- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hôm nay 4.12, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT phối hợp với Văn phòng UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
Do… cảm giác tội lỗi
Ông Phạm Vũ Thiên, Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình, vị thành niên bắt đầu mối quan hệ tình cảm khoảng 18 tuổi. Tuy nhiên, các em có thể bắt đầu từ lúc 10 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn.
Thế nhưng, sự tự chủ của vị thành niên ở Việt Nam trong việc lựa chọn hành vi t.ình d.ục đạt mức trung bình, 40% vị thành niên từng quan hệ t.ình d.ục không áp dụng biện pháp bảo vệ trong lần quan hệ t.ình d.ục gần nhất trước khi tham gia khảo sát. Tỷ lệ này đối với lần quan hệ t.ình d.ục đầu tiên là gần 50%.
Họ thiếu kiến thức thực tiễn quan trọng để có thể giúp họ hành động, bao gồm kiến thức và hiểu biết chính xác về phòng tránh thai, cách lựa chọn các sản phẩm bảo vệ có chất lượng và cách sử dụng đúng cách và hiệu quả. Cảm giác tội lỗi hạn chế khả năng tự tin trong việc mua và mang theo bao cao su cũng như các biện pháp phòng tránh khác để sử dụng mỗi khi cần. Do sự gắn kết giữa t.ình d.ục tiền hôn nhân và phát xét đạo đức dưới những cái tên như “ngoan hiền” hay “hư đốn”, nên vị thành niên có xu hướng coi việc quan hệ t.ình d.ục là các biến cố bất chợt, ngẫu nhiên và ngoài tầm kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu của CCIHP cũng chỉ ra rằng, vị thành niên có ít sự lựa chọn về nguồn thông tin. Lo sợ bị phán xét, vị thành niên, đặc biệt là các em gái hầu như không thể tìm thấy các nguồn thông tin có chất lượng mà các em có thể hoàn toàn tin tưởng. Phụ huynh, giáo viên và bạn bè không được học sinh xem là các nguồn hỗ trợ.
“Điều này là vì họ không đối xử công bằng với vị thành niên và không xem xét vấn đề tình yêu và t.ình d.ục của vị thành niên một cách nghiêm túc. Chính sách nói “không” với t.ình d.ục tiền hôn nhân và sự soi xét các mối quan hệ tình cảm của con em họ ở trường là những rào cản chính ngăn không cho vị thành niên tâm sự với họ về những chủ đề này", ông Thiên nói.
Cần đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng giáo dục giới tính phải được đưa thành một nội dung bắt buộc của chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, việc giảng dạy nội dung này cần được bắt đầu trước khi học sinh nữ và học sinh nam bước vào giai đoạn dậy th.ì. Quan trọng hơn, giáo dục giới tính không được mang tính cảnh báo hay đe dọa nhằm mục đích chấm dứt mối quan hệ tình cảm.
Ngược lại, nội dung giáo dục giới tính cần phải phù hợp với mục tiêu chung của vị thành niên trong việc tìm hiểu sức khỏe giới tính, đó là sự an toàn, cách thức đưa ra các quyết định tốt hơn, đồng thời nâng cao chất lượng mối quan hệ bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục. Nội dung giáo dục giới tính không nên bắt đầu bằng hậu quả của tình yêu và t.ình d.ục mà thay vào đó là chú trọng đến sức khỏe giới tính lành mạnh.
Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận: Hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên trong giáo dục, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn rất thiếu. Các dịch vụ y tế thân thiện và an toàn cho học sinh, sinh viên còn thiếu; chưa có chế độ kinh phí hoặc kinh phí đầu tư cho các công tác này chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong trường học; việc lồng ghép giới trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình và dự án giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thể chế hóa.
Ông Phạm Vũ Thiên đề nghị, một mặt cần phải có các tiết học giáo dục giới tính trong nhà trường, song mặt khác cần phải cho học sinh biết rằng các em có thể chia sẻ những lo lắng liên quan của mình với giáo viên bất kỳ thời điểm nào phù hợp cho cả giáo viên và bản thân học sinh, đồng thời giáo viên sẵn sàng lắng nghe. Chính sách bảo mật thông tin cũng cần phải được thảo luận và thống nhất trước trong nhà trường và phải được công bố minh bạch tới học sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành niềm tin giữa học sinh và giáo viên trong chương trình.
Do… cảm giác tội lỗi
Ông Phạm Vũ Thiên, Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình, vị thành niên bắt đầu mối quan hệ tình cảm khoảng 18 tuổi. Tuy nhiên, các em có thể bắt đầu từ lúc 10 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn.
Thế nhưng, sự tự chủ của vị thành niên ở Việt Nam trong việc lựa chọn hành vi t.ình d.ục đạt mức trung bình, 40% vị thành niên từng quan hệ t.ình d.ục không áp dụng biện pháp bảo vệ trong lần quan hệ t.ình d.ục gần nhất trước khi tham gia khảo sát. Tỷ lệ này đối với lần quan hệ t.ình d.ục đầu tiên là gần 50%.
Họ thiếu kiến thức thực tiễn quan trọng để có thể giúp họ hành động, bao gồm kiến thức và hiểu biết chính xác về phòng tránh thai, cách lựa chọn các sản phẩm bảo vệ có chất lượng và cách sử dụng đúng cách và hiệu quả. Cảm giác tội lỗi hạn chế khả năng tự tin trong việc mua và mang theo bao cao su cũng như các biện pháp phòng tránh khác để sử dụng mỗi khi cần. Do sự gắn kết giữa t.ình d.ục tiền hôn nhân và phát xét đạo đức dưới những cái tên như “ngoan hiền” hay “hư đốn”, nên vị thành niên có xu hướng coi việc quan hệ t.ình d.ục là các biến cố bất chợt, ngẫu nhiên và ngoài tầm kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu của CCIHP cũng chỉ ra rằng, vị thành niên có ít sự lựa chọn về nguồn thông tin. Lo sợ bị phán xét, vị thành niên, đặc biệt là các em gái hầu như không thể tìm thấy các nguồn thông tin có chất lượng mà các em có thể hoàn toàn tin tưởng. Phụ huynh, giáo viên và bạn bè không được học sinh xem là các nguồn hỗ trợ.
“Điều này là vì họ không đối xử công bằng với vị thành niên và không xem xét vấn đề tình yêu và t.ình d.ục của vị thành niên một cách nghiêm túc. Chính sách nói “không” với t.ình d.ục tiền hôn nhân và sự soi xét các mối quan hệ tình cảm của con em họ ở trường là những rào cản chính ngăn không cho vị thành niên tâm sự với họ về những chủ đề này", ông Thiên nói.
Cần đưa vào chương trình giáo dục bắt buộc
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng giáo dục giới tính phải được đưa thành một nội dung bắt buộc của chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, việc giảng dạy nội dung này cần được bắt đầu trước khi học sinh nữ và học sinh nam bước vào giai đoạn dậy th.ì. Quan trọng hơn, giáo dục giới tính không được mang tính cảnh báo hay đe dọa nhằm mục đích chấm dứt mối quan hệ tình cảm.
Ngược lại, nội dung giáo dục giới tính cần phải phù hợp với mục tiêu chung của vị thành niên trong việc tìm hiểu sức khỏe giới tính, đó là sự an toàn, cách thức đưa ra các quyết định tốt hơn, đồng thời nâng cao chất lượng mối quan hệ bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục. Nội dung giáo dục giới tính không nên bắt đầu bằng hậu quả của tình yêu và t.ình d.ục mà thay vào đó là chú trọng đến sức khỏe giới tính lành mạnh.
Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận: Hiện công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên trong giáo dục, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn rất thiếu. Các dịch vụ y tế thân thiện và an toàn cho học sinh, sinh viên còn thiếu; chưa có chế độ kinh phí hoặc kinh phí đầu tư cho các công tác này chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong trường học; việc lồng ghép giới trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình và dự án giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thể chế hóa.
Ông Phạm Vũ Thiên đề nghị, một mặt cần phải có các tiết học giáo dục giới tính trong nhà trường, song mặt khác cần phải cho học sinh biết rằng các em có thể chia sẻ những lo lắng liên quan của mình với giáo viên bất kỳ thời điểm nào phù hợp cho cả giáo viên và bản thân học sinh, đồng thời giáo viên sẵn sàng lắng nghe. Chính sách bảo mật thông tin cũng cần phải được thảo luận và thống nhất trước trong nhà trường và phải được công bố minh bạch tới học sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành niềm tin giữa học sinh và giáo viên trong chương trình.
Theo Thanhnien