Học - mọi thứ sẽ bắt đầu như thế...

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đâu là việc bạn ghét phải làm nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại mà ngay lập tức đưa ra câu trả lời: "Học".

Sẽ không cần quá nhiều lý do để giải thích cho một đáp án được rất nhiều người lựa chọn như thế, phải không?

Những quy định “trời ơi đất hỡi” của trường học.

Những kì thi sát hạch, thi tuyển, học sinh giỏi, tài năng,... nơi điểm số được đánh giá cao và kẻ thua cuộc trở thành cái tên bị lu mờ.

Những giờ học tẻ ngắt không che giấu nổi những gương mặt gà gật.

Những giây phút lao đầu vào học mà chẳng biết tại sao mình phải học, mình làm tất cả những điều này là vì cái gì.

Đơn giản, "Học" như một guồng quay định sẵn, ta buộc phải lao theo. Không thể phản kháng. Cũng không làm khác được.

645839-121104hdhoc01-14fc2.jpg


Tôi thường đến lớp học trong tình trạng uể oải hết mức có thể. Tôi nghe giảng lõm bõm do đêm hôm trước thức khuya để làm đề ôn thi, đề luyện tập. Tôi gật gù, mắt không mở nổi dù rất cố gắng. Tôi lôi máy ghi âm trong cặp ra lưu lại lời thầy giảng. Nhưng quá nhiều sách cần đọc, rất nhiều bài tập cần làm cho xong. Thế là đống file ghi âm bị bỏ xó, vô dụng.

Tôi vượt qua những kì thi, với sự hờ hững, không hơn. Tôi nghĩ mình đủ khả năng để đạt điểm “QUA” của các môn học. Không quá cao, không quá thấp. Cảm giác sống và học tập hơi nhàng nhàng. Khá tệ.

Nhưng tôi chỉ thực sự ý thức rõ ràng về điều ấy khi một sáng tỉnh dậy, tôi có cảm giác như mình đang sống ở lưng chừng của một đoạn đường nào đó. Mờ nhạt. Không có chí tiến thủ. Không có mục đích sống. Chẳng tiến chẳng lùi. Chỉ là lưng chừng. Một quãng nào đó không thể gọi tên.

Tôi nhìn ra rặng hoa giấy ngoài ban công, mọc ngược từ tầng ba rơi xuống. Đến những tán hoa giấy, còn biết phương hướng để phát triển, trổ hoa, vươn lên hay thả xuống. Còn tôi, tôi về đâu.

Tôi có ước mơ. Ước mơ của tôi là được trở thành một nhà báo. Nhưng tôi đã làm gì để ước mơ của mình trở thành hiện thực. Không gì cả.

Tôi cứ nghĩ một nhà báo sẽ chẳng cần đến toán học đâu. Nhưng toán học đâu chỉ là con số mà còn là cách tư duy. Một khi cách suy nghĩ không đúng đắn và logic, bài viết sẽ trật khỏi đường ray ý tưởng ban đầu.

Tôi cứ nghĩ một nhà báo sẽ chẳng cần đến mấy môn địa lý lịch sử khô khan kia đâu. Nhưng bài viết “mờ mờ” về mảng thông tin tưởng như sơ đẳn ấy, chẳng khác nào một cột mốc đánh dấu sự thất bại của người cầm bút.

645839-121104hdhoc02-14fc2.jpg


Tôi cứ nghĩ một nhà báo thì cần chi chuyện học lý hóa. Nhưng nhà báo phải biết xông xáo vào mọi mặt trận. Bó tay trước lĩnh vực dính tới lý hóa, chẳng phải tôi tệ lắm sao.

Tôi giữ cuốn sách Toán trước ngực, nhìn ra khoảng trời màu sáng. Nghĩ về tương lai của chính mình. Tôi biết học hành chẳng phải điều đơn giản. Nhưng tôi cần tiếp tục. Không phải bởi quy định, bởi hệ thống giao dục. Mà bởi, nó cần cho tôi.

Cần có nó để tôi biết mình sẽ có đủ kiến thức và kĩ năng cho đoạn đường sắp tới của mình. Cái sự học, đôi khi, là để quên. Quên để rồi nhớ và khắc sâu nhiều lần những gì đã học.

Tôi kéo khung cửa sổ, mở sách và bắt đầu đọc tiếp những chữ của trang sau. Mọi thứ sẽ bắt đầu như thế. Luôn luôn.

Thùy Dung - Hà Nội
 
×
Quay lại
Top Bottom