Hướng dẫn bảo dưỡng máy nén khí

nhatanhauto

Thành viên
Tham gia
8/7/2014
Bài viết
1
Bộ lọc khí
Sau khi sử dụng máy nén khí một thời gian, bề mặt của bộ lọc khí của máy nén khí sẽ bị bụi bám bẩn đầy sẽ làm cản trở khí vào. Thông thường sau một ca làm việc (hoặc đèn báo lệch áp sáng màu đỏ) thì bạn cần tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài của lõi lọc. Cách làm vệ sinh: Bạn dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong, thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Sau đó bạn lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. Vệ sinh xong gõ lõi lọc để xem còn bụi không. Nếu mà lõi lọc quá bẩn thì bạn nên thay cái mới thông thường cứ 2000 giờ thì thay. Trong trường hợp chưa có lọc mới để thay thế thì bạn có thể làm vệ sinh bề mặt lọc bằng bàn chải và khí nén (sử dụng một vài loại lọc có thể sử dụng dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng để làm vệ sinh, sau đó bạn để khô) và có thể dùng tiếp.

--> Tham khảo chi tiết sản phẩm tại đây

2. Bộ lọc dầu
Máy mới nếu chạy lần đầu sau 500 giờ thì cần thay lọc (không bắt buộc). Kể từ sau lần kế tiếp thì 2000 giờ thay một lần. Nếu môi trường làm việc bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc bị nghẹt thì cần lập tức thay ngay. Bạn cần sử dụng dụng cụ chuyên dụng là tháo được lọc. Sau đó, khi bạn lắp lại thì chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.

3. Bộ lọc tách dầu
Thông thường thì máy nén khí làm việc sau khoảng 4000 giờ là có thể thay. Nếu môi trường không tốt (hoặc nhiều bụi nhiễn) thì bạn có thể thay sớm hơn. Đối với những loại máy nén khí sử dụng công suất nhỏ thì bộ phận lọc tách dầu nằm bên ngoài thùng dầu, công việc thay tách dầu mới sẽ sử dụng nhanh hơn (giống như các thao tác thay lọc dầu). Với các dòng máy có công suất lớn thì tách dầu nằm trong thùng dầu thì bạn cần dùng nhiều dụng cụ và thời gian để thay nó. Lưu ý: sau khi thay tách dầu cần xả áp khí trong bình dầu và nhớ khóa van khí nối máy với bình chứa khí nén trước khi tháo. Bạn cần cận trọng với đệm làm kín nắp thùng dầu. Nếu bộ phận đệm này đã biến chất không làm kín khi lắp lại cần phải thay luôn cùng tách dầu.


4. Công việc bảo dưỡng Xilanh (đối với loại máy piston)
Khi van khí hoạt động không được linh hoạt thì bạn cần tiến hành bảo dưỡng.
-Tháo xilanh trên van vào khí ra
-Tháo đế đính ốc và lấy đệm cao su ra
-Vệ sinh xilanh, lò xo, piston và thay đệm cao su mới
- Cuối cùng bạn cần lắp lại cụm xi lanh

Những lưu ý trước khi tiến hành bảo trì:
Bạn cần phải đảm bảo ngắt điện ra khỏi hệ thống máy nén khí
Trước khi bạn tháo rời các bộ phận thì bạn cần đảm bảo xả hết áp lực khí bên trong hệ thống bằng áp lực không khí môi trường. Áp suất khi bên trong máy có thể phụt ra làm bắn bulon ống vít hoặc có thể nổ gây ra tai nạn đáng tiếc cho người sửa chữa và hàng hóa vật tư xung quanh.
Việc bảo trì có thể yêu cầu ngắn hơn cho lần bảo trì tiếp theo, điều này tùy thuộc điều kiện môi trường và điều kiện xử dụng máy.
Bạn cần phải thay thế các phụ tùng nếu thấy bị hỏng trong quá trình kiểm tra máy. Bạn nên kiểm tra máy nén khí định kỳ nhằm đảm bảo máy luôn sẵn sàng hoạt động tốt nhất
Đối với những máy nén khí chạy số giờ ít hơn 3000h trên năm thì cần kiểm tra kỹ trước khi quyết định thay. Thời gian thay thế phụ tùng còn phụ thuộc vào hiện trạng thực tế không nên căn cứ trên số giờ chạy máy.
 
×
Quay lại
Top Bottom