- Tham gia
- 5/12/2014
- Bài viết
- 339
Nhiều học sinh cho biết học xong nghề thì kiến thức cũng quên hết nên chẳng ứng dụng được gì vào cuộc sống.
Hướng nghiệp cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Trong ảnh: HS THCS tham quan tìm hiểu về các nghề tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Ảnh: P.ANH
“Mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông nhằm hình thành cho học sinh (HS) một số kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng công cụ và thực hành kỹ thuật để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của giáo dục nghề phổ thông”. Trên đây là đoạn trích văn bản “Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông năm học 2014-2015” của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, PV Pháp Luật TP.HCM nhận thấy thực tế việc dạy nghề, học nghề trong trường phổ thông còn có khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra.
Nữ chọn nghề điện!
Cung cấp cho chúng tôi bảng điểm thi nghề của HS khối 11 Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) năm học vừa qua, một cán bộ ngành giáo dục nhấn mạnh kết quả xếp loại môn nghề của HS chủ yếu đạt loại khá, giỏi; rất hiếm HS trung bình. Cũng theo vị cán bộ này, kết quả xếp loại môn nghề “cao ngất” này “không có gì lạ” đối với việc học nghề của HS các trường trung học hiện nay.
Em Thu Nguyệt, một HS đang học lớp 11 tại trường này, cho hay: Đầu năm học cô chủ nhiệm yêu cầu cả lớp đăng ký học nghề một môn duy nhất là điện dân dụng. Lớp em 2/3 là nữ nên cực lực phản đối. Nhưng cuối cùng cả lớp đành phải chọn học môn này. Lý do cô chủ nhiệm đưa ra là lý thuyết môn học điện dân dụng đơn giản, thực hành cũng không khó lắm, chủ yếu là lắp đặt các mạch điện mắc nối tiếp, song song nên dễ được điểm cao. “Các em đăng ký học nghề môn khác cô không chịu trách nhiệm”, nghe cô chủ nhiệm nói vậy chẳng có HS nào dám đổi ý.
Do được thầy cô “chọn giùm” nghề nên việc học nghề của HS không đúng sở thích, năng lực; hơn nữa lại chắc chắn kết quả thi sẽ có điểm cao nên đa số HS không có động cơ, thái độ học nghề đúng đắn, chủ yếu “vừa chơi vừa học”.
Chúng tôi hỏi em Thu Nguyệt sau khi đạt điểm loại giỏi, em ứng dụng được gì môn điện dân dụng vào cuộc sống. Em cười: “Học xong mọi thứ đều quên hết, chẳng ứng dụng được gì”.
Học “chay” là chính
Ông Huỳnh Trọng Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp), cho biết HS của trường chọn tập trung vào hai môn tin học và nấu ăn. Tuy nhiên, đa phần HS chọn học môn nấu ăn, trong đó có nhiều HS nam vì dễ kiếm điểm. “Tuy nhiên, vì số HS đông, phòng ốc hạn chế nên các em vẫn phải học lý thuyết là chính” - ông Phúc nói.
Tại Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức), một giáo viên (không muốn nêu tên) cho biết trong các môn nghề dạy ở trường này, chỉ môn tin học là thiết thực nhưng các em lại ít chọn vì học lập trình máy tính rất khó kiếm điểm cao. Còn với các môn như làm vườn, nhiếp ảnh, điện, nữ công gia chánh… theo giáo viên này nhà trường chỉ dạy cho có thôi.
“Học nhiếp ảnh thì máy ảnh không có, học nấu ăn thì không có phòng ốc và đồ dùng, học làm vườn thì vườn tược cũng không có… Suốt buổi học thầy trò cứ “nhai” lý thuyết. Thế nhưng khi thi HS nào cũng được loại giỏi hết” - giáo viên này nói.
Đó là thực tế dạy nghề đang diễn ra trong các trường phổ thông hiện nay. Các môn học nghề để HS lựa chọn khá đa dạng nhưng để học có hiệu quả và đúng mục đích hướng nghiệp thực sự vẫn còn là bài toán khó đối với các trường.
Mục tiêu vì… điểm
Theo quy định, môn nghề trong trường phổ thông không lấy điểm để xếp loại học lực HS. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT, HS được cấp chứng nhận nghề có giá trị được cộng thêm điểm khi thi vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, tùy theo kết quả xếp loại môn nghề từ trung bình tới khá, giỏi mà HS được cộng từ 1, 1,5 đến 2 điểm. Số điểm cộng thêm này rất có ý nghĩa vì góp phần quyết định kết quả đậu-rớt nguyện vọng lớp 10, kết quả xếp loại tốt nghiệp THPT nên không HS nào dám bỏ học môn này.
Phó hiệu trưởng một trường THCS tại quận Tân Bình thừa nhận HS học nghề là để được cộng điểm khi thi vào lớp 10 và nhà trường cũng coi đó là mục tiêu chính và yêu cầu HS phấn đấu. “Muốn các em đăng ký học nghề, giáo viên phải tư vấn bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm 1 hoặc điểm 1,5 mà HS được cộng thêm khi thi vào lớp 10 chứ không phải nhấn mạnh kiến thức nghề, kỹ năng nghề để hướng nghiệp cho các em” - vị hiệu phó này nói.
Trường nào, giáo viên nào cũng biết học nghề như vậy nặng hình thức nhưng không thể làm khác được. Vị hiệu phó này còn cho rằng bất cập của việc dạy nghề còn thể hiện ở chỗ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng và đầu tư thỏa đáng. Ngoài ra, nội dung chương trình học chậm đổi mới và không phù hợp với đặc điểm từng địa phương; đội ngũ giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm và HS bị áp lực học tập chính khóa nên chưa quan tâm mấy đến việc học nghề.
Ông Huỳnh Trọng Phúc nhận xét: “Dạy nghề cho HS là cần thiết nhưng mục đích chỉ để cộng điểm như hiện nay thì quá khập khiễng và lạc hậu. Trường có điều kiện dạy môn gì thì HS được học môn đó. Còn các em chỉ chọn học môn gì nhanh, gọn và dễ được điểm cao thì coi như việc học nghề là vô bổ rồi!”.
Bà Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chánh Hưng (quận 8), cho biết do không có điều kiện trường sở nên HS khối 8 và 9 của trường phải học nghề ở trung tâm hướng nghiệp quận. “HS học nghề ở đây chỉ là để cộng điểm chứ tính hiệu quả thì chưa thấy; chưa kể các em phải tốn kém nhiều thời gian tới lui trung tâm hướng nghiệp” - bà Hà thẳng thắn.
Theo bà Hà, việc dạy nghề cho HS là cần thiết. Tuy nhiên, với cách làm hình thức như hiện nay thì tốt nhất nên bỏ hẳn. “Hoặc phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi triệt để cách đánh giá, không chạy theo điểm số, hình thức. Đồng thời bỏ hẳn việc cộng điểm nghề khi thi lớp 10 hoặc tốt nghiệp THPT. Có vậy việc học nghề mới thực chất” - bà Hà nhấn mạnh.
Hiện có khoảng 11 môn nghề nhưng qua các kỳ thi nghề cho thấy đa số HS chỉ chọn học ba môn tin học, điện dân dụng và nấu ăn. Các môn công nghệ may, cơ khí… rất ít HS đăng ký học vì hầu hết các trường không dạy. Để dạy các môn này, trường phải có xưởng thực hành và kỹ thuật cũng phức tạp hơn những môn khác nên HS khó kiếm điểm.
Về dạy nghề, quan điểm của trường là thấy môn nào hiệu quả thì mới dạy, còn không thì thôi. Nhiều năm nay trường chỉ dạy môn tin học vì đây là lĩnh vực cần trang bị cho các em. Với các môn nghề khác, trường thấy không thiết thực hoặc nhà trường không có điều kiện dạy, HS học cũng không hiệu quả nên trường bỏ hẳn, kiên quyết không dạy hình thức.
Bà PHẠM THỊ THÚY VĨNH, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9, TP.HCM)
Theo: Pháp luật TPHCM
Hướng nghiệp cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Trong ảnh: HS THCS tham quan tìm hiểu về các nghề tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Ảnh: P.ANH
“Mục tiêu của giáo dục nghề phổ thông nhằm hình thành cho học sinh (HS) một số kỹ năng cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng sử dụng công cụ và thực hành kỹ thuật để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của giáo dục nghề phổ thông”. Trên đây là đoạn trích văn bản “Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông năm học 2014-2015” của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, PV Pháp Luật TP.HCM nhận thấy thực tế việc dạy nghề, học nghề trong trường phổ thông còn có khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra.
Nữ chọn nghề điện!
Cung cấp cho chúng tôi bảng điểm thi nghề của HS khối 11 Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) năm học vừa qua, một cán bộ ngành giáo dục nhấn mạnh kết quả xếp loại môn nghề của HS chủ yếu đạt loại khá, giỏi; rất hiếm HS trung bình. Cũng theo vị cán bộ này, kết quả xếp loại môn nghề “cao ngất” này “không có gì lạ” đối với việc học nghề của HS các trường trung học hiện nay.
Em Thu Nguyệt, một HS đang học lớp 11 tại trường này, cho hay: Đầu năm học cô chủ nhiệm yêu cầu cả lớp đăng ký học nghề một môn duy nhất là điện dân dụng. Lớp em 2/3 là nữ nên cực lực phản đối. Nhưng cuối cùng cả lớp đành phải chọn học môn này. Lý do cô chủ nhiệm đưa ra là lý thuyết môn học điện dân dụng đơn giản, thực hành cũng không khó lắm, chủ yếu là lắp đặt các mạch điện mắc nối tiếp, song song nên dễ được điểm cao. “Các em đăng ký học nghề môn khác cô không chịu trách nhiệm”, nghe cô chủ nhiệm nói vậy chẳng có HS nào dám đổi ý.
Do được thầy cô “chọn giùm” nghề nên việc học nghề của HS không đúng sở thích, năng lực; hơn nữa lại chắc chắn kết quả thi sẽ có điểm cao nên đa số HS không có động cơ, thái độ học nghề đúng đắn, chủ yếu “vừa chơi vừa học”.
Chúng tôi hỏi em Thu Nguyệt sau khi đạt điểm loại giỏi, em ứng dụng được gì môn điện dân dụng vào cuộc sống. Em cười: “Học xong mọi thứ đều quên hết, chẳng ứng dụng được gì”.
Học “chay” là chính
Ông Huỳnh Trọng Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp), cho biết HS của trường chọn tập trung vào hai môn tin học và nấu ăn. Tuy nhiên, đa phần HS chọn học môn nấu ăn, trong đó có nhiều HS nam vì dễ kiếm điểm. “Tuy nhiên, vì số HS đông, phòng ốc hạn chế nên các em vẫn phải học lý thuyết là chính” - ông Phúc nói.
Tại Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức), một giáo viên (không muốn nêu tên) cho biết trong các môn nghề dạy ở trường này, chỉ môn tin học là thiết thực nhưng các em lại ít chọn vì học lập trình máy tính rất khó kiếm điểm cao. Còn với các môn như làm vườn, nhiếp ảnh, điện, nữ công gia chánh… theo giáo viên này nhà trường chỉ dạy cho có thôi.
“Học nhiếp ảnh thì máy ảnh không có, học nấu ăn thì không có phòng ốc và đồ dùng, học làm vườn thì vườn tược cũng không có… Suốt buổi học thầy trò cứ “nhai” lý thuyết. Thế nhưng khi thi HS nào cũng được loại giỏi hết” - giáo viên này nói.
Đó là thực tế dạy nghề đang diễn ra trong các trường phổ thông hiện nay. Các môn học nghề để HS lựa chọn khá đa dạng nhưng để học có hiệu quả và đúng mục đích hướng nghiệp thực sự vẫn còn là bài toán khó đối với các trường.
Mục tiêu vì… điểm
Theo quy định, môn nghề trong trường phổ thông không lấy điểm để xếp loại học lực HS. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT, HS được cấp chứng nhận nghề có giá trị được cộng thêm điểm khi thi vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, tùy theo kết quả xếp loại môn nghề từ trung bình tới khá, giỏi mà HS được cộng từ 1, 1,5 đến 2 điểm. Số điểm cộng thêm này rất có ý nghĩa vì góp phần quyết định kết quả đậu-rớt nguyện vọng lớp 10, kết quả xếp loại tốt nghiệp THPT nên không HS nào dám bỏ học môn này.
Phó hiệu trưởng một trường THCS tại quận Tân Bình thừa nhận HS học nghề là để được cộng điểm khi thi vào lớp 10 và nhà trường cũng coi đó là mục tiêu chính và yêu cầu HS phấn đấu. “Muốn các em đăng ký học nghề, giáo viên phải tư vấn bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm 1 hoặc điểm 1,5 mà HS được cộng thêm khi thi vào lớp 10 chứ không phải nhấn mạnh kiến thức nghề, kỹ năng nghề để hướng nghiệp cho các em” - vị hiệu phó này nói.
Trường nào, giáo viên nào cũng biết học nghề như vậy nặng hình thức nhưng không thể làm khác được. Vị hiệu phó này còn cho rằng bất cập của việc dạy nghề còn thể hiện ở chỗ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng và đầu tư thỏa đáng. Ngoài ra, nội dung chương trình học chậm đổi mới và không phù hợp với đặc điểm từng địa phương; đội ngũ giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm và HS bị áp lực học tập chính khóa nên chưa quan tâm mấy đến việc học nghề.
Ông Huỳnh Trọng Phúc nhận xét: “Dạy nghề cho HS là cần thiết nhưng mục đích chỉ để cộng điểm như hiện nay thì quá khập khiễng và lạc hậu. Trường có điều kiện dạy môn gì thì HS được học môn đó. Còn các em chỉ chọn học môn gì nhanh, gọn và dễ được điểm cao thì coi như việc học nghề là vô bổ rồi!”.
Bà Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chánh Hưng (quận 8), cho biết do không có điều kiện trường sở nên HS khối 8 và 9 của trường phải học nghề ở trung tâm hướng nghiệp quận. “HS học nghề ở đây chỉ là để cộng điểm chứ tính hiệu quả thì chưa thấy; chưa kể các em phải tốn kém nhiều thời gian tới lui trung tâm hướng nghiệp” - bà Hà thẳng thắn.
Theo bà Hà, việc dạy nghề cho HS là cần thiết. Tuy nhiên, với cách làm hình thức như hiện nay thì tốt nhất nên bỏ hẳn. “Hoặc phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi triệt để cách đánh giá, không chạy theo điểm số, hình thức. Đồng thời bỏ hẳn việc cộng điểm nghề khi thi lớp 10 hoặc tốt nghiệp THPT. Có vậy việc học nghề mới thực chất” - bà Hà nhấn mạnh.
Hiện có khoảng 11 môn nghề nhưng qua các kỳ thi nghề cho thấy đa số HS chỉ chọn học ba môn tin học, điện dân dụng và nấu ăn. Các môn công nghệ may, cơ khí… rất ít HS đăng ký học vì hầu hết các trường không dạy. Để dạy các môn này, trường phải có xưởng thực hành và kỹ thuật cũng phức tạp hơn những môn khác nên HS khó kiếm điểm.
Về dạy nghề, quan điểm của trường là thấy môn nào hiệu quả thì mới dạy, còn không thì thôi. Nhiều năm nay trường chỉ dạy môn tin học vì đây là lĩnh vực cần trang bị cho các em. Với các môn nghề khác, trường thấy không thiết thực hoặc nhà trường không có điều kiện dạy, HS học cũng không hiệu quả nên trường bỏ hẳn, kiên quyết không dạy hình thức.
Bà PHẠM THỊ THÚY VĨNH, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9, TP.HCM)
Theo: Pháp luật TPHCM