và Nam Mỹ .
72. Người Hàn xem thể thao cũng rất kỳ lạ , chỉ reo hò , ồ à theo kịch tính trận đấu chứ tuyệt đối không nói chuyện , không bình luận , không nhận xét trận đấu trong khi xem. Người Việt thì xem trận đấu là lúc để thưởng thức, vừa trò chuyện vừa xem, vưa cho ý kiến vừa ... tranh cãi rất sôi nổi.
73. Người Hàn Quốc thích nhất là xem bóng chày. Người Việt Nam thích nhất là xem bóng đá.
74. Người Hàn không có nhiều lễ hội mang tính tín ngưỡng , nhưng nhà thờ Tin Lành rất bùng nổ và những người cuồng nhiệt truyền đạo thì nhiều vô số. Người Việt chỉ một số theo tôn giáo , nhưng lễ hội có tính tín ngưỡng rất cao , thờ tưởng ông bà tổ tiên và các vị thần thánh thành hoàng...
75. Trang trí nội thất của người Việt gần đây theo phong cách trang nhã , hiện đại . Trang trí nội thất của người Hàn thì theo phong cách châu Âu quý tộc.
76. Nhà của người Việt quan niệm "nhà cao cửa rộng . Nhà người Hàn thì thấp , nhiều phòng tủn mủn .
77. Người Việt có nhà chủ yếu là cho thuê mặt tiền làm kinh doanh. Người Hàn có nhà to ở khu dân cư thì hầu hết là ngăn phòng cho thuê.
78. Người Việt thích sở hữu căn nhà biệt lập , có vườn , có sân. Người Hàn thì thích ở chung cư công nghiệp để được hưởng các dịch vụ đi kèm. Nhà riêng ở Hàn Quốc nếu cùng diện tích thì rẻ hơn chung cư.
79. Người Việt rất sợ di chuyển trên những phương tiện "bịt bùng" , yếm khí. Người Hàn thì cả mùa đông lẫn mùa hè , tàu xe đều đóng kín mít để chạy máy sưởi hoặc máy điều hòa . Người Việt sang Hàn không quen , hầu hết đều ít nhiều bị say xe.
80. Đậu phụ phổ biến ở cả hai quốc gia. Nhưng người Hàn Quốc ăn đậu phụ mềm (như tào phớ) với nước mắm ớt . Người Việt thì ăn với nước cốt dừa và nước đường caramen gừng . Người Việt còn dùng đậu phụ rán để chế biến rất nhiều món ăn , bên cạnh đậu phụ tươi. Người Hàn thì hầu như chỉ dùng đậu phụ tươi nấu nát nhừ với canh, còn đậu phụ rán giòn (yu-bu) thì dùng cho mì u-đông , nét văn hóa của Nhật Bản . Cũng có món đậu rán, nhưng người Hàn rán đậu chỉ rán sơ rồi cho nước mắm hành ớt tưới lên.
81. Người Hàn thường đề cao tính kỷ luật và nghĩa vụ , xem rằng ai cũng như ai nên tập thể là quan trọng. Người Việt thì thường hay có tâm lý bất phục, phản đối các quyết định từ trên xuống và viện dẫn lý do bảo vệ các quyền tự do cá nhân.
82. Hàn Quốc cũng rất nhiều thủ tục và giấy tờ , nhưng nhờ có vi tính hóa và sự trách nhiệm của nhân viên nên giải quyết nhanh. Việt Nam thì thủ tục và giấy tờ chưa chắc đã nhiều hơn, nhưng do giải quyết thủ công và "ngâm" nên tốn rất nhiều thời gian.
83. Chi phí cho các thủ tục luật pháp ở Hàn Quốc là rất cao . Chi phí đó ở Việt Nam thì rẻ bèo, nhưng muốn nhanh thì cần "bôi trơn".
84. Người Hàn khi thấy sếp vào phòng thì nhân viên đều sợ sệt đứng dậy hoặc trả vờ làm việc . Người Việt thì chào rồi tiếp tục ngồi làm việc, thậm chí còn đùa sếp.
85. Trẻ con Hàn Quốc ít tụ tập bạn hàng xóm chơi với nhau ngoài đường, nếu có thì thường có sự kèm dắt của các bà mẹ ngồi nói chuyện với nhau. Trẻ con Việt Nam thì ầm ĩ cả làng cả xóm.
86. Kiểu ăn truyền thống của người Hàn là ngồi bệt trên đất và dùng bàn thấp. Người Việt thì dùng bàn ghế ăn, hoặc nếu không có , phải ngồi trên đất hay trên gi.ường thì mâm cơm để trên mặt đất hoặc mặt gi.ường. Người Hàn không nâng bát khi ăn , họ dùng đũa gắp và dùng thìa vét. Còn người Việt thì nâng bát ăn, dùng đũa lùa cơm vào miệng (cơm Việt không dính như cơm Hàn Quốc).
87. Bữa ăn của người Hàn thường chỉ có 1 món chính nhưng có cả chục món rau dưa ăn kèm. Bữa ăn của người Việt thường có nhiều hơn 2 món chính và rau dưa ăn kèm chỉ có 1 hoặc 2 dĩa dưa cà hoặc nước chấm.
88. Người Việt quý khoai tây . Người Hàn rất quý khoai lang.
89. Người Việt dùng hành lá nhỏ và hành tím củ . Người Hàn chủ yếu dùng hành tây và hành lá to.
90. Người Việt chiên rán đa dạng, người Hàn khi chiên rán cái gì thì thường là tẩm bột hút rất nhiều dầu mỡ.
Ảnh : Bàn ăn thịnh soạn của Hàn Quốc với món cơm niêu trộn các loại hạt và khoai
91. Trong nội thất, người Hàn thường dùng giấy dán tường , người Việt thường dùng sơn, vôi.
92. Người Hàn thường xây nhà với màu sắc đơn giản, người Việt thường dùng màu sắc thậm chí lòe loẹt .
93. Người Hàn nấu cơm trộn thêm các loại củ, hạt và xem đó mới là quý. Người Việt thích cơm trắng , ngoài ra còn biết dùng gạo nếp đồ lên thành vô vàn món xôi hương vị khác nhau.
94. Người Hàn thích đậu đỏ . Người Việt quý đậu xanh. Người Hàn ăn các loại giá đậu tương hạt to, sợi cứng, mùi ngai ngái . Giá đậu xanh đắt hơn và cũng ít người ăn. Người Việt ăn giá đậu xanh hạt mềm nhỏ, sợi trắng ngắn và nhỏ hơn, mùi thơm.
95. Ở Việt Nam mua bán bình dân thường phải mặc cả . Ở Hàn Quốc thường không mặc cả , nếu mặc cả có khi người bán cho là ... xúc phạm họ mà sẽ đuổi khách đi luôn.
96. Ở Hàn Quốc mua thực phẩm, điển hình là các loại thịt, người bán luôn hỏi rất kỹ là mua để làm gì, rồi họ "tư vấn" có phần áp đặt người mua phải dùng để nấu món này món nọ theo cách của Hàn Quốc. (cực kỳ vô duyên và ngu ngốc - )
97. Người Hàn hầu như chỉ ăn cá biển . Người Việt thì chuộng cá nước ngọt, cá sông, ao , hồ ...
98. Người Hàn nói điện thoại rất to , không ngại người khác nghe. Người Việt nói chuyện điện thoại có phần kín đáo hơn.
99. Đám cưới người Hàn tổ chức tuốt tuột ở wedding hall (sảnh cưới) thuê ở ngoài . Với đám cưới kiểu sang trọng giàu có, thực khách ngồi ăn tiệc tại bàn . Với đám cưới kiểu bình dân , thực khách chứng kiến lễ lạt cưới xin xong rồi đưa tiền mừng (để được) nhận vé ăn (!?) , cô dâu chú rể có khi là biến luôn không thấy đâu nữa. Đám cưới Việt Nam thì nghèo giàu gì cũng theo phong cách lễ hội : hát hò , nhảy múa , cô dâu chú rể đi khắp lượt chào hỏi mọi người , bá vai bá cổ , chúc tụng chúc tiếc , giao lưu hỏi han rất vui ...
100. Ở Hàn Quốc thuê nhà bao giờ cũng phải đặt cọc một số tiền gọi là làm tin . Lại có kiểu thuê nhà chỉ đóng tiền cọc (sau này rút lại) chứ không đóng tiền tháng. Còn ở Việt Nam thường tiền cọc là tiền ứng trước hoặc một số tiền để đề phòng trường hợp hỏng hóc nhà cửa.
101/ Tại Việt Nam , hớt tóc bình dân (không tính hớt tóc trá hình) thì chủ yếu là nam giới . Còn ở Hàn là các bà ajuma. Hầu như không thấy hoặc rất ít khi thấy nam giới làm công việc này.
102/ Ở Việt Nam , công nhân dọn vệ sinh phòng vệ sinh nam thường là nam và tất nhiên phòng vệ sinh nữ thường là nữ . Ở Hàn thì chỉ có các bà các cô mới phải làm việc "thấp kém" này , còn các ông bận làm việc cao quý . Kết quả là đôi khi đang giải quyết tâm sự thì có bà xông vào quét dọn , chăm chăm như soi vào chỗ cần phải che giấu của con người
103/ Báo chí Hàn Quốc hầu như rất ít đưa tin về bóng đá thế giới . Báo chí Việt Nam và thế giới thì luôn có mục nóng hổi về những sự kiện và nhân vật thể thao lớn trên thế giới .
104/ Truyền hình Hàn Quốc hầu như không phát sóng các giải bóng đá châu lục hoặc quốc tế , nếu có thì là trận đấu của MU với Park Ji seong hoặc trận đấu nào đó có cầu thủ Hàn Quốc tham gia . Truyền hình các nước trong đó có Việt Nam thì thường có mục bóng đá quốc tế thu hút khán giả .
105/ Các quán xá của Hàn Quốc không bao giờ đưa hình ảnh bóng đá quốc tế , và người dân cũng chả quan tâm . Quán xá cà phê Việt Nam thì luôn truyền hình các giải bóng đá nổi tiếng trong và ngoài nước .
106/ Khi có giải đấu quốc tế, người Hàn Quốc sẽ vô cùng náo nức tham gia ủng hộ , tưa thể như họ yêu bóng đá nhất trên đời . Nhưng nếu không có cầu thủ Hàn Quốc nào thò mặt vào thì sự kiện ấy cũng tựa như chưa bao giờ xảy ra vì chả ai thèm đếm xỉa . Ngược lại , người Việt Nam và các nước khác nói chung thì náo nức theo dõi , hòa vào niềm vui , hồn nhiên thưởng thức bóng đá .
107/ Người Hàn quốc hầu như không biết ai là cầu thủ nổi tiếng thế giới , CLB nào hiện đang đương kim vô địch giải ABC của châu Âu . Người Việt Nam thì đến hơn nửa cánh đàn ông là vanh vách .
108. Trong văn hóa truyền thống của người Hàn , con dâu phải chăm sóc gia đình nhà chồng. Do đó phụ nữ sau khi có con thì rất đông không thể tiếp tục đi làm vì quá bận hầu hạ gia đình chồng cũng như nuôi con (họ rất hạn chế việc gửi con đi nhà trẻ). Còn trong văn hóa truyền thống của người Việt , phụ nữ tuy đóng vai trò nội trợ nhưng không đặt nặng việc hầu hạ gia đình chồng như vậy.
109. Do đó , ngoài xã hội Hàn , những phụ nữ đi kiếm tiền chủ yếu là 2 dạng : 1/ các cô gái trẻ chưa có chồng 2/ các bà trung niên buôn bán . Ngược lại , xã hội Việt Nam thì phụ nữ ngoài xã hội có đủ mọi lứa tuổi , mọi địa vị , mọi ngành nghề
110.Ở Việt Nam: khi nói sự kiện trong nước, người ta cũng thường so sánh với nước ngoài "ở nước ngoài người ta thế lày thế kia..." mặc dầu chả biết con cóc gì về nước ngoài, lắm cô lắm bà lắm ông lắm chú cả đời còn chưa ra Bắc vào Nam nữa là đi nước khác.
111.Ở Hàn Quốc: khi nói sự kiện nước ngoài, thể nào 100 lần như 99 lần là sẽ nghe các bạn Hàn nói với nhau liền : "u-ri nara đô ..." (Tổ quốc chúng ta cũng ... thế này thế kia).
Ví dụ cụ thể : https://kr.kpost.search.yahoo.com/mes...f-fc81d6db919b
Bài viết trên về "mỹ nhân ăn mày" ở Trung Quốc. Và trong các comment phía dưới quả nhiên là có cái đoạn "ủ-rí na ra đô ... các cô gái thế này nhiều lắm"