Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng Có Khó Như Bạn Nghĩ

Bạn đang quan tâm khóa học thực hành chuyên sâu

  • Yes

    Số phiếu: 0 0,0%
  • no

    Số phiếu: 0 0,0%

  • Số người tham gia
    0

ACTONE

Thành viên
Tham gia
3/10/2018
Bài viết
2
Những điểm cần lưu ý khi hạch toán tiền gửi ngân hàng

TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Ngày nay, phương tiện giao dịch thanh toán giữa các công ty chủ yếu là chuyển khoản ngân hàng. Mặt khác, theo quy định cứ hoá đơn trên 20.000.000 đồng thì phải thanh toán chuyển khoản, nên giá trị trên tài khoản tiền gửi là một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, không phải kế toán nào cũng biết cách hạch toán đúng các khoản liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Hãy để Công ty ACT ONE giúp bạn hiểu rõ từng khía cạnh theo thông tư 133 nhé.

I. Nguyên tắc kế toán

– Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

– Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1381) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3381) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

– Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

– Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng

II. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 112

Bên Nợ:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Bên Có:

– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ ngân hàng;

– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).

Số dư bên Nợ:

– Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

III. Sơ đồ chữ T

TK 112

Số dư đầu kỳ
– Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng; – Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ ngân hàng;
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán). – Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Số dư cuối kỳ
IV. Các nghiệp vụ hạch toán liên quan


  1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu
    * Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi :
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
*Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi :

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp ngân hàng Nhà nước.

  1. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi :
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 717 – Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

  1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng, ghi :
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 111- Tiền mặt

  1. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo có của Ngân hàng, ghi :
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131- Phải thu khách hàng

  1. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng ; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi :
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 128,131,141,138,338

  1. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi :
+ TH lỗ:

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 635- Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 121,128,228 (giá vốn)

+ TH lãi:

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 121,128,228 (giá vốn)

Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính

XEM CHI TIẾT TẠI LINK WEBSITE
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KẾ TOÁN ACT ONE
WEBSITE : daotaoketoan.net.vn
FANPAGE
: facebook/DaotaoketoanACTONE/
HOTLINE : 1900545531.
 
×
Quay lại
Top Bottom