Học nhóm – liệu có hiệu quả với SV Việt?

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Có thể thấy, việc làm việc nhóm hiện nay mang màu sắc chủ yếu là hình thức và đối phó.

Có rất nhiều môn học ở đại học thầy cô phân nhóm làm bài tập, nhóm có thể do thầy cô phân, lớp tự phân hoặc tự bản thân sinh viên ghép nhóm với nhau. Tuy nhiên, cùng một đề tài, tham gia trong một nhóm, thảo luận một chủ đề với một mục đích chung liệu học nhóm thực sự mang lại hiệu quả?!

Thực tế cho thấy, việc học nhóm có những cái lợi nhất định mà người phương Tây vẫn hay trình bày một cách đầy thuyết phục, là rằng: học nhóm giúp tăng năng suất làm việc, tạo sự đoàn kết giữa các thành viên hay giúp kết quả mang lại cao nhất… Tuy nhiên, đó là đối với người phương Tây, còn với chúng ta, những sinh viên Việt Nam “chính thống”, 12 năm đèn sách theo kiểu “cá nhân” lấy đâu ra tiền đề cho học nhóm?


Ảnh minh họa.​

Có thể thấy, việc làm việc nhóm hiện nay mang màu sắc chủ yếu là hình thức và đối phó. Tại vì sao? Sinh viên chúng ta thường hay ì ạch và đùn đẩy nhau, tư tưởng đám đông thể hiện ở chỗ ai cũng nghĩ là “sẽ có người làm” và mình “chẳng cần bận tâm” nữa. Có một sự thật là phần lớn các bài tập nhóm đều được phân công không cân bằng, thậm chí có những nhóm chỉ 1 đến 2 người “ôm” hết và các thành viên còn lại sẽ “vô tư” nhận điểm mặc dù chẳng có tí đóng góp nào. Hoặc là “không mấy quan tâm” như kiểu: “Các bạn cứ chọn đề tài đi rồi bảo mình làm gì thì mình làm” – đấy có phải là học nhóm không?

Trên tivi hoặc các phương tiện truyền thông khác đôi khi hay làm quá so với sự thật, thực tế, ở nhiều cuộc họp nhóm, sự tranh luận gay gắt hoặc là làm việc tích cực dường như chỉ diễn ra như phim ngắn hoặc thậm chí là không có. Việc tranh luận sẽ chỉ mang lại những kết quả như “thôi, tùy các bạn” hoặc “không, thế thì không làm nữa”, ít ai giữ vững lập trường bằng cách tìm những lý lẽ thuyết phục hoặc gạt bỏ lòng “tự ái” để chấp nhận ý kiến người khác.

Vậy, chúng ta phải làm gì để tạo sự thích thú ấy?

Với chương trình học theo tín chỉ như hiện nay việc sinh viên tự học là điều tất nhiên và dễ hiểu, ngoài việc học trên lớp, phần lớn sinh viên sẽ tự nghiên cứu tài liệu và tự học ở nhà, hơn thế, thầy cô sẽ thường xuyên phân công học nhóm cho lớp, như vậy học nhóm chính là cơ hội để các bạn cùng học với nhau mà không có giảng viên. Song, điều ấy trở nên quá khó vì dường như sinh viên chúng ta thường không có nhiều thời gian để suốt ngày chạy đi học nhóm.

Bạn P.U (sinh viên năm 3, khoa Tiểu học – mầm non, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng) chia sẻ: “Kì này mình học 8 môn mà đến 5 môn học nhóm rồi, học nhóm thực sự làm mình rất mệt mỏi, chẳng thấy hiệu quả ở đâu mà chỉ thấy hiện thực “tàn nhẫn” là đi học nhóm để… tám chuyện, vài đứa làm còn mấy đứa khác ừ hử cho qua, mệt lắm luôn ý”… Chuyện học nhóm không chỉ chưa gây được thích thú mà thậm chí còn làm kết quả học tập không như mong muốn. Giả sử, nếu như các thành viên thực sự không tìm được tiếng nói chung mà bị buộc phải hoàn thành bài thì sản phẩm cho ra chỉ là những con chữ “đối phó” chẳng nói lên được điều gì và chẳng mang lại hiệu ứng học tập nào khác.

Việc học nhóm đối với sinh viên chúng ta dường như còn quá “thô sơ” và nằm trong tư thế “khập khiễng”, vậy, lấy đâu ra động lực?

Dẫu biết rằng, với phương pháp học mới, học nhóm ngày càng được “ưa chuộng” và khuyến khích nhưng trong một môi trường học mà học nhóm không được định hướng và “lái” đúng cách thì lấy đâu ra hiệu quả, chúng ta sẽ làm gì khi học nhóm chỉ là cái cớ để sinh viên tìm đến nhau, bỏ ra một khoảng thời gian quý báu chỉ để nói về những chuyện bên lề, những vấn đề lạc trọng tâm? Chúng ta sẽ làm gì để tiếp thu cách học “phương Tây” này một cách thực sự đúng nghĩa? Học nhóm có rất nhiều cái lợi đợi chúng ta khám phá, mỗi cá nhân khi tham gia vào tập thể đều có vai trò như nhau, ai cũng có chính kiến riêng của bản thân, song, làm thế nào để hòa nhập những “cái riêng” ấy để tạo nên một “cái chung” đồng nhất và có tính hiệu quả còn là một sự trăn trở với sinh viên chúng ta.

Lắng nghe, tiếp nhận và thống nhất là những điều cần có trong một cuộc họp nhóm tuy vậy, điều đó không dễ dàng thực hiện như nói. Đó là cả một bài toán khó, một thử thách thực sự để tự bản thân sinh viên chúng ta vượt qua và thể hiện.

Pháp luật và Xã hội
 
×
Quay lại
Top Bottom