- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Với truyền thống “trọng quan” từ xa xưa, có thể nói, mục đích học của xã hội ta luôn là để… thăng tiến. Và với một học sinh sau 12 năm học phổ thông, con đường vẽ ra cho các em chỉ là… thi đại học. Vì thế, chuyện học đối với nền giáo dục Việt Nam ít khi mang tính chất chơi, trong khi học để vui sống, chứ không phải để…thi đỗ đại học mới là yếu tố khiến con người sáng tạo và vượt qua mọi trở ngại dễ dàng nhất.
Xã hội được cấu thành nên bởi các cá nhân. Còn các cá nhân trong mỗi xã hội lại có phong cách hành xử riêng biệt đủ để người ta có thể nhận ra họ chính là thành viên của xã hội đó. Thế nên mới có chuyện người Pháp ưa đọc Vontaire và nhâm nhi rượu vang, người Đức nghe nhạc Wagner khi lai rai uống bia còn người Anh thú nhất trên đời là được phớt–ăng-lê sau cốc rượu whiskey Scotland đậm màu cánh dán.
Và giáo dục chính là một cách để xã hội hoá các công dân, làm cho họ hành xử theo cách mà xã hội mong muốn. Nhưng xã hội cũng biến đổi cùng với các cá nhân. Còn mỗi cá nhân lại biến đổi nhờ sự sáng tạo của họ khi tương tác với các cá nhân khác, trong khuôn khổ định hướng của xã hội. Tuy nhiên, có những xã hội định hướng cho cá nhân tương tác và sáng tạo, có xã hội lại chẳng định hướng gì.
Vậy nên các trường đại học tổng hợp hiện đại, như định nghĩa của UNESCO, đều đặt ra mục tiêu đào tạo những cá nhân có khả năng sáng tạo cho xã hội. Nhưng làm thế nào tuyển được những cá nhân có tư chất để đào luyện thành lớp người sáng tạo cho xã hội hiện đại, thì lại là vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu. Thế nên mới có chuyện chương trình giáo dục liên tục được cải cách, các kỳ thi cứ liên tục được thay đổi, con em chúng ta thì miệt mài đi học từ sáng đến tối với mục tiêu duy nhất là đỗ đại học.
Càng sát ngày thi, lịch học càng kín đặc, thậm chí có lớp học đỏ đèn đến tận 23h.
Dường như người ta quên mất rằng, muốn học sáng tạo thì phải có hứng thú. Hứng thú này ở mỗi lứa tuổi khác nhau và ở mỗi thời đại cũng khác nhau. Ở tuổi tiểu học, trẻ thích chơi và chơi mới là công việc nghiêm túc nhất của chúng. Hầu hết nhận thức của lứa tuổi này đều có được thông qua những trò chơi, có thể đơn giản là trồng nụ trồng hoa, nhưng cũng có khi là các trò đòi hỏi kỹ năng như game hiện đại. Thế nên chơi phải là nội dung chủ yếu của tiểu học. Đừng bắt chúng phải ngồi nghiêm nghị nghe những điều mà người lớn muốn nhồi cho các bé.
Hơn nữa, để sáng tạo phải có thời gian. Nhưng thời gian trong giáo dục Việt Nam là vô cùng hiếm. Trẻ lúc nào cũng bận rộn với các bài tập, ngồi nhớ lại những bài văn thầy đọc để bắt chước. Thay cho việc lựa chọn và dạy trong nhà trường những cái tối cần thiết cho cuộc sống và phương pháp tư duy để xử lý vấn đề thì chúng ta lại nhồi nhét kiến thức. Hậu quả là cặp sách của học sinh tiểu học thì quá nặng mà thời gian để tư duy và sáng tạo lại chẳng còn được bao nhiêu.
Vẫn biết rằng, mỗi người có cách và điều kiện thu thập kiến thức riêng của mình và sự sáng tạo nảy sinh trên nền tảng và sự khác biệt của kiến thức. Nhưng chỉ với vai trò của người thầy không giải quyết được việc này, mà kết quả phụ thuộc vào sự định hướng và kết hợp tốt quá trình tự học, tự tìm hiểu, tự làm... Vì vậy mà trong thế giới hiện đại, khái niệm “tự mình” được đề cao. Nhất là trong kỷ nguyên internet bùng nổ hiện nay.
Trong khi ngành giáo dục còn đang loay hoay với chuyện quá tải hay không, giảm tải như thế nào, thì chợt nhớ tới chuyện từ năm 2007, thầy giáo Trần Phương đã trình làng 5 em học sinh lớp 6, giải “ngon lành” đề thi đại học mônToán, minh chứng cho việc học không có nghĩa là chỉ miệt mài “cày ngày, cày đêm”. Thử nghiệm của thầy cho thấy, để giải được đề thi đại học không cần mất nhiều thời gian lắm, một học sinh khá chỉ cần mỗi tuần một buổi trong một năm là đủ.
Điều này có nghĩa các kỳ thi đại học của chúng ta không đủ để xác nhận khả năng sáng tạo của những người mà nền giáo dục Việt Nam định đào tạo làm công tác sáng tạo. Thế thì ở cấp tiểu học có lẽ chỉ nên làm sao cho trẻ em được chơi một cách thực sự, hết mình, nhưng chơi đúng cách để sáng tạo và chơi hợp lý để rèn luyện tư duy. Cái đó còn hiệu quả hơn là nhồi cả mớ kiến thức sang trọng vào nhận thức non nớt của con trẻ.
Ở các trường quốc tế tại Việt Nam, cấp tiểu học trẻ em chủ yếu được chơi. Chúng chỉ học cơ bản hai thứ. Đó là, học cách ứng xử trong cộng đồng: phát biểu ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, bảo vệ ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến người khác. Các em học cách lập kế hoạch cho công việc của mình. Có như thế trẻ mới tự tin, mới phát triển độc lập và tự do sáng tạo.
Một ví dụ dễ thấy nhất trong những trận đấu bóng đá của tuyểnViệt Nam, chỉ khi nào các cầu thủ Việt Nam sau khi không bị sức ép phải thắng, sẽ dễ chơi hết mình và giành chiến thắng đẹp như mơ. Giống như các học sinh của thầy Phương, các cầu thủ chúng ta có thể chẳng cần phải đi qua Đông Nam Á hay khu vực mà có thể tiến thẳng vào cuộc chơi toàn cầu sau khi được cung cấp những kỹ thuật và tư duy mới nhất... Và chiến thắng là trong tầm tay.
Ngày 9/7/2007, sau một năm học thêm mỗi tuần một buổi 4 tiếng tại Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trí tuệ (CENSIP) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 5 học sinh lớp sáu đã tiến hành giải các bài thi đại học môn Toán trong sự chứng kiến của giới truyền thông. Trước đó, ngày 2/6/2007các em cũng đã đạt được điểm số rất cao với bài giải đề thi môn Toán tốt nghiệp phổ thông trung học.
Các em tham gia lớp học của thầy Trần Phương đều là học sinh giỏi, có em ở tận Thái Bình... Nguyên tắc dạy của thầy Phương rất giản dị. Những bài học phải tạo cho các em sự hứng thú qua các ví dụ ứng dụng cụ thể của toán học. Thay cho việc dạy cách tiếp cận từ thấp đến cao thì các em được dạy cách tiếp cận cao nhất. Và nguyên tắc cuối cùng là để các em tự học với phương châm học mà chơi, học để vui sống chứ không phải sống để... luyện thi đại học.
Theo sống mới
Và giáo dục chính là một cách để xã hội hoá các công dân, làm cho họ hành xử theo cách mà xã hội mong muốn. Nhưng xã hội cũng biến đổi cùng với các cá nhân. Còn mỗi cá nhân lại biến đổi nhờ sự sáng tạo của họ khi tương tác với các cá nhân khác, trong khuôn khổ định hướng của xã hội. Tuy nhiên, có những xã hội định hướng cho cá nhân tương tác và sáng tạo, có xã hội lại chẳng định hướng gì.
Vậy nên các trường đại học tổng hợp hiện đại, như định nghĩa của UNESCO, đều đặt ra mục tiêu đào tạo những cá nhân có khả năng sáng tạo cho xã hội. Nhưng làm thế nào tuyển được những cá nhân có tư chất để đào luyện thành lớp người sáng tạo cho xã hội hiện đại, thì lại là vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu. Thế nên mới có chuyện chương trình giáo dục liên tục được cải cách, các kỳ thi cứ liên tục được thay đổi, con em chúng ta thì miệt mài đi học từ sáng đến tối với mục tiêu duy nhất là đỗ đại học.
Càng sát ngày thi, lịch học càng kín đặc, thậm chí có lớp học đỏ đèn đến tận 23h.
Dường như người ta quên mất rằng, muốn học sáng tạo thì phải có hứng thú. Hứng thú này ở mỗi lứa tuổi khác nhau và ở mỗi thời đại cũng khác nhau. Ở tuổi tiểu học, trẻ thích chơi và chơi mới là công việc nghiêm túc nhất của chúng. Hầu hết nhận thức của lứa tuổi này đều có được thông qua những trò chơi, có thể đơn giản là trồng nụ trồng hoa, nhưng cũng có khi là các trò đòi hỏi kỹ năng như game hiện đại. Thế nên chơi phải là nội dung chủ yếu của tiểu học. Đừng bắt chúng phải ngồi nghiêm nghị nghe những điều mà người lớn muốn nhồi cho các bé.
Hơn nữa, để sáng tạo phải có thời gian. Nhưng thời gian trong giáo dục Việt Nam là vô cùng hiếm. Trẻ lúc nào cũng bận rộn với các bài tập, ngồi nhớ lại những bài văn thầy đọc để bắt chước. Thay cho việc lựa chọn và dạy trong nhà trường những cái tối cần thiết cho cuộc sống và phương pháp tư duy để xử lý vấn đề thì chúng ta lại nhồi nhét kiến thức. Hậu quả là cặp sách của học sinh tiểu học thì quá nặng mà thời gian để tư duy và sáng tạo lại chẳng còn được bao nhiêu.
Vẫn biết rằng, mỗi người có cách và điều kiện thu thập kiến thức riêng của mình và sự sáng tạo nảy sinh trên nền tảng và sự khác biệt của kiến thức. Nhưng chỉ với vai trò của người thầy không giải quyết được việc này, mà kết quả phụ thuộc vào sự định hướng và kết hợp tốt quá trình tự học, tự tìm hiểu, tự làm... Vì vậy mà trong thế giới hiện đại, khái niệm “tự mình” được đề cao. Nhất là trong kỷ nguyên internet bùng nổ hiện nay.
Trong khi ngành giáo dục còn đang loay hoay với chuyện quá tải hay không, giảm tải như thế nào, thì chợt nhớ tới chuyện từ năm 2007, thầy giáo Trần Phương đã trình làng 5 em học sinh lớp 6, giải “ngon lành” đề thi đại học mônToán, minh chứng cho việc học không có nghĩa là chỉ miệt mài “cày ngày, cày đêm”. Thử nghiệm của thầy cho thấy, để giải được đề thi đại học không cần mất nhiều thời gian lắm, một học sinh khá chỉ cần mỗi tuần một buổi trong một năm là đủ.
Điều này có nghĩa các kỳ thi đại học của chúng ta không đủ để xác nhận khả năng sáng tạo của những người mà nền giáo dục Việt Nam định đào tạo làm công tác sáng tạo. Thế thì ở cấp tiểu học có lẽ chỉ nên làm sao cho trẻ em được chơi một cách thực sự, hết mình, nhưng chơi đúng cách để sáng tạo và chơi hợp lý để rèn luyện tư duy. Cái đó còn hiệu quả hơn là nhồi cả mớ kiến thức sang trọng vào nhận thức non nớt của con trẻ.
Ở các trường quốc tế tại Việt Nam, cấp tiểu học trẻ em chủ yếu được chơi. Chúng chỉ học cơ bản hai thứ. Đó là, học cách ứng xử trong cộng đồng: phát biểu ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, bảo vệ ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến người khác. Các em học cách lập kế hoạch cho công việc của mình. Có như thế trẻ mới tự tin, mới phát triển độc lập và tự do sáng tạo.
Một ví dụ dễ thấy nhất trong những trận đấu bóng đá của tuyểnViệt Nam, chỉ khi nào các cầu thủ Việt Nam sau khi không bị sức ép phải thắng, sẽ dễ chơi hết mình và giành chiến thắng đẹp như mơ. Giống như các học sinh của thầy Phương, các cầu thủ chúng ta có thể chẳng cần phải đi qua Đông Nam Á hay khu vực mà có thể tiến thẳng vào cuộc chơi toàn cầu sau khi được cung cấp những kỹ thuật và tư duy mới nhất... Và chiến thắng là trong tầm tay.
Ngày 9/7/2007, sau một năm học thêm mỗi tuần một buổi 4 tiếng tại Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trí tuệ (CENSIP) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 5 học sinh lớp sáu đã tiến hành giải các bài thi đại học môn Toán trong sự chứng kiến của giới truyền thông. Trước đó, ngày 2/6/2007các em cũng đã đạt được điểm số rất cao với bài giải đề thi môn Toán tốt nghiệp phổ thông trung học.
Các em tham gia lớp học của thầy Trần Phương đều là học sinh giỏi, có em ở tận Thái Bình... Nguyên tắc dạy của thầy Phương rất giản dị. Những bài học phải tạo cho các em sự hứng thú qua các ví dụ ứng dụng cụ thể của toán học. Thay cho việc dạy cách tiếp cận từ thấp đến cao thì các em được dạy cách tiếp cận cao nhất. Và nguyên tắc cuối cùng là để các em tự học với phương châm học mà chơi, học để vui sống chứ không phải sống để... luyện thi đại học.
Theo sống mới