Học sinh cuối cấp 3 gửi tâm thư lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

chuyentinhmuathu1807

Love Rain
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/1/2014
Bài viết
176
Hoang mang và bức xúc, một học sinh sinh năm 1997 gửi bức tâm thư với hi vọng Bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đọc được sẽ hiểu được nổi lòng các học sinh cuối cấp…

20140814-0125-thu-3.jpg

Hoang mang…

Em là 1 học sinh sinh năm 1997 và sẽ bước vào kì thi Đại Học năm 2015 tới, nhưng trong thời gian gần đây, nghe Bộ Giáo Dục đề ra phương án thi mới, sẽ gộp tốt nghiệp và đại học lại làm em và các bạn bè của em hết sức hoang mang và vô cùng bức xúc.

Trước giờ lứa 97 tụi em cứ ngỡ là năm chúng em sẽ là năm thi Đại Học cuối cùng và chúng em đang dồn hết tâm huyết vào kì thi Đại Học này, nhưng sự thật có ai nào ngờ tới, sự thật quả thật là trớ trêu.

Đất nước ta từ trước tới giờ vẫn theo lối dạy: “lối theo lối gió, mây đường mây”, giáo viên dạy một lẽ và học trò học theo một lẽ khác.

Thử hỏi, nền giáo dục nước nhà quá chú trọng vào lý thuyết, không chú trọng vào thực hành, thì làm sao học sinh có thể phát triển được một cách toàn diện được? Đấy chỉ bây nhiêu đó thôi, đó chính là cái cách dạy của đa số các giáo viên hiện nay đã biến những CON NGƯỜI như chúng em trở thành những CHÚ VẸT đủ màu sắc.

Vì vậy tại sao Bộ lại yêu cầu chúng em phát triển toàn diện chứ !! Thật sự là trong cái cách dạy của giáo viên nươc ta ngày nay, hoàn toàn không thể giúp cho học sinh chúng em hiểu được hai từ :”Toàn diện” là gì cả?

Giáo viên dạy chỉ biết chú trọng thật sự thì quá phụ thuộc vào lý thuyết. Giáo viên dạy chúng em bằng cách đọc và chép, kiểm tra mức độ hiểu bài của chúng em bằng cách đưa cho chúng em một xấp đề cương, kêu về nhà học thuộc, sáng hôm sau, lên trả bài, chỉ cần đọc đúng hết thì chắc chắn điểm sẽ cao. Nói thật thì, học thuộc thì là một chuyện quá dễ dàng rồi, nhưng thật sự ở đây là học sinh có hiểu bài hay không thôi !!

Ví dụ, khi lên trả bài môn văn, giáo viên sẽ kêu học sinh phân tích một khổ thơ nào đó, thì học sinh nó chỉ có nhiệm vụ là đọc hết tất cả những gì trong tập của mình ra là coi như nó hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thật sự ra mà nói thì nó hoàn toàn không hiểu được gì từ những tác phẩm đó, bởi vì sao?

Bởi vì những suy nghĩ của nó sẽ không được giáo viên chấp nhận, lời văn của nó sẽ được giáo viên cho là quá trẻ con và giáo viên bắt chúng phải học theo những gì mình dạy !

Ví dụ 2, bạn hãy phát biểu suy nghĩ của bạn về cái đẹp, thì bạn An sẽ suy nghĩ về cái đẹp theo hướng này, còn bạn Bình thì sẽ suy nghĩ cái đẹp như hướng khác.

Mỗi người một suy nghĩ, nhưng mà Giáo Viên sẽ chốt lại bằng cách dạy chúng em viết về cái đẹp bằng Mở Bài: giới thiệu về cái đẹp,. Thân Bài: định nghĩa cái đẹp,…rồi Kết Bài, thử hỏi dạy học sinh bằng cái cách không cho tụi nó nói lên cách diễn đạt của mình, mà gán ép chúng nó vào những khuôn phép, luật lệ không cần thiết.

Không chỉ vậy, giáo dục nước nhà đặt ra quá nhiều môn học cho học sinh mà sau này khi vào Đại Học, khi vào đời thì nhưng môn học đó dường như là hoàn toàn vô nghĩa, nó không đáp ứng được gì cho nhu cầu cuộc sống của chúng em trong tương lai.

Môn học thì quá nhiều, thời gian thì một ngày chỉ có 24 tiếng, thử hỏi làm sao mà học sinh có thể sống nổi trong không khí ngột ngạt như vậy được, thời gian đâu mà giải trí, thời gian đâu mà phụ giúp gia đình, đâu phải học nhiều là giỏi, cái điều quan trọng là học ít hiểu nhiều, học tới đâu hiểu tới đó, và biết áp dụng vào cuộc sống thì mới hay chứ!!

20140814-0125-thu-2.jpg

Các bác ơi hãy nghe chúng cháu nói!

Em đồng ý là môn Văn-Tiếng Việt là môn của người Việt, bất cứ người Việt nào cũng phải học nó, nhưng nếu không phải học sinh chuyên văn thì cũng nên chỉ dừng lại ở cấp độ trung bình, chứ đâu cần phải hiểu một cách thâm thúy đâu ạ !!? Em có mơ ước sau này thi Y Khoa, không lẽ sau này, khi em trở thành Bác Sĩ, ra toa thuốc cho bệnh nhân thì làm thơ trong toa thuốc đó phải không ạ ?

Còn nữa, em thấy cái môn học nghe ra rất là vĩ đại nhưng thật sự nó hoàn toàn vô nghĩa đó là môn Giáo Dục Công Dân, Giáo Dục Công Dân là giúp cho con người trở nên hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước, nhưng mà nói là nói vậy thôi chứ cơ bản đó chỉ là nhưng dòng lý thuyết rườm gà và không hề ăn sâu vào tâm trí học sinh

GDCD ra sao mà học sinh đứa nào đứa nấy mở miệng ra toàn là nói tục chửi thề, vậy có môn học này để làm cái gì. Trong GDCD có dạy chúng em về tình yêu thương giữa con người với con người, vậy tình yêu thương đó là gì? Tình yêu thương đó được định nghĩa bằng những dòng lý thuyệt là xong thôi sao?

Giáo Dục Công Dân là giúp cho con người chúng ta hiểu biết thêm về thế giới, về con người, lẽ ra môn GDCD phải tạo điều kiện cho chúng em tiếp xúc, nói chuyện, chia sẻ vơi những con người bất hạnh,….có như vậy chúng em mới hiểu được và thấm sâu và trong suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương giữa người và người là như thế nào, Học thì phải đi đôi với Hành, Học Không Hành làm gì cũng không tới đâu ra đâu !

Giáo viên nước ta dạy mà hình như là ru ngủ tâm hồn học sinh, dạy mà không có một nét gì riêng cho bản thân mình, ai cũng như ai, làm cho không khí học trờ nên nhàm chán, không một tiếng cười, thì làm sao mà nó tiếp thu tốt được, nhất là giờ văn, sự địa, ôi thôi, đứa nào cũng ngủ gà ngủ gật,… thật là đau lòng.

Không chỉ có vậy, môn Toán, tại sao chúng em phải học quá nhiều về lượng giác, tích phân, vi phân, đạo hàm, đường cao, các định lý Pitago,… làm chúng em nhức điên cả đầu mà thử hỏi, sau này ra đời chúng nó sẽ giúp gì được cho tụi em?

Môn Hóa dạy cho chúng em một đống chất, đủ dạng phương trình, đủ cách nhận biết chất, nhưng mà khi chỉ vào chất đó và hỏi đó là chất gì thì em dám khẳng định rằng sẽ có tới hơn 90% học sinh hoàn toàn khong biết, nhưng mà khi học thì hay lắm, nhận biết đồ gì dữ lắm, nhưng thật ra chỉ là lý thuyết và lý thuyết thôi.

Tiếng Anh đáng lí ra là phải chú trọng nhiều vào viêc nghe và nói còn Giáo Dục tiếng Anh nước mình thì chú trọng vào ngữ pháp. Thử hỏi, một thằng giỏi ngữ pháp chắc gì nó đã giỏi tiếng Anh, nó có thể nói chuyện solo với người Mỹ, hay hiểu được tất cả những gì họ nói không ?

Các bác Bộ Giáo Dục ơi, các bác có thể lắng nghe ý kiến của học sinh các cháu được không ạ?? Trình độ dạy học của nước nhà thật sự là quá kém, quá kém, thua rất xa với những nước tiến bộ như Hoa Kỳ, Singapo, vì vậy cháu xin mấy bác đừng có bắt học sinh tụi cháu học theo kiểu Việt Nam mà thi theo kiểu Mỹ, kiểu Úc nữa !

Cái gì cũng vậy, nếu muốn học sinh tụi cháu phát triền toàn diện thì trước hết giáo viên phải toàn diện trước cái đã, có vậy thì mới làm gương cho chúng cháu được, và xin đừng dạy học theo kiểu chỉ noi mà không làm nữa, có vậy thì học sinh tụi cháu mới phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của chính mình.

Cái gì cũng vậy, nêu mấy bác muốn đổi, muốn ra một đề án nào đó thì trước hết các bác cần phải thông báo sớm cho học sinh chúng cháu biết, chứ đừng có mà năm nay các cháu thì rồi gần thi các bác thông báo.

Người ta tổ chức World Cup cũng phải mất hết 4 năm, chúng cháu đã được cha mẹ đầu tư cho Đại Học cũng mất hết gần cả 12 năm, dồn biết bao nhiêu là tâm huyết, nỗ lực để được bước vào ngưỡng cửa Đại Học, và Các Cháu là Những CON NGƯỜI, NHỮNG HỌC SINH, chứ không phải là CHUỘT BẠCH, LÀ VẬT THÍ NGHIỆM để các bác đưa lên bàn mổ và làm thí nghiệm đâu…

Đi khắp thế gian, không có một đất nước nào mà dám lấy công dân, dám lấy học sinh nước họ ra làm thí nghiệm cả, vì vậy cháu xin các bác đừng, và đừng làm trái lại với quy luật bình thường đó.

Hy vọng bài viết này sẽ được báo đăng và sẽ được BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM đọc được những dòng tâm sự này của cháu và cháu vẫn hy vọng năm nay sẽ thi Đại Học bình thường như mọi năm.

Cháu cám ơn nhiều ạ…
 
Bạn nào có ý kiến gì cứ viết tâm thư gửi cho Bộ GD&DT đê.
Năm sau tốt nghiệp với thi đại học là một à? Cũng may là mình đã qua tốt nghiệp rồi :D
 
Vốn dĩ một điều, cách dạy và học của học sinh VN ngay từ đầu đã có vấn đề. Ở các nước phát triển, người ta sẽ chú trọng vào thực hành, dạy học sinh cách làm việc nhóm-tập thể. Còn VN không những chỉ toàn lý thuyết mà khả năng làm việc cùng nhau cũng tệ, tinh thần trách nhiệm hầu như không có.

Muốn cải tổ bộ máy GD thì hiện tại nên xem lại những người có chức có quyền. Nạn tham nhũng, và bệnh thành tích trong thi cử đầy rẫy ra đấy. Giáo viên trên lớp dạy cho xong bài rồi đi. Hiếm lắm mới có một người nhà giáo thật sự.

Thầy dạy thêm toán của tui, tuy không phải giáo viên nhưng đã dạy học ở nhà mấy chục năm nay, gần xa ai cũng biết tiếng. Thầy áp dụng vừa làm bài tập vừa giảng lý thuyết để cho mấy đứa như tui dễ nhớ công thức hơn. Và điều tui tôn trọng thầy nhất là cần tụi tui có kết quả tốt chứ thầy còn chẳng quan tâm ai đóng tiền học hay không.

Đấy, tui chỉ hi vọng giáo viên được như thế. Mà một bộ phận nào đó trong mấy bác chức lớn của nhà nước thì sao. Con cái họ đi thi thì đút lót, làm đủ mọi cách để qua. Còn người coi thi thì sợ chức quyền nên thấy điều sai không dám lên tiếng. Chỉ những việc thế thôi cũng đủ thấy thực trạng GD VN hiện nay. Vậy nên thay vì mấy bác Bộ Trưởng ngồi uống nước rồi đưa ra những phương án trên trời đó thì tốt nhất nên xem lại bộ máy GD trước đi -_-
 
Giáo dục Việt Nam ko thay đổi là ko ổn tí nào -_- Trong trường lớp dạy chỉ toàn lý thuyết. Toán thì nâng cao cực kì nhưng thử áp dụng xem có được ko, Văn thì cứ theo một cái khuôn định sẳn, .... Ko có sự sáng tạo cũng, các bạn theo nghệ thuật (vẽ chẳng hạn) thì ko đc đồng tình, thậm chí còn bị phản đối quyết liệt... Mong rằng bộ giáo dục nên xem xét và tạo thêm điều kiện cho chúng em nhé :)
 
edogawa_ran qua báo chí :)) dân Việt Nam rất tin báo vs tv, bởi zậy 2 thứ đó cũng là công cụ để nhà nước liên lạc và thu hồi ý kiến dân :3 nếu cái gì hot vs mang tính xã hội, trọng đại *như vụ tung tin dịch bệnh Ebola chẳng hạn* thì nhà nước sẽ để ý tới và giải quyết. bởi nếu ko dư luận sẽ dậy sóng => lùm xùm => ko ổn định :v
 
Bạn này nói chuẩn quá =))
Mình nghe xong cái phương án của bộ GDĐT thì ghệt mặt ra :
- Người ta muốn học CNTT , Y học, Xây dựng thì cần gì văn vẻ tốt nhỉ? Chẳng nhẽ có chương trình nào lập trình bằng cách viết bài thơ hay cảm thụ văn à ? =)) Buồn cười nhất cái bạn viết tâm thư ở trên : Em có mơ ước sau này thi Y Khoa, không lẽ sau này, khi em trở thành Bác Sĩ, ra toa thuốc cho bệnh nhân thì làm thơ trong toa thuốc đó phải không ạ ? =))
- Sao cứ ngồi trên cao rồi phán cái đụp một phát như vậy??? Đùng một cái thay đổi, đùng một cái thay đổi, lại còn bỏ thi đại học nữa. -_- Cái cần bỏ là thi tốt nghiệp chứ không phải thi Đại học. Xong năm nay không được thì lại đổi, rồi lại ra phương án khác, không được thì lại đổi. Lần mò thế nào đây??? Còn không có thời cơ mà ứng biến nữa chứ =)) Theo mình thì thay đổi chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy và học đi đã xong hãy đổi. =)) Chứ cứ học chập chờn như đèn hết dầu thế này có mà chết hết =))
- Còn về cái vấn đề Tiếng Anh nữa ngữ pháp thì cao siêu lắm ý :)) mà lúc đọc ra thì sai hết _ _!. Hoặc nếu có phát âm chuẩn thì cũng chẳng tự tin khi giao tiếp được vì nói là cứ sợ mình sẽ nói sai. Mà còn buồn cười hơn nữa là nếu mà phát âm chuẩn và theo ngữ điệu thì một số đứa lại nói =>> "Nó ra vẻ ! Điệu v~...". Nói thật giờ mà cho mình giao tiếp với người nước ngoài chắc không nói nổi 3 phút =))
 
dragon_princess - Còn về cái vấn đề Tiếng Anh nữa ngữ pháp thì cao siêu lắm ý :)) mà lúc đọc ra thì sai hết _ _!. Hoặc nếu có phát âm chuẩn thì cũng chẳng tự tin khi giao tiếp được vì nói là cứ sợ mình sẽ nói sai. Mà còn buồn cười hơn nữa là nếu mà phát âm chuẩn và theo ngữ điệu thì một số đứa lại nói =>> "Nó ra vẻ ! Điệu v~..."



Chuẩn đấy bạn.
Ở chỗ mình phát âm bị ngọng e với ê hay nói là "bà mệ", "êm thưa cô". Hồi bé đi học đứa nào mà nói đúng từ mẹ, em là bị nói điệu chảy nước ngay. Đúng là nghĩ mà buồn cười. :KSV@05:
Mình mà khác biệt so với mọi người, cho dù điều đó là đúng đi chăng nữa thì vẫn bị lên án.
 
chuyentinhmuathu1807 =)) càng thấy càng ngấm câu "Cái giá của sự khác biệt là sự cô độc " =)) nhưng kệ :).
Ví dụ : Câu: I don't understand
Bình thường: Ai đôn ăn đờ sờ ten
Đọc chuẩn: Ài đông Ăn đơ s tén
( v~ cả dịch âm =)) )
=>> hậu quả : Rất rất nhiều cái lườm ngút và chề môi =>> ngủm củ tỏi =))
 
chuyentinhmuathu1807 =)) càng thấy càng ngấm câu "Cái giá của sự khác biệt là sự cô độc " =)) nhưng kệ :).
Ví dụ : Câu: I don't understand
Bình thường: Ai đôn ăn đờ sờ ten
Đọc chuẩn: Ài đông Ăn đơ s tén
( v~ cả dịch âm =)) )
=>> hậu quả : Rất rất nhiều cái lườm ngút và chề môi =>> ngủm củ tỏi =))
Tưởng phải là : Ai đon ăn đờ s tén chứ =))
 
Dù thế nào thì không thể phiên âm ra Việt được. Mình đọc mà không thấy từ ăn và từ đôn đâu =))
 
×
Quay lại
Top Bottom