- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Ai cũng chỉ sống một lần trong đời nên hãy sống sao để sau này không phải hối tiếc. Nhưng mấy ai có được điều hoàn hảo đó?
Sống thế nào để không phải hối tiếc? Đó là điều ta băn khoăn từ khi tấm bé đến khi về già? Ta chỉ được dạy sống làm sao cho đúng, cho phải chứ không hề được dạy sống sao để không phải hối tiếc?
Ảnh minh họa.
Ngày bé, sống đúng là nghe lời cha mẹ, chăm chỉ học hành để vào đại học làm rạng danh gia đình, dòng họ. Chỉ có con đường đó mới đi thẳng đến đích có hiếu!
Ví như anh trai tôi thích học văn, yêu nghệ thuật. Nhưng theo bố tôi, anh nhất định phải vào lớp toán và theo ngành quân đội. Chiều lòng cha mẹ, anh gắng gượng theo đuổi ước mơ của người lớn. Năm đầu thi đại học, anh trượt thẳng cẳng. Khỏi nói bố mẹ tôi buồn và thất vọng như thế nào. Nguôi ngoai một thời gian, anh đề xuất được đi học thiết kế thời trang hoặc cắt tóc. Bố tôi gạt đi không ngại ngần. Với bố, đó là điều không thể chấp nhận và không có thứ thành công theo con đường đó!
Ôn thi tiếp năm thứ hai, anh tôi vẫn trượt. Cuối cùng, bố tôi chọn cách cho anh đi nhập ngũ. Năm ấy cũng là năm tôi vào đại học. Cả nhà làm liên hoan cho anh lên đường và tôi nhập trường. Sau khi tàn tiệc, anh khóc. Anh mếu máo trách móc vì không được sống cuộc đời của chính mình. Sống mà không có đam mê, ước vọng… Tôi tin chắc hôm đó và cho cả sau này, bố mẹ tôi cũng sẽ day dứt và xót xa lắm. Nhưng tất cả đã muộn, “Quân lệnh như sơn”, không thể thay đổi được.
Còn tôi, tôi luôn thấy may mắn vì được bố mẹ chiều hơn. Tôi muốn học gì, thi gì để sau làm gì cũng được nhưng có điều vẫn phải trừ những ngành hát ca, nhảy múa. Tôi thích múa hát từ nhỏ nhưng không đam mê đến độ biến nó thành đích đến của ước mơ. Tôi tự hài lòng vì sự nuông chiều của bố mẹ.
Đương nhiên, tôi chọn một nghề tôi thích. Cho đến giờ, khi đã có một công việc đúng ngành tôi lại cứ ngơ ngẩn vì đam mê trở thành diễn viên múa ngày càng nhức nhối. Tôi hối tiếc thực sự. Tôi nhận ra tôi chỉ thực sự sống khi hòa mình vào giai điệu với những động tác trên sân khấu. Nhưng không thể thay đổi được nữa. Và tôi vẫn tiếc có thể là đến lúc chết!
Lại nói về anh trai tôi. Cho đến giờ, anh vô cùng thỏa mãn với cuộc sống hiện tại trong quân ngũ. Anh liên tục khoe về những thành tích và cố gắng mà mình đã đạt được. Khi tôi hỏi anh có hối tiếc không, anh khiến tôi ngã ngửa: “Cảm ơn sự lựa chọn của ba mẹ”.
Như thế đấy, thật khó để đo và cảm nhận về việc sống đúng, sống có giá trị, sống ý nghĩa và sống không hối tiếc.
Ảnh minh họa
Chẳng ai biết được tuổi trẻ nên sống thế nào, học và chơi ra sao để không hoài phí một nửa đời người? Cũng không ai biết nên chọn cho mình người vợ, ông chồng thế nào để được sung sướng, hạnh phúc? Cũng không ai ra được từ điển dạy con làm người tử tế? Không ai chắc chắn được niềm vui tuổi già? Có ai biết trước được cái chết mặc dù vẫn có sự lựa chọn giữa sống và chết… để rồi hối tiếc là bài ca muôn thuở.
Người nghèo thường tiếc không chăm chỉ. Người qua tuổi đi học thường tiếc không say mê đèn sách. Người thất bại thường tiếc cơ hội. Người giàu thường tiếc của.
Người thành công thường tiếc thân bằng, bạn hữu. Hiện tại thường tiếc quá khứ. Cái đang còn thường tiếc cái đã mất. Người đủ đầy niềm vui thường tiếc không có tình yêu và khát khao hạnh phúc. Người có vợ thường tiếc thời trai trẻ và tiếc người yêu cũ. Người thủ đoạn, man trá sẽ tiếc hai chữ tử tế, nhân nghĩa. Người mải mê vì tiền sẽ tiếc giá trị của tình người…
Có lẽ nào hối tiếc làm nên giá trị của thời gian. Nó là cội nguồn của mọi điều ước, mọi khát khao ở đời này. Có lẽ nào vì có nó mà người ta vẫn cứ sống để rồi hối tiếc!
Sống thế nào để không phải hối tiếc? Đó là điều ta băn khoăn từ khi tấm bé đến khi về già? Ta chỉ được dạy sống làm sao cho đúng, cho phải chứ không hề được dạy sống sao để không phải hối tiếc?
Ảnh minh họa.
Ngày bé, sống đúng là nghe lời cha mẹ, chăm chỉ học hành để vào đại học làm rạng danh gia đình, dòng họ. Chỉ có con đường đó mới đi thẳng đến đích có hiếu!
Ví như anh trai tôi thích học văn, yêu nghệ thuật. Nhưng theo bố tôi, anh nhất định phải vào lớp toán và theo ngành quân đội. Chiều lòng cha mẹ, anh gắng gượng theo đuổi ước mơ của người lớn. Năm đầu thi đại học, anh trượt thẳng cẳng. Khỏi nói bố mẹ tôi buồn và thất vọng như thế nào. Nguôi ngoai một thời gian, anh đề xuất được đi học thiết kế thời trang hoặc cắt tóc. Bố tôi gạt đi không ngại ngần. Với bố, đó là điều không thể chấp nhận và không có thứ thành công theo con đường đó!
Ôn thi tiếp năm thứ hai, anh tôi vẫn trượt. Cuối cùng, bố tôi chọn cách cho anh đi nhập ngũ. Năm ấy cũng là năm tôi vào đại học. Cả nhà làm liên hoan cho anh lên đường và tôi nhập trường. Sau khi tàn tiệc, anh khóc. Anh mếu máo trách móc vì không được sống cuộc đời của chính mình. Sống mà không có đam mê, ước vọng… Tôi tin chắc hôm đó và cho cả sau này, bố mẹ tôi cũng sẽ day dứt và xót xa lắm. Nhưng tất cả đã muộn, “Quân lệnh như sơn”, không thể thay đổi được.
Còn tôi, tôi luôn thấy may mắn vì được bố mẹ chiều hơn. Tôi muốn học gì, thi gì để sau làm gì cũng được nhưng có điều vẫn phải trừ những ngành hát ca, nhảy múa. Tôi thích múa hát từ nhỏ nhưng không đam mê đến độ biến nó thành đích đến của ước mơ. Tôi tự hài lòng vì sự nuông chiều của bố mẹ.
Đương nhiên, tôi chọn một nghề tôi thích. Cho đến giờ, khi đã có một công việc đúng ngành tôi lại cứ ngơ ngẩn vì đam mê trở thành diễn viên múa ngày càng nhức nhối. Tôi hối tiếc thực sự. Tôi nhận ra tôi chỉ thực sự sống khi hòa mình vào giai điệu với những động tác trên sân khấu. Nhưng không thể thay đổi được nữa. Và tôi vẫn tiếc có thể là đến lúc chết!
Lại nói về anh trai tôi. Cho đến giờ, anh vô cùng thỏa mãn với cuộc sống hiện tại trong quân ngũ. Anh liên tục khoe về những thành tích và cố gắng mà mình đã đạt được. Khi tôi hỏi anh có hối tiếc không, anh khiến tôi ngã ngửa: “Cảm ơn sự lựa chọn của ba mẹ”.
Như thế đấy, thật khó để đo và cảm nhận về việc sống đúng, sống có giá trị, sống ý nghĩa và sống không hối tiếc.
Ảnh minh họa
Người nghèo thường tiếc không chăm chỉ. Người qua tuổi đi học thường tiếc không say mê đèn sách. Người thất bại thường tiếc cơ hội. Người giàu thường tiếc của.
Người thành công thường tiếc thân bằng, bạn hữu. Hiện tại thường tiếc quá khứ. Cái đang còn thường tiếc cái đã mất. Người đủ đầy niềm vui thường tiếc không có tình yêu và khát khao hạnh phúc. Người có vợ thường tiếc thời trai trẻ và tiếc người yêu cũ. Người thủ đoạn, man trá sẽ tiếc hai chữ tử tế, nhân nghĩa. Người mải mê vì tiền sẽ tiếc giá trị của tình người…
Có lẽ nào hối tiếc làm nên giá trị của thời gian. Nó là cội nguồn của mọi điều ước, mọi khát khao ở đời này. Có lẽ nào vì có nó mà người ta vẫn cứ sống để rồi hối tiếc!
Theo Tấm gương