hoianimpression
Thành viên
- Tham gia
- 27/8/2018
- Bài viết
- 0
Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc xuất hiện ở mọi ngóc ngách Phố cổ càng làm cho Hội An về đêm lung linh huyền diệu, mang một nét đẹp đặc trưng rất riêng của Phố Hội.
Nhắc đến Hội An về đêm, không thể không nhắc đến đèn lồng, những chiếc đèn lồng tỏa sáng cả một trời phố Hội đã làm nao lòng biết bao nhiêu du khách. Không phải ngẫu nhiên đèn lồng phố Hội tồn tại qua hàng trăm năm như một nét văn hóa đặc trưng của nơi này. Đó hẳn là những câu chuyện chưa được kể và những giá trị khác biệt từ sản phẩm thủ công tinh tế được người dân Hội An nâng niu, gìn giữ qua bao nhiêu thế hệ.
Đèn lồng Hội An ngập tràn mọi ngõ phố
Đèn lồng - Linh hồn của Hội An về đêm
Có thể nói đèn lồng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên vẻ cổ xưa, mộc mạc của Hội An. Trải qua hàng trăm thế hệ, những chiếc đèn lồng dần được hoàn thiện tinh tế và sáng tạo hơn. Đó là sự kết hợp giữa những tinh túy cổ xưa với hơi thở hiện đại mà không đánh mất nét độc đáo riêng của đèn lồng phố Hội.
Nhắc đến Hội An về đêm không thể không nhắc đến đèn lồng
Dù ngày hay đêm, đèn lồng Hội An vẫn cứ “chễm chệ” ở khắp các con phố như những nét chấm phá đầy màu sắc cho bức tranh Hội An cổ kính, mộc mạc và lãng mạn. Đặc biệt là khi mặt trời vừa lặn xuống, Hội An về đêm trở nên lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết khi những chiếc đèn lồng được giăng mắc khéo léo khắp mọi phố phường với ánh sáng đủ màu rực rỡ tạo ra không gian lung linh, ấm áp như một phần linh hồn của Phố cổ về đêm.
Đèn lồng Hội An ra đời từ bao giờ?
Thật tiếc là không ai trả lời được chính xác thời điểm ra đời của những sản phẩm nghệ thuật thủ công này là tự bao giờ, ai đã tạo ra chúng đầu tiên và ý nghĩa của nó là gì. Chỉ biết rằng chúng đã có tuổi thọ từ hơn 400 năm trước (vào khoảng thế kỷ 16) và trở thành một trong các sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, qua rất nhiều thắc mắc của du khách khi đến Hội An về đêm, câu chuyện đèn lồng được người dân nơi đây lưu truyền rằng, ông Tổ của đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường. Ông là thợ chuyên làm các loại đèn mã đầu rồng trong các cuộc thi và nghề làm đèn lồng được khai sinh từ đó. Song cũng có giả thiết cho rằng đèn lồng Hội An có xuất xứ từ đất nước Trung Hoa. Trong thời kỳ người dân Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu du nhập vào Hội An sinh sống và buôn bán, họ mang theo những chiếc đèn lồng treo trước nhà như để tưởng nhớ về quê cha đất tổ.
Dù nguồn gốc xuất xứ từ đâu thì khắp các con phố của Hội An về đêm, từ bao năm qua, thế hệ nối tiếp thế hệ, đèn lồng Hội An vẫn phủ khắp mọi ngóc ngách đường phố. Quay sang trái hay phải, nhìn lên trên hay xuống dưới, hướng về phía trước mặt hay quay lại phía sau, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cái thứ ánh sáng đa tầng đầy mê hoặc ấy mà khi đêm càng về khuya, không càng lung linh, rực rỡ.
Khám phá cách làm đèn lồng của người dân phố Hội
Nếu đã có dịp dạo Hội An về đêm, “no say” thị giác vì những chiếc đèn lồng đẹp mắt thì bạn không thể nào không tìm hiểu thật tường tận cách mà những người nghệ nhân tài ba với đôi tay khéo léo đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng của mảnh đất này.
Đèn lồng được tạo bởi những đôi tay khéo léo
Nguyên liệu chính dùng làm đèn lồng là tre và vải lụa. Tre dùng để định hình khung đèn được lựa chọn và xử lý cẩn thận trước khi đưa vào uốn và tạo khung. Tre làm khung là loại tre già, được ngâm với nước muối từ 10 - 15 ngày để chống mối mọt. Sau đó đem phơi khô, vót mỏng theo kích cỡ của các loại đèn. Vải lụa làm đèn lồng là loại lụa tơ tằm dai và chắc. Hầu hết các loại vải dùng làm đèn lồng Hội An là lụa Hà Đông có màu sắc sang trọng, họa tiết tinh tế nên ánh sáng phát ra vô cùng đẹp mắt và sống động.
Người nghệ nhân khéo léo chạm vẽ
Sau khi tỉ mẩn uốn và tạo hình khung lồng đèn là quá trình bọc vải quanh khung. Tiếp đến, người nghệ nhân còn chạm vẽ lên đèn lồng những họa tiết đẹp mắt, những hình ảnh phong cảnh non nước hữu tình mang đậm nét văn hóa Á Đông. Cuối cùng, những chiếc đèn lồng sẽ được tiện gỗ, quét sơn/đánh vecni và kết tủa, uốn dây treo để thành một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh.
Đèn lồng Hội An đa dạng kiểu dáng kích thước, họa tiết và màu sắc
Theo thời gian, đèn lồng Hội An không chỉ đa dạng về mẫu mã, kích thước và màu sắc chất liệu mà còn được người nghệ nhân tài tình sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ, sang trọng cho phù hợp với nhiều không gian trang trí khác nhau.
Đừng quên chụp hình cùng đèn lồng khi dạo Hội An về đêm
Đừng mải mê ngắm đèn lồng và ngất ngây trước vẻ đẹp lạ mắt của Hội An về đêm mà quên ghi lại cho mình những bức ảnh thật lung linh đặc trưng xứ Hội bên cạnh hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ giữa lòng phố Cổ nhé.
Một bức ảnh lung linh giữa phố đèn lồng
Không khó để bạn tìm đền các xưởng làm đèn lồng hay các cửa hàng bán đèn lồng lớn giữa phố Hội An về đêm để làm một bộ ảnh cực chất cùng những người bạn đồng hành của mình và chọn mua vài chiếc về làm quà dành tặng người thân.
Đèn lồng Hội An đưa vào nghệ thuật biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”
Không chỉ là sản vật đặc trưng trên mọi con phố, lồng đèn Hội An còn được đưa vào từng câu chuyện kể, trở thành hình ảnh không thể thiếu trong mạch chảy thời gian, đưa Hội An qua từng giai đoạn chuyển mình trong chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” được tổ chức hàng đêm tại công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An.
Hàng trăm chiếc đèn lồng được đưa vào show biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”
Cùng với những màn trình diễn thăng hoa của lực lượng diễn viên hùng hậu, sân khấu rộng lớn, hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại, đèn lồng cũng đã góp phần truyền tải thông điệp ý nghĩa của từng màn biểu diễn ấn tượng đến với khán giả, đưa khán giải trải dài qua những cung bậc cảm xúc trầm bổng khó quên trong suốt 60 phút diễn ra.
Những diễn viên cầm đèn lồng biểu diễn trong show "Ký ức Hội An"
Hội An vào ban ngày đã đẹp, Hội An về đêm càng trở nên ma mị, quyến rũ hơn nhờ vào những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, họa tiết và màu sắc bắt mắt. Nếu có thể, bạn hãy chọn khám phá Hội An về đêm vào những ngày rằm (14 âm lịch hàng tháng) để cảm nhận một nét đẹp rất riêng của phố Hội. Những ngày này, sau khoảng 8h, mọi nhà sẽ tắt hết đèn điện, chỉ còn lại ánh sáng đèn lồng bao trùm cả không gian, từ trên phố xuống tận dòng sông, tất cả tạo nên một bức tranh Hội An về đêm đẹp kiêu kỳ làm say đắm cả những tâm hồn khô khan nhất.
Nhắc đến Hội An về đêm, không thể không nhắc đến đèn lồng, những chiếc đèn lồng tỏa sáng cả một trời phố Hội đã làm nao lòng biết bao nhiêu du khách. Không phải ngẫu nhiên đèn lồng phố Hội tồn tại qua hàng trăm năm như một nét văn hóa đặc trưng của nơi này. Đó hẳn là những câu chuyện chưa được kể và những giá trị khác biệt từ sản phẩm thủ công tinh tế được người dân Hội An nâng niu, gìn giữ qua bao nhiêu thế hệ.
Đèn lồng Hội An ngập tràn mọi ngõ phố
Đèn lồng - Linh hồn của Hội An về đêm
Có thể nói đèn lồng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên vẻ cổ xưa, mộc mạc của Hội An. Trải qua hàng trăm thế hệ, những chiếc đèn lồng dần được hoàn thiện tinh tế và sáng tạo hơn. Đó là sự kết hợp giữa những tinh túy cổ xưa với hơi thở hiện đại mà không đánh mất nét độc đáo riêng của đèn lồng phố Hội.
Nhắc đến Hội An về đêm không thể không nhắc đến đèn lồng
Dù ngày hay đêm, đèn lồng Hội An vẫn cứ “chễm chệ” ở khắp các con phố như những nét chấm phá đầy màu sắc cho bức tranh Hội An cổ kính, mộc mạc và lãng mạn. Đặc biệt là khi mặt trời vừa lặn xuống, Hội An về đêm trở nên lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết khi những chiếc đèn lồng được giăng mắc khéo léo khắp mọi phố phường với ánh sáng đủ màu rực rỡ tạo ra không gian lung linh, ấm áp như một phần linh hồn của Phố cổ về đêm.
Đèn lồng Hội An ra đời từ bao giờ?
Thật tiếc là không ai trả lời được chính xác thời điểm ra đời của những sản phẩm nghệ thuật thủ công này là tự bao giờ, ai đã tạo ra chúng đầu tiên và ý nghĩa của nó là gì. Chỉ biết rằng chúng đã có tuổi thọ từ hơn 400 năm trước (vào khoảng thế kỷ 16) và trở thành một trong các sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, qua rất nhiều thắc mắc của du khách khi đến Hội An về đêm, câu chuyện đèn lồng được người dân nơi đây lưu truyền rằng, ông Tổ của đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường. Ông là thợ chuyên làm các loại đèn mã đầu rồng trong các cuộc thi và nghề làm đèn lồng được khai sinh từ đó. Song cũng có giả thiết cho rằng đèn lồng Hội An có xuất xứ từ đất nước Trung Hoa. Trong thời kỳ người dân Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu du nhập vào Hội An sinh sống và buôn bán, họ mang theo những chiếc đèn lồng treo trước nhà như để tưởng nhớ về quê cha đất tổ.
Dù nguồn gốc xuất xứ từ đâu thì khắp các con phố của Hội An về đêm, từ bao năm qua, thế hệ nối tiếp thế hệ, đèn lồng Hội An vẫn phủ khắp mọi ngóc ngách đường phố. Quay sang trái hay phải, nhìn lên trên hay xuống dưới, hướng về phía trước mặt hay quay lại phía sau, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cái thứ ánh sáng đa tầng đầy mê hoặc ấy mà khi đêm càng về khuya, không càng lung linh, rực rỡ.
Khám phá cách làm đèn lồng của người dân phố Hội
Nếu đã có dịp dạo Hội An về đêm, “no say” thị giác vì những chiếc đèn lồng đẹp mắt thì bạn không thể nào không tìm hiểu thật tường tận cách mà những người nghệ nhân tài ba với đôi tay khéo léo đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng của mảnh đất này.
Đèn lồng được tạo bởi những đôi tay khéo léo
Nguyên liệu chính dùng làm đèn lồng là tre và vải lụa. Tre dùng để định hình khung đèn được lựa chọn và xử lý cẩn thận trước khi đưa vào uốn và tạo khung. Tre làm khung là loại tre già, được ngâm với nước muối từ 10 - 15 ngày để chống mối mọt. Sau đó đem phơi khô, vót mỏng theo kích cỡ của các loại đèn. Vải lụa làm đèn lồng là loại lụa tơ tằm dai và chắc. Hầu hết các loại vải dùng làm đèn lồng Hội An là lụa Hà Đông có màu sắc sang trọng, họa tiết tinh tế nên ánh sáng phát ra vô cùng đẹp mắt và sống động.
Sau khi tỉ mẩn uốn và tạo hình khung lồng đèn là quá trình bọc vải quanh khung. Tiếp đến, người nghệ nhân còn chạm vẽ lên đèn lồng những họa tiết đẹp mắt, những hình ảnh phong cảnh non nước hữu tình mang đậm nét văn hóa Á Đông. Cuối cùng, những chiếc đèn lồng sẽ được tiện gỗ, quét sơn/đánh vecni và kết tủa, uốn dây treo để thành một chiếc đèn lồng hoàn chỉnh.
Đèn lồng Hội An đa dạng kiểu dáng kích thước, họa tiết và màu sắc
Theo thời gian, đèn lồng Hội An không chỉ đa dạng về mẫu mã, kích thước và màu sắc chất liệu mà còn được người nghệ nhân tài tình sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ, sang trọng cho phù hợp với nhiều không gian trang trí khác nhau.
Đừng quên chụp hình cùng đèn lồng khi dạo Hội An về đêm
Đừng mải mê ngắm đèn lồng và ngất ngây trước vẻ đẹp lạ mắt của Hội An về đêm mà quên ghi lại cho mình những bức ảnh thật lung linh đặc trưng xứ Hội bên cạnh hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ giữa lòng phố Cổ nhé.
Một bức ảnh lung linh giữa phố đèn lồng
Không khó để bạn tìm đền các xưởng làm đèn lồng hay các cửa hàng bán đèn lồng lớn giữa phố Hội An về đêm để làm một bộ ảnh cực chất cùng những người bạn đồng hành của mình và chọn mua vài chiếc về làm quà dành tặng người thân.
Đèn lồng Hội An đưa vào nghệ thuật biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”
Không chỉ là sản vật đặc trưng trên mọi con phố, lồng đèn Hội An còn được đưa vào từng câu chuyện kể, trở thành hình ảnh không thể thiếu trong mạch chảy thời gian, đưa Hội An qua từng giai đoạn chuyển mình trong chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” được tổ chức hàng đêm tại công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An.
Hàng trăm chiếc đèn lồng được đưa vào show biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An”
Cùng với những màn trình diễn thăng hoa của lực lượng diễn viên hùng hậu, sân khấu rộng lớn, hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại, đèn lồng cũng đã góp phần truyền tải thông điệp ý nghĩa của từng màn biểu diễn ấn tượng đến với khán giả, đưa khán giải trải dài qua những cung bậc cảm xúc trầm bổng khó quên trong suốt 60 phút diễn ra.
Những diễn viên cầm đèn lồng biểu diễn trong show "Ký ức Hội An"
Hội An vào ban ngày đã đẹp, Hội An về đêm càng trở nên ma mị, quyến rũ hơn nhờ vào những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, họa tiết và màu sắc bắt mắt. Nếu có thể, bạn hãy chọn khám phá Hội An về đêm vào những ngày rằm (14 âm lịch hàng tháng) để cảm nhận một nét đẹp rất riêng của phố Hội. Những ngày này, sau khoảng 8h, mọi nhà sẽ tắt hết đèn điện, chỉ còn lại ánh sáng đèn lồng bao trùm cả không gian, từ trên phố xuống tận dòng sông, tất cả tạo nên một bức tranh Hội An về đêm đẹp kiêu kỳ làm say đắm cả những tâm hồn khô khan nhất.