Học để có việc trước khi ra trường

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“Dựa trên những khảo sát của chúng tôi, khi so sánh giữa chỉ số kinh nghiệm mà doanh nghiệp yêu cầu với nhu cầu tìm việc làm có thể thấy, khoảng 50% sinh viên mới ra trường không thể tìm được việc làm ngay”, ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết.

Thực tế, trong thời buổi hiện nay, không chỉ sinh viên mới ra trường phải tất tả trong nỗi lo việc làm mà cả người đã có việc cũng luôn thấp thỏm sợ… mất việc do các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự. Số nhân viên thất nghiệp này gia nhập vào thị trường lao động khiến yêu cầu kinh nghiệm của các đơn vị tuyển dụng càng tăng cao. Con đường tìm việc của sinh viên mới ra trường cũng vì thế mà trở nên càng hẹp lại.

Thất nghiệp - mẫu số chung đáng buồn


Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, những sinh viên giỏi với điểm số cao, thành tích tốt luôn là tâm điểm của mọi chú ý, là niềm tự hào của thầy cô, là nỗi khao khát, thậm chí tỵ nạnh của bạn bè. Thế nhưng, khi các bạn ra trường, vấn nạn thất nghiệp lại là mối lo chung bất kể sinh viên sở hữu bằng cấp loại gì.Nếu thường xuyên theo dõi những tin tức vào thời điểm sinh viên tốt nghiệp hàng năm, có thể dễ dàng đọc được không ít những câu chuyện thủ khoa vẫn phải vất vưởng cầm hồ sơ đi xin việc và sống nhờ vào gia đình là chính.

Hay những trường hợp sinh viên tốt nghiệp đi bưng bê phục vụ, trực điện thoại, tiếp thị sản phẩm, thậm chí bán hàng vỉa hè… Trong một bài phỏng vấn GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng vào tháng 10, ông ngậm ngùi: “Tôi buồn vì sinh viên ra trường đi tiếp thị mì tôm”.

Nguyên do đến từ đâu?

Cũng trong bài phỏng vấn trên, GS chia sẻ: “Năm học 2009-2010 cả nước có tới 149 trường đại học và 227 trường đào tạo trình độ cao học, thu hút tới 1,93 triệu sinh viên. Không hiểu nổi trong số những ngôi trường này có bao nhiêu phòng thí nghiệm, bao nhiêu xưởng thực hành? … Kiểu "cơm chấm cơm" và "học chay" rất phổ biến này làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội?”. Rõ ràng là chương trình đào tạo cử nhân hiện tại đang khá xa rời thực tiễn. Sinh viên có thể phân tích, nhận định vấn đề rất tốt nhưng khi bắt tay vào thì “không biết làm” hoặc “không biết bắt đầu từ đâu”.

664712-image001-2.jpg
Sinh viên iSpace đang thực hành tại xưởng thực tập của trường.
Làm gì để thay đổi

Có thể nói, việc sinh viên được giảng dạy theo lối học chuyên môn mà đa phần là lý thuyết, đến khi ra trường mới đi làm để tích lũy kinh nghiệm như từ trước đến nay đã đi lệch pha với yêu cầu xã hội và doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, công tác đào tạo là vấn đề cần thay đổi đầu tiên.Vừa qua, với sự tư vấn của hệ thống doanh nghiệp đồng hành và đối tác timviecnhanh.com về các tiêu chí tuyển dụng (cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề) mà doanh nghiệp đòi hỏi ở ứng viên, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã kết hợp xây dựng một quy trình đào tạo mới.

Quy trình này gồm 3 bước: huấn luyện đủ chuyên môn - trải nghiệm công việc thực tế - đào tạo nâng cao, cho phép sinh viên được học một cái nghề thật sự bằng cách trau dồi chuyên môn song song với làm thực tế công việc để tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đi học.Mỗi sinh viên sẽ có 500 giờ trải nghiệm công việc dưới sự hướng dẫn của các doanh nghiệp đồng hành với nhà trường để rèn luyện kỹ năng hành nghề, thái độ làm việc và làm quen với văn hóa doanh nghiệp. Các bạn cũng sẽ được sát hạch tốt nghiệp về cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề bởi chính các đối tác tuyển dụng của iSpace để đảm bảo khả năng tiếp nhận công việc mà không cần qua đào tạo lại.

664712-image003-1.jpg
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề (thứ 4 từ phải sang) tham quan mô hình đào tạo tại iSpace
Nhận được những đánh giá tích cực của doanh nghiệp về tính hợp lý của cách thức đào tạo này, iSpace tự tin cam kết giới thiệu việc làm cho tất cả sinh viên có nhu cầu sau 2,5 năm theo học (kết thúc giai đoạn 1 của chương trình). Tiếp đó, các bạn có thể vừa đi làm vừa được đào tạo hoàn thiện kiến thức chuyên sâu của chương trình đại học (do ĐH Duy Tân giảng dạy) để nâng cao chuyên môn và bằng cấp nhằm gia tăng cơ hội thăng tiến về sau.

Như vậy, vẫn chỉ trong 4 năm như chương trình đại học thông thường nhưng với quy trình mới này, sinh viên vừa có một nền tảng kỹ năng nghề nghiệp vững vàng vừa có được việc làm ổn định từ trước khi tốt nghiệp.

Tư liệu: iSpace
Theo Infonet
 
×
Quay lại
Top Bottom