GIẢNG VIÊN CỦA HFA VÀ GIẤC MƠ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG PHONG CÁCH PHÁP
Lan Phương là cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Cô du học khi vừa kết thúc học cấp 3 ở Việt Nam. Cô yêu thích thời trang cũng do ảnh hưởng từ việc yêu thích hội họa từ nhỏ, Lan Phương bắt đầu những lớp học vẽ từ sớm và có ý định muốn làm họa sỹ nhưng càng lớn, cô lại thích thể hiện ý tưởng của mình qua những chất liệu khác ngoài giấy và màu vẽ, cô thích vải vóc hay những chất liệu nổi như hạt đá, kim loại…Ý định trở thành NTK thời trang của cô được nhen nhúm từ đó. Lựa chọn Pháp là nơi khởi điểm mọi đam mê của mình về thời trang cũng bởi lý do đơn giản, cô nghĩ rằng khi nhắc đến Pháp ai cũng nghĩ đây là cái nôi thời trang thế giới, tất cả những hãng thời trang đều muốn lăng xê tên tuổi của mình ở đó, nước Pháp nhiều bảo tàng văn hóa nghệ thuật, có nhiều sự kiện nghệ thuật cũng như thời trang bắt mắt, con người ở đó yêu cái đẹp và thích thể hiện cái tôi cá nhân… Chính vì suy nghĩ đó mà cô đã ao ước được tận mắt chứng kiến và cảm nhận những điệu đẹp đẽ mới lạ đó.
Thời gian đầu rất khó khăn cho việc học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt, do bất đồng ngôn ngữ nên nhiều khi mình không hiểu được cần phải làm gì và như thế nào. Cô thấy bản thân mình gặp khó khăn trong viêc học tập do chưa bao giờ có kinh nghiệm trong việc tư duy theo kiểu tây. Tức là từ cách suy nghĩ tìm ý tưởng đến cách làm việc, ở môi trường Việt Nam trước đây hoàn toàn khác với môi trường ở Pháp, ở Pháp thì lúc nào cũng cần nói lên cái tôi của mình và giải thích tại sao mình có suy nghĩ đó. Còn ở Việt Nam thì mặc dù xã hội khuyến khích việc thể hiện mình nhưng thực tế là họ khó chấp nhận những thứ khác lạ.
Sau một thời gian hòa đồng với bạn học cùng lớp thì việc tiếp thu của Lan Phương đã khá hơn, qua trao đổi với nhiều người và việc tự bổ sung những kiến thức văn hóa còn thiếu hụt thì cô đã bắt đầu tìm thấy sự tự tin và tăng niềm đam mê với nghề. Khi còn là sinh viên năm đầu tiên của trường Mod'art Internationa l- Paris – Pháp cô đã lăn lộn vào thế giới thời trang đầy màu sắc của Pháp, cô đã đi thực tập cho rất nhiều những hãng thời trang khác nhau. Mặc dù trên danh nghĩa là thực tập sinh nhưng cô đã được làm việc như một người nhân viên thực sự, được tham gia vào hầu hết các hoạt động của công ty. Trước đây cô sinh viên trẻ Lan Phương chỉ nghĩ thời trang chỉ là ngồi vẽ thiết kế, nhưng thực tế còn rất nhiều công việc quan trọng khác xung quanh việc thiết kế và những công việc xung quanh đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu thiết kế của mình. Ví dụ như bạn không thể thiết kế một mẫu mã cầu kỳ nhiều chi tiết theo phong cách của bạn nếu như tài chính không đáp ứng đủ, hay là xu hướng hiện tại không phù hợp thậm chí đôi khi có thể do thời tiết những năm đó không thuận lợi. (mùa đông không lạnh quá thì sẽ không bán được áo măng tô dầy v.v).
Quá trình thực tập kéo dài khoảng 2 năm, và Phương thực sự đã học được nhiều điều mà nhà trường không hướng dẫn. Sau đó cô làm việc gần một năm với một công ty thời trang tên là Sarah Lazure. Người phụ nữ này có kinh nghiệm 40 năm trong nghề . Khởi nghiệp, bà hợp tác cùng Christian Lacroix sau đó bà chuyển đến làm việc cho những hãng khác như là Saint Laurent, Givenchy... Thời gian này, cô chủ yếu làm tại mảng đồ handmade, đồ thêu cho hai hãng Givenchy và Balmain.
Trước đây, Lan Phương đi học ở Pháp là do thấy rằng ngành thời trang Việt nam chưa phát triển nên cũng khó để học tập chuyên sâu. Thời gian gần đây cô thấy tình hình có vẻ khả quan hơn trước nhiều, có nhiều người dù đi tu nghiệp ở nước ngoài đã quay về để cùng với những người làm thời trang trong nước cùng xây dựng ngành thời trang Việt nam. Cũng có nhiều điều mới mẻ, và có những người tâm huyết đang cố gắng thúc đẩy ngành thời trang tại việt Nam. Và cô cũng muốn góp phần vào đó, cũng muốn xây dựng thương hiệu của mình ở Việt nam.
Cô mong mỏi, ngay trên đất quê hương, cô sẽ tìm được các “đồng minh” để xây dựng thương hiệu thời trang riêng và sống được với nghề mà cô yêu thích. Cô đã lựa chọn Học viện Thời trang Hà Nội là nơi hiện thực ước mơ về thời trang của mình ở Việt Nam, công việc trước mắt là cô tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về những năm tháng sống, làm việc tại Pháp. Cô muốn thổi cho các bạn học viên một tình yêu bền bỉ với thiết kế thời trang.
Vào chủ nhật, ngày 19/5/2013 vừa qua tại Học viện Thời trang Hà Nội đã tổ chức một buổi học thử với NTK trẻ Lan Phương. Các bạn học viên đã được giới thiệu và tiếp cận về văn hóa thời trang các nước, cách dựng hình, tạo dáng, tỉ lệ của mannequin và sự khác biệt giữa cách vẽ trong ngành thời trang & hội họa,.... Ngoài ra, bạn còn được giảng viên chia sẻ về các kỹ năng cần có để trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp:
· Có con mắt hội họa sáng tạo về màu sắc, hoa văn và chất liệu vải.
· Kỹ năng vẽ phác thảo tốt
· Am hiểu về các đặc điểm của các loại vải khác nhau
· Thành thục kỹ năng may và khâu vá các mẫu quần áo
· Biết cách thể hiện ý tưởng cho các tác phẩm thông qua phác thảo trên giấy hoặc máy tính
· Có đủ khả năng tài chính để chi trả cho tiền nguyên vật liệu may mặc
· Có khả năng tự quảng bá cho các mẫu thiết kế của mình và biết cách thương lượng với khách hàng. Tự vận hàng công việc của một nhà thiết kế tự do cả về mặt tài chính và quản lý
Với những bước khởi nghiệp nho nhỏ tại Việt Nam, Lam Phương hy vọng mình sẽ trở thành một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển của thời trang nước nhà. Mong rằng cô sẽ sớm thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn
Lan Phương là cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Cô du học khi vừa kết thúc học cấp 3 ở Việt Nam. Cô yêu thích thời trang cũng do ảnh hưởng từ việc yêu thích hội họa từ nhỏ, Lan Phương bắt đầu những lớp học vẽ từ sớm và có ý định muốn làm họa sỹ nhưng càng lớn, cô lại thích thể hiện ý tưởng của mình qua những chất liệu khác ngoài giấy và màu vẽ, cô thích vải vóc hay những chất liệu nổi như hạt đá, kim loại…Ý định trở thành NTK thời trang của cô được nhen nhúm từ đó. Lựa chọn Pháp là nơi khởi điểm mọi đam mê của mình về thời trang cũng bởi lý do đơn giản, cô nghĩ rằng khi nhắc đến Pháp ai cũng nghĩ đây là cái nôi thời trang thế giới, tất cả những hãng thời trang đều muốn lăng xê tên tuổi của mình ở đó, nước Pháp nhiều bảo tàng văn hóa nghệ thuật, có nhiều sự kiện nghệ thuật cũng như thời trang bắt mắt, con người ở đó yêu cái đẹp và thích thể hiện cái tôi cá nhân… Chính vì suy nghĩ đó mà cô đã ao ước được tận mắt chứng kiến và cảm nhận những điệu đẹp đẽ mới lạ đó.
Thời gian đầu rất khó khăn cho việc học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt, do bất đồng ngôn ngữ nên nhiều khi mình không hiểu được cần phải làm gì và như thế nào. Cô thấy bản thân mình gặp khó khăn trong viêc học tập do chưa bao giờ có kinh nghiệm trong việc tư duy theo kiểu tây. Tức là từ cách suy nghĩ tìm ý tưởng đến cách làm việc, ở môi trường Việt Nam trước đây hoàn toàn khác với môi trường ở Pháp, ở Pháp thì lúc nào cũng cần nói lên cái tôi của mình và giải thích tại sao mình có suy nghĩ đó. Còn ở Việt Nam thì mặc dù xã hội khuyến khích việc thể hiện mình nhưng thực tế là họ khó chấp nhận những thứ khác lạ.
Sau một thời gian hòa đồng với bạn học cùng lớp thì việc tiếp thu của Lan Phương đã khá hơn, qua trao đổi với nhiều người và việc tự bổ sung những kiến thức văn hóa còn thiếu hụt thì cô đã bắt đầu tìm thấy sự tự tin và tăng niềm đam mê với nghề. Khi còn là sinh viên năm đầu tiên của trường Mod'art Internationa l- Paris – Pháp cô đã lăn lộn vào thế giới thời trang đầy màu sắc của Pháp, cô đã đi thực tập cho rất nhiều những hãng thời trang khác nhau. Mặc dù trên danh nghĩa là thực tập sinh nhưng cô đã được làm việc như một người nhân viên thực sự, được tham gia vào hầu hết các hoạt động của công ty. Trước đây cô sinh viên trẻ Lan Phương chỉ nghĩ thời trang chỉ là ngồi vẽ thiết kế, nhưng thực tế còn rất nhiều công việc quan trọng khác xung quanh việc thiết kế và những công việc xung quanh đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu thiết kế của mình. Ví dụ như bạn không thể thiết kế một mẫu mã cầu kỳ nhiều chi tiết theo phong cách của bạn nếu như tài chính không đáp ứng đủ, hay là xu hướng hiện tại không phù hợp thậm chí đôi khi có thể do thời tiết những năm đó không thuận lợi. (mùa đông không lạnh quá thì sẽ không bán được áo măng tô dầy v.v).
Quá trình thực tập kéo dài khoảng 2 năm, và Phương thực sự đã học được nhiều điều mà nhà trường không hướng dẫn. Sau đó cô làm việc gần một năm với một công ty thời trang tên là Sarah Lazure. Người phụ nữ này có kinh nghiệm 40 năm trong nghề . Khởi nghiệp, bà hợp tác cùng Christian Lacroix sau đó bà chuyển đến làm việc cho những hãng khác như là Saint Laurent, Givenchy... Thời gian này, cô chủ yếu làm tại mảng đồ handmade, đồ thêu cho hai hãng Givenchy và Balmain.
Trước đây, Lan Phương đi học ở Pháp là do thấy rằng ngành thời trang Việt nam chưa phát triển nên cũng khó để học tập chuyên sâu. Thời gian gần đây cô thấy tình hình có vẻ khả quan hơn trước nhiều, có nhiều người dù đi tu nghiệp ở nước ngoài đã quay về để cùng với những người làm thời trang trong nước cùng xây dựng ngành thời trang Việt nam. Cũng có nhiều điều mới mẻ, và có những người tâm huyết đang cố gắng thúc đẩy ngành thời trang tại việt Nam. Và cô cũng muốn góp phần vào đó, cũng muốn xây dựng thương hiệu của mình ở Việt nam.
Cô mong mỏi, ngay trên đất quê hương, cô sẽ tìm được các “đồng minh” để xây dựng thương hiệu thời trang riêng và sống được với nghề mà cô yêu thích. Cô đã lựa chọn Học viện Thời trang Hà Nội là nơi hiện thực ước mơ về thời trang của mình ở Việt Nam, công việc trước mắt là cô tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình về những năm tháng sống, làm việc tại Pháp. Cô muốn thổi cho các bạn học viên một tình yêu bền bỉ với thiết kế thời trang.
Vào chủ nhật, ngày 19/5/2013 vừa qua tại Học viện Thời trang Hà Nội đã tổ chức một buổi học thử với NTK trẻ Lan Phương. Các bạn học viên đã được giới thiệu và tiếp cận về văn hóa thời trang các nước, cách dựng hình, tạo dáng, tỉ lệ của mannequin và sự khác biệt giữa cách vẽ trong ngành thời trang & hội họa,.... Ngoài ra, bạn còn được giảng viên chia sẻ về các kỹ năng cần có để trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp:
· Có con mắt hội họa sáng tạo về màu sắc, hoa văn và chất liệu vải.
· Kỹ năng vẽ phác thảo tốt
· Am hiểu về các đặc điểm của các loại vải khác nhau
· Thành thục kỹ năng may và khâu vá các mẫu quần áo
· Biết cách thể hiện ý tưởng cho các tác phẩm thông qua phác thảo trên giấy hoặc máy tính
· Có đủ khả năng tài chính để chi trả cho tiền nguyên vật liệu may mặc
· Có khả năng tự quảng bá cho các mẫu thiết kế của mình và biết cách thương lượng với khách hàng. Tự vận hàng công việc của một nhà thiết kế tự do cả về mặt tài chính và quản lý
Với những bước khởi nghiệp nho nhỏ tại Việt Nam, Lam Phương hy vọng mình sẽ trở thành một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển của thời trang nước nhà. Mong rằng cô sẽ sớm thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn