- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Học Phổ Thông Để Làm Gì Và Những Vấn Đề Liên Quan
Tác giả: Mộc Xuyển
Biên soạn: Ku Búa @ cafekubua.com
Một câu hỏi không có câu trả lời
Đã rất lâu rồi tôi tự đặt cho bản thân một câu hỏi, tôi nghĩ đó không chỉ là trăn trở của riêng tôi, mà còn là dấu hỏi lớn của một bộ phận học sinh: “học phổ thông để làm gì”.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời nào thỏa đáng. Tôi có đi hỏi một vài người, ban đầu họ nhìn tôi với một ánh mắt kiểu như:
“Con này nó có bị thần kinh không nhỉ? Tự nhiên đi hỏi cái quái đó để làm gì!?”
Sau đó họ lúng túng, và cuối cùng, câu trả lời hầu hết đều đại loại là:
“Để ra trường có một công việc ổn định.”
Để đi sâu vào vấn đề, trước hết, ta cần hiểu cụm từ “học phổ thông” là như thế nào. “Học”, chính là hoạt động tiếp thu kiến thức. ”Phổ”, có nghĩa là phổ quát, cơ bản. Còn “thông” có nghĩa là thông dụng. Chung quy “học phổ thông” có nghĩa là tiếp thu những kiến thức cơ bản, nhưng thông dụng và có thế sử dụng ngoài thực tế.
Hay dễ hiểu hơn, nó như thế này.Bạn ra ngoài chợ mua rau, 1 bó là 5 nghìn, bạn mua 3 bó, vậy tiền bạn cần trả là 3 x 5 = 15 nghìn. Chẳng đứa nào dại, đi ra ngoài chợ mà nói “bán cho con anken của bình phương x đến dương vô cùng của 5k rau” đâu bạn ạ. Bà bán rau, bả cho ăn chổi chà. Vậy với tôi, phổ thông chỉ cần cộng trừ nhân chia là đủ!
Cá nhân và tập thể
Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác nhau. Vậy tại sao cứ gượng ép họ phải vào chung một khuôn khổ. Điều đó khác gì bắt các con vật: chim, cá, hổ, phải leo lên một cái cây. Tất nhiên là không nói ai cũng biết, con chim sẽ đạt được yêu cầu, chim là giỏi nhất, đáng được tôn vinh. Còn hổ và chim là những kẻ tệ mạc, ngu suẩn, ăn hại, chẳng làm được gì! Từ đó cũng không còn ai để ý đến việc hổ bảo vệ sự bình yên cho lãnh thổ, cá có thể bơi được, làm đẹp cho đời. Điều đó buộc chúng tìm đến một vùng đất khác, nơi nhận ra và phát huy được giá trị đích thực của chúng!
Tôi đã từng nghe ở đâu đó rằng: “quan trọng không phải bạn biết được bao nhiêu, mà là bạn làm được bao nhiêu từ những điều bạn biết”. Bạn học sinh học, mà trồng cái cây còn chết, bạn học vật lý mà sửa điện trong nhà cũng k làm được. Vậy thì bạn học để làm gì? Hay chỉ đơn giản là để nở mặt nở mày với thiên hạ rằng “ta đây có học.”
Đến đây, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh những bậc phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào lớp một. Và từ đó cũng bắt đầu cho 12 năm vất vả với cuộc chạy đua về điểm số, thành tích. Cơm ăn chẳng kịp, ngủ chẳng đủ giấc vì lịch học sát sao: học chính, học phụ, học thêm, học bớt, học bồi dưỡng, học nâng cao,….tùm lum cái học, mà chẳng có cái nào ra cái nào. Tốt nghiệp phổ thông, trầy trật thêm bốn năm đại học nữa, ra trường, việc cơ bản nhất là chăm sóc bản thân có một số người còn không làm được. Tôi tự hỏi vậy thì các bạn học để làm gì chứ?
Thầy cô luôn đúng?
Người Việt Nam mình có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” kèm theo đó là truyền thống từ xưa đến nay: tôn sư trọng đạo. Đó là một nét văn hóa tốt đẹp và rất đáng tự hào. Tôi không nói gì cả! Tuy nhiên bây giờ có những giáo viên không có đủ đạo đức, lẫn khả năng để làm thầy cô. Nhiều người hiện nay đứng được trên bục giảng chỉ vì đơn giản là họ học trường sư phạm ra, hoặc là họ có ông chú làm hiệu trưởng, hoặc quen biết, xin xỏ. Tôi nghĩ, thầy cô bây giờ nên thay đổi, và những ai sắp trở thành giáo viên, cần phải tạo cho mình một lòng đam mê nhiệt huyết với nghề. Đã vào sư phạm, đừng làm việc theo kiểu tạm bợ chỉ để kím cái cần câu cơm!
Vừa thừa, vừa thiếu
Về sách giáo khoa. Học sinh đi học thì mang cặp tới gãy cả vai, chỉ vì sach vở nặng quá. Lâu lâu trong bài học có một số chỗ kiến thức viết bị sai. Chương trình vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu là chẳng có môn nào dạy kỹ năng sống, dạy nhận thức cho học sinh. Đơn cử, tôi lấy môn giáo dục công dân làm ví dụ. Tại sao không dạy cho học sinh những cái cơ bản như biết rèn luyện sức khỏe bản thân, dành thời gian chăm sóc gia đình, cách đối nhân xử thế, giữ vệ sinh môi trường, yêu thương động vật, mà lại đi dạy mấy cái điều luật trong luật pháp, rồi thuyết duy tâm, duy vật. Cho nên thầy cô cũng đừng có than vãn nếu như gặp học sinh cũ ở ngoài đường mà không được chào.
Thừa thầy thiếu thợ
Lời kết
Nếu như đào xới toàn diện tất cả các mặt bất cập của giáo dục thì chắc tới ngày mai cũng chẳng xong. Tôi mong rằng, trong 1 tương lại không xa, câu tục ngữ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sẽ được xã hội trả về đúng nghĩa của nó!
Nguồn: Học Phổ Thông Để Làm Gì Và Những Vấn Đề Liên Quan
Facebook: Cafe Ku Búa
Tác giả: Mộc Xuyển
Biên soạn: Ku Búa @ cafekubua.com
Một câu hỏi không có câu trả lời
Đã rất lâu rồi tôi tự đặt cho bản thân một câu hỏi, tôi nghĩ đó không chỉ là trăn trở của riêng tôi, mà còn là dấu hỏi lớn của một bộ phận học sinh: “học phổ thông để làm gì”.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời nào thỏa đáng. Tôi có đi hỏi một vài người, ban đầu họ nhìn tôi với một ánh mắt kiểu như:
“Con này nó có bị thần kinh không nhỉ? Tự nhiên đi hỏi cái quái đó để làm gì!?”
Sau đó họ lúng túng, và cuối cùng, câu trả lời hầu hết đều đại loại là:
“Để ra trường có một công việc ổn định.”
Để đi sâu vào vấn đề, trước hết, ta cần hiểu cụm từ “học phổ thông” là như thế nào. “Học”, chính là hoạt động tiếp thu kiến thức. ”Phổ”, có nghĩa là phổ quát, cơ bản. Còn “thông” có nghĩa là thông dụng. Chung quy “học phổ thông” có nghĩa là tiếp thu những kiến thức cơ bản, nhưng thông dụng và có thế sử dụng ngoài thực tế.
Hay dễ hiểu hơn, nó như thế này.Bạn ra ngoài chợ mua rau, 1 bó là 5 nghìn, bạn mua 3 bó, vậy tiền bạn cần trả là 3 x 5 = 15 nghìn. Chẳng đứa nào dại, đi ra ngoài chợ mà nói “bán cho con anken của bình phương x đến dương vô cùng của 5k rau” đâu bạn ạ. Bà bán rau, bả cho ăn chổi chà. Vậy với tôi, phổ thông chỉ cần cộng trừ nhân chia là đủ!
Cá nhân và tập thể
Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác nhau. Vậy tại sao cứ gượng ép họ phải vào chung một khuôn khổ. Điều đó khác gì bắt các con vật: chim, cá, hổ, phải leo lên một cái cây. Tất nhiên là không nói ai cũng biết, con chim sẽ đạt được yêu cầu, chim là giỏi nhất, đáng được tôn vinh. Còn hổ và chim là những kẻ tệ mạc, ngu suẩn, ăn hại, chẳng làm được gì! Từ đó cũng không còn ai để ý đến việc hổ bảo vệ sự bình yên cho lãnh thổ, cá có thể bơi được, làm đẹp cho đời. Điều đó buộc chúng tìm đến một vùng đất khác, nơi nhận ra và phát huy được giá trị đích thực của chúng!
Tôi đã từng nghe ở đâu đó rằng: “quan trọng không phải bạn biết được bao nhiêu, mà là bạn làm được bao nhiêu từ những điều bạn biết”. Bạn học sinh học, mà trồng cái cây còn chết, bạn học vật lý mà sửa điện trong nhà cũng k làm được. Vậy thì bạn học để làm gì? Hay chỉ đơn giản là để nở mặt nở mày với thiên hạ rằng “ta đây có học.”
Đến đây, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh những bậc phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào lớp một. Và từ đó cũng bắt đầu cho 12 năm vất vả với cuộc chạy đua về điểm số, thành tích. Cơm ăn chẳng kịp, ngủ chẳng đủ giấc vì lịch học sát sao: học chính, học phụ, học thêm, học bớt, học bồi dưỡng, học nâng cao,….tùm lum cái học, mà chẳng có cái nào ra cái nào. Tốt nghiệp phổ thông, trầy trật thêm bốn năm đại học nữa, ra trường, việc cơ bản nhất là chăm sóc bản thân có một số người còn không làm được. Tôi tự hỏi vậy thì các bạn học để làm gì chứ?
Thầy cô luôn đúng?
Người Việt Nam mình có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” kèm theo đó là truyền thống từ xưa đến nay: tôn sư trọng đạo. Đó là một nét văn hóa tốt đẹp và rất đáng tự hào. Tôi không nói gì cả! Tuy nhiên bây giờ có những giáo viên không có đủ đạo đức, lẫn khả năng để làm thầy cô. Nhiều người hiện nay đứng được trên bục giảng chỉ vì đơn giản là họ học trường sư phạm ra, hoặc là họ có ông chú làm hiệu trưởng, hoặc quen biết, xin xỏ. Tôi nghĩ, thầy cô bây giờ nên thay đổi, và những ai sắp trở thành giáo viên, cần phải tạo cho mình một lòng đam mê nhiệt huyết với nghề. Đã vào sư phạm, đừng làm việc theo kiểu tạm bợ chỉ để kím cái cần câu cơm!
Vừa thừa, vừa thiếu
Về sách giáo khoa. Học sinh đi học thì mang cặp tới gãy cả vai, chỉ vì sach vở nặng quá. Lâu lâu trong bài học có một số chỗ kiến thức viết bị sai. Chương trình vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu là chẳng có môn nào dạy kỹ năng sống, dạy nhận thức cho học sinh. Đơn cử, tôi lấy môn giáo dục công dân làm ví dụ. Tại sao không dạy cho học sinh những cái cơ bản như biết rèn luyện sức khỏe bản thân, dành thời gian chăm sóc gia đình, cách đối nhân xử thế, giữ vệ sinh môi trường, yêu thương động vật, mà lại đi dạy mấy cái điều luật trong luật pháp, rồi thuyết duy tâm, duy vật. Cho nên thầy cô cũng đừng có than vãn nếu như gặp học sinh cũ ở ngoài đường mà không được chào.
Thừa thầy thiếu thợ
Lời kết
Nếu như đào xới toàn diện tất cả các mặt bất cập của giáo dục thì chắc tới ngày mai cũng chẳng xong. Tôi mong rằng, trong 1 tương lại không xa, câu tục ngữ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sẽ được xã hội trả về đúng nghĩa của nó!
Nguồn: Học Phổ Thông Để Làm Gì Và Những Vấn Đề Liên Quan
Facebook: Cafe Ku Búa