Kế toán kiểm toán

luongthanhtuyen

hoàn hảo a
Thành viên thân thiết
Tham gia
4/1/2012
Bài viết
179
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập vào nền kinh tế thị trường đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức buộc các chủ thể trong hoạt động sản suất kinh doanh phải chủ động hội nhập có hiệu quả, đảm bảo đi đúng định hướng trong quá trình giao lưu hợp tác kinh tế nhằm đạt mục đích kinh doanh của mình.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, ngân hàng cũng tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất với mức rủi ro thấp nhất. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và cũng là hoạt động đặc thù của ngân hàng thương mại, bởi tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, là một trong những hoạt động chủ yếu nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Rủi ro hoạt động tín dụng cực kỳ nguy hiểm. hậu quả của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống ngân hàng, làm khủng hoảng nền kinh tế và nguy hiểm hơn, nó làm suy giảm niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, nó có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Vì thế, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cức kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải nhân sẽ hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng; đồng thời việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng.
Với mục tiêu hướng tới xây dựng một mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, vững mạnh và an toàn, đồng thời hỗ trợ cách tốt nhất cho nông dân, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, đắc biệt là rủi ro tín dụng.
Chủ đề 5: “rủi ro trong các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và việc hạn chế rủi ro và duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” được em chọ để nghiên cứu rõ hơn về hoạt động quản trị hạn chế rủi ro của ngân hàng này.
1. rủi ro tín dụng
1.1. rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên dưới 90% tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại việt nam . rủi ro tín dụng của các ngân hàng chủ yếu do thất bại của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ cam kết với ngân hàng.
Một số trường hợp rủi ro tín dụng điển hình đã nói lên thực trạng đáng quan tâm về chất lượng hoạt động quản trị tín dụng của các ngân hàng ở nước ta như:
- Vụ Epco – Minh Phụng năm 2008. Đây là vụ việc của khu du lich sinh thái An Khang do một số tập doand doanh nghiệp tư nhân chuyển giao cho nhau và đã bị thế chấp để vay vố ở một ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng công ty vẫn bán 47 lô biệt thự tại khu này cho các hộ dân. Khi công ty không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng ra thông báo chuyển quyền sử dụng lô đất trên thì người dân mới biết mình đã bỏ tiền ra mua lô đất bị thế chấp.
- Vụ việc công ty Minh Trí lập công ty ảo, dự án ảo để lừa gần 400 tỷ đồng của ba ngân hàng lớn là: ngân hàng ngoại thương việt nam (VCB) chi nhánh Bình Dương, ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) chi nhánh bình định, ngân hàng liên doanh Việt – Nga tháng 4/2010…
Từ những rủi ro trên có thể thấy công tác quản lí tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam rất lỏng lẻo và nhiều kẽ hở.
Rủi ro tín dụng ngoài nguyên nhân chủ quan của khách hàng còn có nguyên nhân từ phía ngân hàng đã vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tài chính tín dụng, thậm chí còn có cả sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng thoái hóa đã cố tình cho đối tác lợi dụng việc kinh doanh bất động sản để lừa đảo.
1.2.Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Việt Nam.
Tại Việt Nam, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được coi là ngân hàng chủ chốt trong hoạt động cho hàng triệu hộ nông dân vay vốn phất triển sản xuất. Song, việc cho vay vốn không phân biệt những rủi ro mà người nông dân có thể gặp phải như gặp thiên tai, thảm họa khiến cho Agribank phải khoanh nợ, xóa nợ cho những hộ dân bị thiệt hại từ nguồn tiền của chính phủ. Do đó, người dân thường không chủ động có kế hoạch đề phòng với rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai. Hiện nay việc chuyển dần sang mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại thì Agribank đã bắt đầu giảm những khoản vay như vậy và người dân phải gánh chịu những chi phí rủi ro nhiều hơn.
Mô hình phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank tương đối đơn giản, chủ yếu là các chỉ tiêu định lượng phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín của quan hệ đối với ngân hàng bao gồm: Chỉ tiêu lợi nhuận; chỉ tiêu tỉ suất tự tài trợ; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; chỉ tiêu nợ xấu tại Agribank; chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành phấp luật của khách hàng. Đồng thời, cơ chế đảm bảo tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn ở ngân hàng thương mại việt nam nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng đang áp dụng vẫn cón ở mức độ sơ khai: nhận thức về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo của cán bộ ngân hàng còn chưa đầy đủ, việc đánh giá đôi khi được thức hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục; ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể thẩm vấn ý kiến của các tổ chức định giá chuyên nghiệp… Chính vì vậy, chất lượng các khoản nợ rất thấp. điều này chứng tỏ ngân hàng phải có những bước đi phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
2. thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk
2.1. Phân tích kết cấu dư nợ tín dụng
2.1.1. dư nợ tín dụng theo thời gian
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng theo thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
+/-
%
+/-
%
1. Ngắn hạn
130.955
186.054
219.134
55.099
42,07
33.080
17,78
2. Trung và dài hạn
37.787
41.963
70.462
4.176
11,05
28.499
67,91
3. Tổng dư nợ
168.742
228.017
289.596
59.275
35,15
61.579
27,01
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 2.1 cho ta thấy:
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 75%) trong tổng dư nợ. Đây là cơ cấu hợp lý vì ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn lớn cho phép ngân hàng quay vòng vốn nhanh, kịp thời thu hồi nợ để trả cho các khoản tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ nhắn hạn lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đốc thúc việc trả nợ nhằm thu nợ đúng hạn vì các chủ thể vay vốn trên địa bàn chủ yếu là nông dân sản xuất café, mùa thu hoạch cố định lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và giá cả thị trường nên chưa chủ động trong việc trả nợ, họ thường dùng phương thức đảo nợ, vì vậy nếu thời tiết bất lợi làm cho việc thu hoạch bị ngưng trệ, giá cả biến động theo chiều hướng không tốt, quá trình vay đảo nợ gặp khó khăn hay vì bất cứ nguyên nhân nào khác sẽ có thể khiến cho khoản vay khó được thu hồi và rủi ro tín dụng sẽ xảy ra.
Dư nợ trung và dài hạn năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008, tăng 4.176 triệu đồng; tăng mạnh vào năm 2010 và đạt mức 70.642 triệu đồng. Hội nhập kinh tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng vì vậy mà nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ loại này nếu tăng quá nhanh sẽ làm cho rủi ro tín dụng trở nên khó kiểm soát vì chi phí vay vốn cao cộng với thời gian vay vốn dài nên rủi ro càng lớn. để khắc phục điều này, cán bộ tín dụng có vai trò rất lớn, cần phải thẩm định chính xác tính khả thi của các dự án sản xuất kinh doanh, lựa chọn những tốt để cho vay hạn chế đến mức thấp nhất việc rủi ro xảy ra vì nếu dự án phá sản thì viếc thu hồi nợ sẽ tốn rất nhiều thời gian do thủ tục pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo, nhiều khi phải chịu thiệt hại vì tài sản đảm bảo có thể bị giảm giá sau khi định giá lại.
Tóm lại, tổng dư nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng và nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân trên địa bàn. Ngân hàng cần phải tính toán sao cho đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn để vừa trnhs được rủi ro vừa tạo được niềm tin ở khách hàng.
2.1.2. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
+/-
%
+/-
%
1. Hợp tác xã
1.500
1.500
1.500
0
0,00
0
0,00
2. doanh nghiệp tư nhân
24.840
37.116
56.419
12.276
49,42
19.303
52,01
3. hộ gia đình, cá thể
142.402
189.401
231.677
46.999
33,00
42.276
22,32
4. Tổng dư nợ
168.742
228.017
289.596
59.275
35,13
61.579
27,01
Đơn vị: Triệu đồng
Dựa vào bảng 4.2 ta thấy: Tổng dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm, cơ cấu dư nợ hợp lý với quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong đó:
Dư nợ của thành phần hộ gia đình, cá thể luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng đều qua các năm. Điều này hợp lý vì ngân hàng có thế mạnh vho vay trong lĩnh vực nông nghiệp đối với sản xuất và cho vay tiêu dùng đối với cá nhân (chủ yếu là giáo viên, công chức nhà nước). ngân hàng là nơi tiếp nhận các nguồn ủy thác đầu tư từ các dự án lớn của ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… cũng như các dự án đa dạng hóa nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, ngân hàng còn là nơi để nhà nước áp dụng chính sách cho vay có hỗ trợ lãi suất đối với hộ nông dân do dó thu hút một lượng lớn nông dân trên địa bàn đến ngân hàng vay vốn. tuy nhiên, do nguồn vốn hỗ trợ nên lãi suất thường thấp, lợi nhuận ngân hàng không cao dẫn đến việc cho vay tràn lan khiến ngân hàng phải ngừng cho vay vì vượt hạn mức cho phép. Ngoài ra, biến động phức tạp của điều kiện khí hậu những năm vùa qua đã ảnh hưởng khoonh nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn cộng với việc cán bộ tín dụng vẫn chưa có trách nhiệm trong công tác giám sát, hối thúc trả nợ nên tỷ lệ nợ xấu trong thành phần này thường lớn và chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ xấu. do đó, ban giám đôc ngân hàng cần giám sát chặt chẽ quy trình tín dụng để tạo áp lực lên cán bộ tín dụng.
Dư nợ của thành phần Doanh nghiệp Tư nhân tăng mạnh. Như vậy, chính sách cho vay không còn bó buộc trong hoạt động nông nghiệp nữa mà đã mạnh dạn mở rộng quy mô cho vay sang các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải thận trọng trong công tác thẩm định hồ sơ, xác định đúng các chỉ tiêu tài chính của khách hàng, đồng thời không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng, phát hiện kịp thời các trường hợp lừa đảo (lập báo cáo tài chính giả để xin vay, dùng cùng một tài sản để đảm bảo cho nhiều khoản vay khác nhau trong khi giá trị của nó không đủ để đảm bảo cho các khoản vay trên…).
2.2. Phân tích hệ số thu nợ
Bảng 2.3: hệ số thu nợ của ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2008
năm 2009
Năm 2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
+/-
%
+/-
%
1. Doanh số thu nợ
146.000
203.000
320.881
75.000
39,04
117.881
58,07
2. Doanh số cho vay
168.000
262.275
382.460
94.275
56,12
120.185
45,82
3. Hệ số thu nợ (%)
87
77
84
-
-
-
-
Đơn vị: Triệu đồng
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy: Năm 2008, hệ số thu nợ ở mức cao do quy mô cho vay hẹp nên việc kiểm soát, đốc thúc trả nợ được thực hiện có hiệu quả. Năm 2009, hệ số này giảm xuống một cách nhanh chóng do ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng với mong muốn tăng lợi nhuận, nhưng do khối lượng công việc quá lớn, số cán bộ tín dụng chưa thích nghi ngay với áp lực công việc mới nên không đủ khả năng kiểm soát thường xuyên các khoản nợ, cộng với những biến động không mong đợi của thị trường đã tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, làm cho họ không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Tình hình đã được cải thiện vào năm 2010, doanh số thu nợ tăng mạnh chứng tỏ công tác thu nợ đã được chú trọng, đội nhũ cán bộ tín dụng đã dần làm quen với môi trường làm việc mới, việc rà soát, đốc thúc những khách hàng có nợ quá hạn đã mang lại hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, hệ số thu nợ của ngân hàng đang có xu hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy công tác thu nợ chưa thực sự có hiệu quả nhưng có thể chấp nhận được khi lĩnh vực cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông nghiệp nông thôn, khả năng thành công của phương án kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhên và biieens động giá cả thị trường nên có được kết quả này cũng là một thành công của ngân hàng.
2.3. Phân tích nợ xấu
2.3.1. Nợ xấu theo thời gian
Bảng 2.4: nợ xấu theo thời gian của ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
+/-
+/-
1. Ngắn hạn
22
3.030
2.098
3.008
-0.932
2. Trung và dài hạn
6
4.084
3.549
4.078
-0.525
3. Tổng cộng
28
7.114
5.647
7.086
-1.467
Đơn vị: Triệu đồng
clip_image002.gif
Biểu đồ 2.1: Nợ xấu theo thời gian của ngân hàng

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy dư nợ xấu trung và dài hạn trong năm 2009 và 2010 luôn lớn hơn dư nợ xấu ngắn hạn. Đây là cơ cấu mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng vì khả năng mất vốn rất lớn. nguyên nhân làm cho tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng lên là do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay chưa tốt, những tiêu cực diễn ra trong nội bộ ngân hàng đã làm xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay. Ngoài ra, bản thân khách hàng vay vốn chưa có trình độ trong sản xuất kinh doanh nên vốn vay chưa được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, nhiều khi lại được sử dụng vào các hoạt động rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng cộng với áp lực của chi phí sử dụng vốn vay làm cho khoản nợ ngày càng khó thu hồi.
Chính bởi cơ cấu nợ xấu của ngân hàng chưa hợp lý, dư nợ xấu trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng làm cho khả năng thu hồi vốn thấp, xác suất xảy ra rủi ro rất cao.
2.3.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5: nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2009/2008
So sánh 2010/2009
+/-
+/-
1. Doanh nghiệp tư nhân
0
700
952
700
252
2. Hộ gia đình, cá thể
28
6.414
4.695
6.386
-1.719
3. Tổng cộng
28
7.114
5.647
7.086
-1.467
Đơn vị: triệu đồng



clip_image004.gif
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy: Dư nợ xấu của thành phần hộ gia đình, cá thể chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ xấu và đang có xu hướng tăng lên qua các năm cho thấy cho vay nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu trong nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng. Năm 2009, dư nợ xấu của thành phần này tăng lên một cách đột ngột, tình hình dần được cải thiện trong năm 2010 nhưng dư nợ xấu vẫn ở mức cao. Dư nợ xấu của các doanh nghiệp tư nhân dang có xu hướng tăng do các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thu mua nông sản, trong năm 2008 giá cả các loại nông sản cao nên các doanh nghiệp này làm ăn có lãi, mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng trong năm này chưa mở rộng sang các thành phần tư nhân nên khả năng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng rất khó, do đó khả năng xảy ra rủi ro thấp. Từ năm 2009, chính sách tín dụng mở rộng của ngân hàng làm dư nợ của thành phần này tăng lên nhưng giá cả biến động theo chiều hướng xấu đã làm nhiều doanh nghiệp phải phá sản, nợ xấu cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu
clip_image006.gif

Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 ở mức rất thấp 0.02% có thể nói ngân hàng đã kiểm soát rất tốt các khoản tín dụng đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trong năm này, ngân hàng đã phần nào giữ thế độc quyền, tiếp cận vốn của ngân hàng rât khó nên khách hàng chủ yếu vay vốn từ các tổ chức tín dụng và trên thị trường tự do hay tầng lớp dân cư,
Năm 2009, tình hình thay đổi, nhận thức của người dân cao hơn, họ tiếp cận với thủ tục tín dụng dễ dàng hơn buộc ngân hàng phải có chính sách mở rộng quy mô tín dụng. điều này đã làm cho tổng dư nợ tăng 35,13% so với năm trước. Tuy nhiên, thị trường biến động theo chiều hướng xấu, giá cả đầu vào tăng trong khi giá cả đầu ra giảm xuống đã làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn gặp khó khăn, làm cho dư nợ xấu năm 2009 tăng lên nhiều so với mức tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức 3% mà ngân hàng quy định, các khoản nợ trở nên khó thu hồi và đễ có khả năng mất vốn
Năm 2010, với sự nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đã được hạ xuống chỉ còn 1,95%, đây là thành công lớn của tập thể ngân hàng, cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng.
2.3.4. tỷ lệ nợ xấu dự phòng rủi ro tín dụng


Lần

2008

2009

2010

clip_image008.gif

Tỷ lệ nợ xấu trên dự phòng rủi ro tín dụng tyu có tăng giảm nhưng đang có chiều hướng tăng leencho thấy mức độ an toàn của ngân hàng ngày càng giảm, nguy cơ đối mặt với rủi ro là rất lớn. tuy nhiên ta cũng có thể thấy tỷ lệ này đang dần ổn định (gần 1) cho thấy công tác dự báo rủi ro cũng như thu hồi nợ của ngân hàng đang dần tốt lên.
2.4. Phân tích hệ số rủi ro tín dụng
clip_image010.gif


Hệ số rủi ro tín dụng tuy có tăng, giảm nhưng vẫn có chiều hướng tăng lên chứng tỏ hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chiều hướng này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện tổng thu nên tín dụng ngân hàng càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng lớn từ việc thu nợ của khách hàng, nhưng mặt tiêu cực của nó là nếu dư nợ tín dụng càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt là rất cao (nếu xảy ra thua lỗ, lợi nhuận từ các nguồn khác sẽ không đáp ứng đủ cho thiệt hại từ rủi ro tín dụng gây ra).
Trong những năm trở lại đây, Agribank đã có sự điều chỉnh hợp lý, lượng tiền mặt giảm xuống bổ sung cho vốn nghiệp vụ tín dụng cộng với quy mô nguồn vốn tăng lên, dư nợ tín dụng cũng vì thế mà tăng lên theo làm cho hệ số rủi ro tín dụng tăng. Vì vậy, trong những năm tới ngân hàng cần phải điều chỉnh hợp lý cơ cấu của ngững khoản mục tín dụng nhằm đa dạng hóa nghiệp vụ sử dụng vốn của mình, tránh bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ.
2.5. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
clip_image012.gif

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank có xu hướng tăng lên qua các năm chứng tỏ công tác giám sát, thu hồi nợ chưa thật sự hiệu quả, khả năng mất vốn lớn buộc ngân hàng phải điều chỉnh quỹ dự phòng.
3. Đánh giá mức độ rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Daklak
3.1. đánh giá mức độ rủi ro
3.1.1. Những mặt đạt được
Tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng lên phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng và nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân trên địa bàn. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Dư nợ của các doang nghiệp tư nhân ngày càng tăng cho phép ngân hàng thu hồi được những khoản nợ lớn.
Các khoản mục tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có, đây là hoạt động mang lịa lợi nhuận cao cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô của mình bằng nguồn lợi nhuận từ hoạt động này.
Quy mô của quỹ dự phòng tín dụng đang tăng dần tạo tiền đề vững chắc cho công tác sử lý rủi ro.
3.1.2. Hạn chế
Dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng tăng, dư nợ cho vay của hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho công tác thu nợ của cán bộ tín dụng.
Quy trình tín dụng được thực hiện chưa thật sự hiệu quả, cán bộ tín dụng còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác thẩm định tín dụng và đốc thúc trả nợ.
Nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng tăng.
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chưa đa dạng, kém hiệu quả.
3.2. một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Daklak
- Đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng:Ngân hàng phải phân công nghiệp vụ rõ ràng, mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách một địa bàn mà mình hiểu rõ nhất, gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với địa bàn mà mình phụ trách. Đồng thời, ngân hàng phải có hình thức kỷ luật và khen thưởng đủ mạnh để răn đe các trường hợp sai trái và khuyến khích nâng cao chất lượng công việc.
Thường xuyên cử cán bộ tín dụng tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ nhằm nắm vững kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và các ứng dụng tin học nhằm phục vụ đắc lực các bước trong quy trình tín dụng.
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế đản bảo tiền vay:Vay vốn tín dụng đảm bảo bằng tài sản, nhất là những tài sản thanh khoản có giá trị cao có tác dụng: Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng vì một lý do nào đó không trả nợ được đồng thời làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nó cũng là rào cản đối với những người đi vay với ý định lừa đảo ngân hàng.
- Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: ngân hàng cần phải quan tâm và thực hiện nghiêm túc, chính xác việc phân loại tài sản “có”, trích lập quỹ dự phòng theo đúng quy định, rà soát kỹ các khoản nợ khó đòi, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu, lập hồ sơ xử lý bảo đảm đầy đủ chính xác hợp pháp hợp lệ.
- Xây dựng và thực hiên tốt chiến lược khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: ngân hàng cần thực hiên kiểm tra chéo việc thực hiện các quy trình tín dụng giữa các cán bộ tín dụng với nhau.
KẾT LUẬN
Hoạt động nghiệp vụ tín dụng chiếm vị thế rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vố lưu động để phục vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, nền kinh tế việt nam đang từng bước hoàn thành những bước đi cuối cùng của con đường hội nhập kinh tế với thế giới nên chắc chắn sẽ có rất nhiều chuyển biến mạnh mẽ, dự kiến sẽ là những bước đi đầy khó khăn, thử thách. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chỉ đạo chặt chẽ của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, sự hợp tác tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện đúng những quy định cũng như các chỉ tiêu mà chính phủ đề ra đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngân hàng rất coi trọng hoạt động tín dụng nên trong thời gian vừa qua dã mở rộng quy mô cho vay, tăng cường quản lý nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong quan hệ vay vốn, tiến hành xem xét thẩm đình và hoàn thành thủ tục vay vốn trong thời gian ngắn nhất có thể, thực hiện cho vay đối với tát cả các lĩnh vực thuộc mội thành phần kinh tế.
Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến văn hóa công sở góp phần nâng cao hình ảnh của ngân hàng cũng như toàn thể hệ thống tài chính tín dụng.





Tài liệu tham khảo:

  1. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, báo cáo thường niên quý I năm 2010;
  2. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, thông tin ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, 2009
  3. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, tổng quan 2009
  4. https://www.saga.vn;
  5. https://www.tailieuhay.com, những giả pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam năm 2007;
  6. https://wwwtapchikinhte.com;
  7. https://www.tcptkt.ueh.edu.vn;
  8. https://www.vneconomy.vn.
 
×
Quay lại
Top Bottom