- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Quy định khiến không ít học sinh băn khoăn....
Theo quy định tại Thông tư liên tịch, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung.
Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Những công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là người đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
Điểm mới khác là thí sinh phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú cấp khi đến trường làm thủ tục nhập học.
Công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Thông tư 13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/3/2013.
Ban khoăn
Trên mạng xã hội Facebook, bạn Hoàng Giang cho rằng: Hằng năm, có 2 đợt tuyển quân, đợt một vào đầu năm, còn đợt 2 thì gần trùng với khoảng thời gian nhận giấy báo và nhập học của tân sinh viên.
Như vậy, việc thông tư quy định “công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ” thì thực sự chưa phù hợp.
Không phủ nhận sứ mệnh thênh liêng của mỗi người dân Việt Nam là được cống hiến sức trẻ, sức khỏe của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Nhưng nếu như 12 năm ăn học, cần cù chăm chỉ, nỗ lực hết mình để thi vào một trường ĐH với mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn khi tinh thần học tập đang lên cao, khi kiến thức vẫn còn đang nóng hổi mà phải tạm hoãn lại thì quy định này thực sự đã phù hợp?
Bạn có nick Sudube chia sẻ: Nếu như vậy, mình cũng thuộc diện có thể nhập ngũ trong năm nay. Nhưng mình muốn thi và học ĐH, bởi sau hai năm nhập ngũ, mình không còn tự tin vào lực học của mình nữa. Thực sự đang rất hoang mang.
Trên một trang mạng khác, có ý kiến viết: Phải phân biệt giữa những người giúp nước bằng trí hay bằng sức trước tiên, thông qua việc thi đậu vào các trường đại học chính quy. Không nên áp dụng luật mới này cho sinh viên các trường đại học chính quy?
"Năm nay mình thi ĐH và nói thật ra Tết mình đã quên một ít kiến thức rồi nói gì sau hai năm? Mình mong muốn sẽ có sự điều chỉnh" - Một bạn thẳng thắn.
Bạn Nguyễn Toàn Thắng, học sinh ở Quận Cầu Giấy lo lắng "khi chúng em thi đỗ ĐH hoặc CĐ, có thể ngành chúng em thi là phù hợp. Nhưng liệu 2 năm sau có còn phù hợp để chúng em tiếp tục theo học hay không? Chưa kể những học sinh có mong muốn thi lại mà có giấy gọi nhập ngũ. Sợ rằng thêm một năm trượt và hai năm trong quân ngũ, đến khi xuất quân, đã nhiều tuổi rồi, nói gì đến việc còn nhớ kiến thức để thi tiếp, học tiếp?"
Cần những chính sách hợp lý...
"Thực tế, có khá nhiều trường hợp nằm trong diện gọi nhập ngũ, sức khỏe hoàn toàn đáp ứng, nhưng tìm mọi cách trốn tránh nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng này. Trường hợp này không hiếm. Nên xây dựng những quy định nghiêm ngặt, ví dụ như không bị gọi đi vì lí do sức khỏe thì học sinh đó cũng sẽ không thể nhập học một trường học nào đó.
Sức khỏe có đủ để học tập không? Thiết nghĩ những học sinh như vậy và những học sinh mà học hành không đến nơi đến chốn rất cần đến kỷ luật thép trong môi trường quân đội. Thay vào đó là để cho những học sinh đỗ ĐH mà không may rơi vào trường hợp này có thể tiếp tục học tập để ngày mai cống hiến cho đất nước" - bác Nguyễn Thị Bình, (Đống Đa) góp kiến.
Một bạn trẻ thẳng thắng nhìn nhận và đóng góp ý kiến trên một trang mạng: "Mình đang ở Singapore và mình cũng sốc khi biết được con trai bên Singapore ai cũng phải đi quân sự trong khi đất nước của họ yên bình. Tuy nhiên mình cũng nghĩ Thông tư này nên bổ sung các quy định khác tạo điều kiện cho các bạn đã đi quân sự được ưu tiên tìm công ăn việc làm sau khi xuất ngũ, như vậy có lẽ ổn hơn. Mình mong các bạn suy nghĩ theo hướng tích cực với điều luật này vì đúng là đất nước đang khát tài năng...."
Theo quy định tại Thông tư liên tịch, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung.
Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Những công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là người đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
|
Ảnh minh họa: Thanh niên lên đường nhập ngủ ( Nguồn Dangcongsan.vn). |
Công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Thông tư 13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/3/2013.
Ban khoăn
Trên mạng xã hội Facebook, bạn Hoàng Giang cho rằng: Hằng năm, có 2 đợt tuyển quân, đợt một vào đầu năm, còn đợt 2 thì gần trùng với khoảng thời gian nhận giấy báo và nhập học của tân sinh viên.
Như vậy, việc thông tư quy định “công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ” thì thực sự chưa phù hợp.
Không phủ nhận sứ mệnh thênh liêng của mỗi người dân Việt Nam là được cống hiến sức trẻ, sức khỏe của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Nhưng nếu như 12 năm ăn học, cần cù chăm chỉ, nỗ lực hết mình để thi vào một trường ĐH với mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn khi tinh thần học tập đang lên cao, khi kiến thức vẫn còn đang nóng hổi mà phải tạm hoãn lại thì quy định này thực sự đã phù hợp?
Bạn có nick Sudube chia sẻ: Nếu như vậy, mình cũng thuộc diện có thể nhập ngũ trong năm nay. Nhưng mình muốn thi và học ĐH, bởi sau hai năm nhập ngũ, mình không còn tự tin vào lực học của mình nữa. Thực sự đang rất hoang mang.
Trên một trang mạng khác, có ý kiến viết: Phải phân biệt giữa những người giúp nước bằng trí hay bằng sức trước tiên, thông qua việc thi đậu vào các trường đại học chính quy. Không nên áp dụng luật mới này cho sinh viên các trường đại học chính quy?
"Năm nay mình thi ĐH và nói thật ra Tết mình đã quên một ít kiến thức rồi nói gì sau hai năm? Mình mong muốn sẽ có sự điều chỉnh" - Một bạn thẳng thắn.
Bạn Nguyễn Toàn Thắng, học sinh ở Quận Cầu Giấy lo lắng "khi chúng em thi đỗ ĐH hoặc CĐ, có thể ngành chúng em thi là phù hợp. Nhưng liệu 2 năm sau có còn phù hợp để chúng em tiếp tục theo học hay không? Chưa kể những học sinh có mong muốn thi lại mà có giấy gọi nhập ngũ. Sợ rằng thêm một năm trượt và hai năm trong quân ngũ, đến khi xuất quân, đã nhiều tuổi rồi, nói gì đến việc còn nhớ kiến thức để thi tiếp, học tiếp?"
Cần những chính sách hợp lý...
"Thực tế, có khá nhiều trường hợp nằm trong diện gọi nhập ngũ, sức khỏe hoàn toàn đáp ứng, nhưng tìm mọi cách trốn tránh nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng này. Trường hợp này không hiếm. Nên xây dựng những quy định nghiêm ngặt, ví dụ như không bị gọi đi vì lí do sức khỏe thì học sinh đó cũng sẽ không thể nhập học một trường học nào đó.
Sức khỏe có đủ để học tập không? Thiết nghĩ những học sinh như vậy và những học sinh mà học hành không đến nơi đến chốn rất cần đến kỷ luật thép trong môi trường quân đội. Thay vào đó là để cho những học sinh đỗ ĐH mà không may rơi vào trường hợp này có thể tiếp tục học tập để ngày mai cống hiến cho đất nước" - bác Nguyễn Thị Bình, (Đống Đa) góp kiến.
Một bạn trẻ thẳng thắng nhìn nhận và đóng góp ý kiến trên một trang mạng: "Mình đang ở Singapore và mình cũng sốc khi biết được con trai bên Singapore ai cũng phải đi quân sự trong khi đất nước của họ yên bình. Tuy nhiên mình cũng nghĩ Thông tư này nên bổ sung các quy định khác tạo điều kiện cho các bạn đã đi quân sự được ưu tiên tìm công ăn việc làm sau khi xuất ngũ, như vậy có lẽ ổn hơn. Mình mong các bạn suy nghĩ theo hướng tích cực với điều luật này vì đúng là đất nước đang khát tài năng...."
Theo Tienphong